Khaithác và chế biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 57 - 59)

bàn huyện Bảo Thắng Số hộ PV Tuổi khai thác Cách khai thác Thời gian khai thác Hình thức chế biến của hộ gia đình

1 11 Khai thác trắng Từ T4 đến T8 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô 2 10 Khai thác trắng Từ T6 đến T9 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô 3 12 Khai thác trắng Từ T5 đến T10 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô 4 15 Khai thác trắng Từ T4 đến T6 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô 5 11 Khai thác trắng Từ T6 đến T9 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô 6 12 Khai thác trắng Từ T5 đến T7 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô

48

7 13 Khai thác trắng Từ T4 đến T8 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô 8 12 Khai thác trắng Từ T6 đến T10 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô 9 11 Khai thác trắng Từ T4 đến T6 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô 10 15 Khai thác trắng Từ T6 đến T9 Sơ chế, bóc vỏ và phơi khô

Số liệu điều tra tháng 9 đến tháng 11 năm 2019

Qua thu thập thông tin tại trụ sở UBND huyện và điều tra phỏng vấn các hộ gia đình và cộng đồng địa phương một số xã thì đa số các hộ gia đình đều khai thác trắng. Bằng cách khi Quế đến tuổi khai thác đều bán trắng cho các thương lái tự khai thác chứ không khai thác chọn hay khác thác dần như một số loại cây lâm nghiệp khác. Cho thấy cách khai thác này bà con cũng có thể tiết kiệm được chi phí khai khác cũng như công sức khai thác và vận chuyển. Đa phần khai thác ở độ tuổi Quế từ 10 tuổi đến 15 tuổi Quế đã cho năng suất khá cao từ10 đến 15 tấn/ha. Thời điểm khai thác từ đầu mùa hạ đến cuối mùa thu. Giai đoạn này cơ bản là mùa mưa ẩm ( từ tháng 4 đến tháng 10) nên Quế có trọng lượng cao hơn mùa khô (tháng 10 đến tháng 2).

Qua phiếu phỏng vấn và điều tra hộ gia đình trên địa bàn cho thấy các hộ gia đình đều chế biến thô. Bởi người dân chưa được tập huấn và được học cách chế biến tinh như một số nơi trồng Quế khác như Yên Bái, .. Do một số nguyên nhân như bà con đa phần là người dân tộc thiểu số, cuộc sống khó khăn và ít được học tập để có thể cải tiến chế biến tinh. Vì vậy, giá Quế thô còn thấp và chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Chế biến: Qua khảo sát hiện tại, trên địa bàn huyện Bảo Thắng có 02 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn với tổng công suất trên 28.000 tấn nguyên liệu/năm Công ty Cổ phần chuyển giao công nghệ Tech-Vina,Công ty TNHH chế biến nông sản xuất khẩu Sơn Hải, sản phẩm tạo ra khoảng 100 tấn dầu quế/năm, đặt tại các khu vực có rừng trồng quế tương đối tập trung như xã Phong Niên, xã Xuân Quang, thị trấn Phố Lu.

Ngoài ra, trên địa bàn một số xã, thị còn có các cơ sở chưng cất tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, mỗi năm chưng cất trên 1-2 tấn nguyên liệu

49

/năm/1 cơ sở; sản phẩm tinh dầu quế mà các nhà máy sản xuất ra mới chỉ là sản phẩm tinh dầu thô, có giá trị chưa cao, được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài. Sản phẩm tinh dầu quế này sau khi xuất khẩu, tiếp tục được tinh chế thành các loại tinh dầu có giá trị sử dụng cao, được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, hương liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 57 - 59)