Cơ sở khoa học xây dựng bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã hòa xuân nam, huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 27 - 31)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.1.2. Cơ sở khoa học xây dựng bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp

1.1.2.1. Tiêu chí xác định và phân loại đất lâm nghiệp

Tiêu chí xác định và phân loại đất lâm nghiệp (đất rừng) được căn cứ theo thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phất triển Nông thôn. Theo thông tư này thì rừng được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau. Cụ thể như sau:

a. Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành

- Rừng tự nhiên; - Rừng trồng.

b. Phân loại rừng theo điều kiện lập địa

- Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất;

- Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt;

- Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập nước hoặc định kỳ ngập nước;

- Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.

c. Phân loại rừng theo loài cây

- Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang,...

- Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa; - Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.

d. Phân loại rừng theo trữ lượng

- Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha; - Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha;

- Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha; - Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;

- Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

1.1.2.2. Khái niệm bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp là bản đồ chuyên đề về tài nguyên rừng được biên vẽ trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích các loại trạng thái rừng phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng theo định kỳ. Bằng việc sử dụng các màu sắc và ký hiêu thích hợp hiển thị các trạng thái rừng khác nhau, nó cho thấy toàn bộ sự phân bố tài nguyên rừng trên khu vực.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng và cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng và khai thác tài nguyên rừng.

Bản đồ sử dụng đất lâm nghiệp được thành lập nhằm mục đích: - Thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng lên bản vẽ; - Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ quản lý, phát triển tài nguyên rừng;

- Là tài liệu phục vụ xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp, kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, lập phương án bảo vệ, quản lý rừng, đất rừng và kiểm tra thực hiện quy hoạch lâm nghiệp đã được phê duyệt của các địa phương và các ngành kinh tế.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp xây dựng cho từng cấp hành chính: xã, huyện, tỉnh, toàn quốc.

Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp được quy định như sau: - Cấp xã: 1/5 000 – 1/10 000

- Cấp huyện: 1/10 000 – 1/25 000 - Cấp tỉnh: 1/50 000 – 1/100 000

1.1.2.3. Nội dung cơ bản của bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp

Nội dung cơ bản của của bản đồ hiện trạng rừng gồm: - Ranh giới hành chính;

- Địa hình, thủy văn, địa vật và địa danh quan trọng; - Ranh giới các trạng thái rừng [1].

1.1.2.4. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp có thể được thành lập theo các phương pháp sau đây:

- Thành lập bản đồ đất lâm nghiệp mới trên cơ sở bản đồ đất lâm nghiệp giai đoạn trước. Bằng cách đưa bản đồ cũ ra thực tế đoái soát, sau đó chỉnh lý và xá định biến động tài nguyên rừng, khoanh vùng các các loại trạng thái rừng theo thực tế. Cuối cùng là thực hiện biên tập, tổng hợp nội dung bản đồ đất lâm nghiệp.

- Thành lập bản đồ sử dụng đất lâm nghiệp bằng phương pháp sử dụng tư liệu ảnh viễn thám [1].

1.1.2.5. Điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp bằng ảnh viễn thám

Theo “Hướng dẫn điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012 – 2105 (Ban

hành kèm theo Quyết định số: 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/12 /2012 của Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)” công tác điều tra xây dựng bản đồ hiện trạng rừng được thực hiện theo các bước như sau:

a. Xây dựng mẫu khóa ảnh giải đoán

* Quy định về mẫu phân loại khóa ảnh và chọn mẫu

- Các mẫu phân loại khóa ảnh sẽ được xây dựng theo đơn vị cảnh ảnh, không xây dựng hệ thống mẫu khóa ảnh theo các đơn vị hành chính;

- Hệ thống mẫu khóa ảnh phải được xây dựng đủ lớn và mang tính đại diện cho các trạng thái rừng trên các điều kiện địa hình và sinh thái khác nhau. Trên từng cảnh ảnh, mỗi đối tượng lấy số điểm mẫu ít nhất là 20 mẫu.

* Hoàn thiện mẫu khóa ảnh giải đoán trạng thái rừng

Giải đoán phân loại trạng thái rừng được thực hiện theo phương pháp cây phân loại gắn với phần mềm phân loại eCognition, phương pháp này đòi hỏi phải tuân thủ theo nguyên tắc và tiêu chí của phần mền eCognition; đồng thời cán bộ kỹ thuật xử lý phải có trình độ chuyên môn sâu về ảnh vệ tinh; chuyên môn về sinh thái rừng và sự hiểu biết khu vực nghiên cứu. Cụ thể:

- Tạo hệ thống phân loại (class hierarchy): các trạng thái rừng và đất lâm nghiệp được xây dựng bằng phần mềm eCognition trên cơ sở đặc điểm rừng có trên địa bàn.

- Xây dựng bộ quy tắc phân loại khóa ảnh: Trên cơ sở các tiêu chí phân loại và giá trị ngưỡng của từng tiêu chí đó cho từng trạng thái cần phân loại đã được xác định. Mỗi một trạng thái sẽ được xây dựng một quy tắc phân loại riêng. Nguyên tắc xây dựng một bộ Ruleset sẽ được thực hiện từ khái quát đến chi tiết, từ các đối tượng lớn chính như đất lâm nghiệp, đất ngoài lâm nghiệp sau đó tiến hành cho trạng thái có rừng, không rừng và cuối cùng chi tiết hóa theo hệ thống phân loại đã xác định cho khu vực.

- Chạy phân loại, giải đoán trạng thái rừng : Trên cơ sở bộ quy tắc đã xây dựng, tiến hành chạy phân loại ảnh, kết quả tất cả các lô đã được phân vùng sẽ được gán tên trạng thái theo thang phân loại. Tuy nhiên, sẽ có nhiều lô nằm cạnh nhau sẽ được gán cùng một tên, do vậy cần tiến hành việc gộp lô. Sau khi gộp, mỗi lô trạng thái rừng sẽ có diện tích tối thiểu là 0,2 ha đối với rừng trồng và 0,5 ha đối với rừng tự nhiên.

b. Kiểm tra chỉnh sửa kết quả phân loại

Sử dụng các tài liệu, bản đồ hiện có và phương pháp chuyên gia kiểm tra lại tất cả kết quả phân loại tự động nhằm chỉnh sửa, bổ sung các lô có thể bị gán tên trạng thái chưa chuẩn hoặc có sự nhầm lẫn trong quá trình chạy phân loại.

Sử dụng phương pháp tính toán độ chính xác của kết quả phân loại ảnh trong phần mềm eCognition để đánh giá kết quả phân loại ảnh. Trường hợp độ chính xác của giải đoán thấp hơn yêu cầu (yêu cầu trạng thái rừng chính xác trên 75% so với tổng số lô kiểm tra thực địa) thì phải giải đoán lại, nếu giải đoán lại vẫn không đạt yêu cầu thì phải thu thập thêm mẫu để hoàn thiện khoá giải đoán và giải đoán lại.

c. Chỉnh lý, bổ sung bản đồ thành quả điều tra

Việc chỉnh lý, bổ sung bản đồ thành quả điều tra dựa vào kết quả kiểm tra khoanh vẽ bổ sung ở ngoại nghiệp. Cụ thể công việc chỉnh lý, bổ sung như sau:

- Hiệu chỉnh ranh giới trạng thái cho khớp với thực địa;

- Bổ sung diện tích rừng trồng đã thay đổi trạng thái so với ảnh chụp; - Tạo bảng thuộc tính (Table Structure) cho lớp bản đồ rừng theo quy định; - Gán thuộc tính vào các hàng (row) và các cột (field) cho các lô trạng thái của bản đồ rừng theo quy định.

d. Biên tập bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp

Bản đồ hiện trạng rừng và đất chưa có rừng phục vụ công tác kiểm kê cấp xã tỷ lệ 1/10.000, hệ tọa độ VN2000 múi 3 độ; được biên tập bằng phần mềm Mapinfo với

cấu trúc các lớp thông tin chính như sau: - Lớp kết quả bản đồ hiện trạng rừng;

- Trên nền ảnh là các thông tin cơ bản về địa hình bao gồm: đường bình độ, thủy văn, dân cư, giao thông, địa danh, lưới tọa độ Km [3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã hòa xuân nam, huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)