4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.3.1. Tiền xử lý ảnh
3.3.1.1. Kiểm định ảnh
Ảnh viễn thám sử dụng trong nghiên cứu này là ảnh SPOT 5 được chụp vào ngày 26/03/2013, gồm 4 kênh đa phổ có độ phân giải không gian là 10m và 1 kênh toàn sắc có độ phân giải không gian là 2,5m.
Độ che phủ mây toàn cảnh ảnh là dưới 10% và tại khu vực nghiên cứu là 0%; dữ liệu viễn thám đảm bảo chất lượng trong quá trình thu nhận và xử lý tín hiệu, không bị lỗi tín hiệu hay đứt đoạn. Do vậy ảnh có thể trực tiếp sử dụng ngay mà không cần hiệu chỉnh bức xạ.
3.3.1.2. Nắn ảnh
Sau khi chọn xong các điểm khống chế, tiến hành lựa chọn phương pháp nắn ảnh. Trong nghiên cứu này, quá trình nắn ảnh SPOT 5 chụp ngày 26/03/2013 được thực hiện bằng phần mềm ENVI và phương pháp nắn là phương pháp đơn giản (RST). Chọn phương pháp tái chia mẫu là phương pháp người láng giềng gần nhất (Nearest Neightbor). Lý do, để giá trị độ sáng các pixels trên ảnh đã được nắn chỉnh hình học ít bị thay đổi nhất so với ảnh gốc.
Mặt khác, trong nghiên cứu này chúng tôi vừa sử dụng kênh toàn sắc và vừa sử dụng kênh đa phổ để nâng cao độ phân giải của ảnh. Vì độ phân giải của kênh toàn sắc và các kênh đa phổ khác nhau nên việc nắn chỉnh được thực hiện lần lượt cho kênh toàn sắc và các kênh đa phổ. Cụ thể như sau:
a/ Nắn ảnh kênh toàn sắc về hệ tọa độ bản đồ
Bản đồ sử dụng nắn ảnh là bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10 000 huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Điểm khống được chọn là các ngã ba, ngã tư đường nhựa, đường đất. Số lượng điểm khống chế được chọn là 13 điểm. Sự phân bố điểm khống chế bảo đảm rãi đều và bao trùm khu vực nghiên cứu.
Kết quả nắn ảnh đạt được độ chính xác yêu cầu. Sai số trung phương nắn ảnh đạt được là 0,43 pixel (sai số trung phương nắn ảnh cho phép là không lớn hơn 0,5 pixel).
Hình 3.2. Sự phân bố các điểm khống chế nắn ảnh kênh toàn sắc
Hình 3.3. Danh sách các điểm khống chế chọn nắn ảnh và sai số nắn ảnh kênh toàn sắc
b/ Nắn ảnh kênh đa phổ theo ảnh toàn sắc đã nắn chỉnh
Điểm khống chế được chọn là những điểm nhận biết rõ trên cả hai ảnh của kênh toàn sắc và kênh đa phổ. Trong nghiên cứu này, các điểm được chọn là ngã tư đường đất và đường nhựa. Số lượng điểm khống chế được chọn là 11 điểm. Sự phân bố điểm khống chế bảo đảm rãi đều và bao trùm khu vực nghiên cứu.
Kết quả nắn ảnh đạt được độ chính xác yêu cầu. Sai số trung phương nắn ảnh đạt được là 0,21 pixel (sai số trung phương nắn ảnh cho phép là không lớn hơn 0,5 pixel).
Hình 3.4. Sự phân bố các điểm khống chế nắn ảnh kênh đa phổ
Hình 3.5. Danh sách các điểm khống chế chọn nắn ảnh và sai số nắn ảnh kênh đa phổ
Như vậy, kết quả nắn ảnh với độ chính xác đạt được là 0,43 pixel và 0,21 pixel lần lượt cho kênh toàn sắc và kênh đa phổ. Các ảnh sau khi nắn đủ tiêu chuẩn để thực hiện các bước tiếp theo cho nghiên cứu.
3.3.1.3. Trộn ảnh
Ảnh của kênh toàn sắc có độ phân giải không gian cao, tuy nhiên độ phân giải phổ không cao, ngược lại, ảnh kênh đa phổ có độ phân giải không gian thấp hơn nhưng có độ phân giải về phổ cao hơn. Do vậy, để có được ảnh toàn sắc có độ phân giải không gian như ảnh kênh toàn sắc và có độ phân giải phổ như kênh đa phổ chúng tôi tiến hành trộn ảnh kênh đa phổ với ảnh kênh toàn sắc.
Trong nghiên cứu này, quá trình trộn ảnh được thực hiện bằng phần mềm ENVI. Kết quả cho thấy ảnh đa phổ sau khi trộn rõ hơn rất nhiều so với trước đó (xem hình 3.6).
a) Ảnh trước khi trộn b) Ảnh sau khi trộn
Hình 3.6. Ảnh đa phổ trước và sau khi trộn 3.3.1.4. Cắt ảnh theo ranh giới phạm vi khu vực nghiên cứu
Để thuận tiện cho công tác nghiên cứu giải đoán, ảnh sau khi trộn được cắt theo ranh giới hành chính xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Quá trình cắt ảnh được thực hiện bằng phần mềm ENVI và kết quả thể hiện hình 3.7.