Thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

Theo số liệu điều tra phỏng vấn người dân trong địa bàn thì tình hình giá trị các sản phẩm Quế như sau:

- Năng suất vỏ Quế trung bình từ 6 tấn/ha đến 8 tấn/ha. - Sản lượng gỗ Quếđạt 80-100 m3/ha.

- Giá trị và thị trường tiêu thụ:

+ Giá bán vỏ Quế tươi tại rừng là 15.000 đồng/kg đến 17.000 đồng/kg. + Giá bán vỏ Quế nếu chuyển ra địa điểm thu là 16.000 đồng/kg đến 18.000 đồng/kg.

+ Giá bán vỏ Quếđã phơi khô tại nhà là 18.000 đến 22.000/kg.

+ Giá Quế vỏ qua sơ chế theo đơn đặt của khách hàng bán với giá 20.000 - 25.000 đồng/kg.

+ Cành, lá Quế khô được thu mua bán cho lái buôn với giá từ 1.000 - 1.500 đồng/kg. Từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg nếu chuyển ra địa điểm thu mua.

+ Gỗ Quế được bán với giá từ 600.000 - 800.000 đồng/m3 tuỳ theo gỗ to hay nhỏ.

Trên thực tế theo tính toán của bà con, mỗi cây Quế trồng từ khoảng 13 - 15 năm bắt đầu cho thu hoạch; một cây có đường kính 30 cm sẽ cho khoảng 20 kg vỏ tươi, trị giá khoảng 500.000 đồng, cộng với bán gỗ và lá quế khoảng từ 600.000 - 1.000.000 đồng/cây

Tại các xã có diện tích trồng Quếđã mang lại giá trị kinh tế cho thu nhập với người dân. Mấy năm nay, cây Quế cho hiệu quả kinh tế cao. Lá Quế tươi được các chủ lò ép tinh dầu đến tận vườn mua với giá 1.200 - 1.400 đồng/kg.

50

Vỏ Quế giá từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg, đấy là chưa kể phần thân gỗ. Một cây Quế to bán cả lá, cành, vỏ, cây được hơn 2 - 3 triệu đồng; 1ha Quế tuổi khai thác ở cuối chu kỳ kinh doanh (15 năm) đạt 600 - 650 triệu đồng/ha. Cứ đến mùa thu hoạch vụ tháng 3 và vụ tháng 8, nhà nhà lên đồi bóc Quế, phơi Quế.

Tuy nhiên, giá trị của cây Quế còn thấp, chưa được khai thác hết do hầu hết sản phẩm từ Quế mới chỉ là sản phẩm nguyên liệu thô bán lại cho các lái buôn đến lấy chưa có sự liên kết giữa công ty chiết xuất với người trồng Quê. Dẫn đến mức giá rẻ hơn so với giá trị thực. Chất lượng cây giống còn chưa đảm bảo, chủ yếu là giống Quế lá to, chất lượng tinh dầu thấp. Giá sản phẩm tinh dầu Quế trên thị trường tăng đột biến, dẫn đến tình trạng nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu Quế theo phương pháp thủ công đẩy giá thu mua cành, lá Quế nên các hộ dân khai thác cành, lá Quế một cách tràn lan, tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Quế, nguy hại hơn là làm giảm lượng tinh dầu, tác động xấu đến chất lượng sản phẩm.

Cây Quế tiếp tục được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng với những ưu thế vượt trội đem lại. Định hướng cho việc phát huy hiệu quả cây trồng chủ lực này, tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 2952/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt quy hoạch vùng trồng cây Quế và hệ thống các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2015- 2020; Huyện uỷ, UBND huyện Bảo Thắng đã xây dựng “Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng giai đoạn 2016 - 2020”; xây dựng quy hoạch vùng trồng quế, chế biến sản xuất tinh dầu quế, đồng thời mở rộng diện tích trồng quê theo quy hoạch diện tích rừng trồng quếđạt trên 8.000 ha vào năm 2025.

51

Thị trường tiêu thụ quế hiện nay chủ yếu là bán cho các nhà máy chế biến tinh dầu tại huyện, còn các sản phẩm tinh dầu quế chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Ấn Độ, Châu Âu, Trung Quốc,...

52

3.2. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, năng suất và chất lượng, tình hình sâu bệnh hại Quế của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả rừng trồng quế tại huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)