Điềukiện khí hậu, đất đai của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 56 - 57)

Để đánh giá cụ thể về khu vực huyện Bảo Thắng có phù hợp với việc gây trồng quế không, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu cơ bản về các điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình của khu vực huyện Bảo Thắng và so sánh với các điều kiện đã được nghiên cứu công bố về sự phù hợp cho cây quế sinh trưởng phát triển, cụ thể ở bảng sau: Bảng 3.3: Đặc điểm khí hậu và địa hình tại khu vực huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Khí hậu Lượng mưa mm/năm Độ ẩm Nhiệt độ Địa hình Đất đai Độ pH

Điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây Quế

Nhiệt đới ẩm mưa

nhiều quanh năm

2000 75- 90 20-28 Đồi núi đất Đất sét pha cát,

đất feralit,.. 4-7 Điều kiện tự nhiên huyện Bảo Thắng Nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều quanh năm 1800- 2000 80-85 20-26 Đồi núi đá vôi, đồi núi

đất

Đất feralit đỏ

vàng 5-6

47

Cây Quế là loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều,nắng nhiều, vì vậy nhìn chung vùng Bảo Thắng là vùng rất phù hợp để Quế phát triển và sinh trưởng bởi có lượng mưa cao từ 1800-2000mm/năm, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 20(°C) - 28(°C) trở lên, ẩm độ bình quân trên 80%.

Tuy nhiên, khu vực thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như: + Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ởđộ cao trên 600 m, nhiệt độ càng xuống thấp số ngày có sương càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng ít xuất hiện.

+ Mưa đá: Xuất hiện ở một số nơi vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng bão, giông, gió xoáy lũ và sạt lở cục bộ.

Địa hình khu vực Bảo Thắng phù hợp trồng Quế do nhóm đất đồi và trên địa bàn đa số là núi đất có độ dốc phù hợp với lớp đất mùn bề mặt nhiều dinh dưỡng cho cây (gồm đất đỏ vàng, đất mùn vàng) phân bổ rộng khắp trên địa bàn, nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao thích hợp với cây công nghiệp dài ngày (cây quít, hồi, dứa, mía, Quế...).

Tuy nhiên, địa hình đồi núi bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn nên khó để trồng tập trung và liền khu.

Từ các số liệu trên cho thấy cần có một nghiên cứu cụ thể đánh giá quy hoạch chi tiết vùng trồng quế cho huyện Bảo Thắng để cây quế thực sự trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế nghề rừng.

3.1.3. Khai thác và chế biếnBảng 3.4: Bảng thực trạng khai thác và hình thức chế biến Quế tại địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 56 - 57)