Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã hòa xuân nam, huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 49 - 50)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Phát triển công nghệ viễn thám ở Việt Nam có thể tóm tắt theo đánh giá được nêu trong bản dự thảo kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 như sau:

Năm 1979 - 1980, các cơ quan nước ta bắt đầu tiếp cận với công nghệ viễn thám. Trong 10 năm tiếp theo (1980 - 1990), đã triển khai các nghiên cứu - thử nghiệm nhằm xác định khả năng và phương pháp sử dụng tư liệu viễn thám để giải quyết các nhiệm vụ của mình.

Từ những năm 1990 - 1995, bên cạnh việc mở rộng công tác nghiên cứu - thử nghiệm, nhiều ngành đã đưa công nghệ viễn thám vào ứng dụng trong thực tiễn và đến nay đã thu được một số kết quả rõ rệt về khoa học - công và kinh tế. Trong các ứng dụng thực tế, ngoài ảnh vệ tinh khí tượng NOAA và GMS, các cơ quan đã sử dụng nhiều loại ảnh vệ tinh quang học như Landsat, SPOT, KFA-1000, ADEOS, còn ảnh vệ tinh rada như RADASAT, ERS mới được ứng dụng thử nghiệm trong những năm gần đây. Riêng ảnh vệ tinh có độ phân giải siêu cao (1 ÷ 2m) hầu như chưa được sử dụng phổ biến. Để đáp ứng nhu cầu tư liệu viễn thám, nước ta mới có một số trạm thu vệ tinh khí tượng và ảnh độ phân giải thấp. Cùng với việc ứng dụng công nghệ viễn thám, công tác nghiên cứu triển khai phát triển phần mềm, chế tạo thiết bị cũng như xây dựng quy trình công nghệ xử lý và sử dụng ảnh vệ tinh đã được tiến hành ở một số cơ quan. Những công trình này có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển công nghệ viễn thám ở nước ta, song kết quả thu được còn ở mức khiêm tốn. Để phát triển công nghệ mới, công tác đào có vị trí khá quan trọng nhưng ở Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo chuyên về viễn thám, vì vậy cán bộ viễn thám chủ chốt của các ngành hầu như đều được đào tạo ở nước ngoài. Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 cũng như mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2001 - 2005. Theo đó Việt Nam có nhiệm vụ rất lớn về phát triển kinh tế - xã hội, theo phương hướng vươn tới sự phát triển bền vững trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và giảm thiểu thiên tai. Tình hình trên đã đặt ra nhiều nhiệm vụ ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở Việt Nam.

Ngày 12 tháng 9 năm 2011 tại Bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam - Viện điều tra quy hoạch rừng; Dự án Hỗ trợ chương trình đánh giá và theo dõi lâu dài tài nguyên rừng và cây phân tán toàn quốc tại Việt Nam (NFA) đã khai mạc lớp tập huấn về phương pháp mới để phân loại giải đoán ảnh vệ tinh với tiêu đề “Sử dụng phần mềm eCogniton để xây dựng bản đồ rừng”. Mục tiêu của lớp tập huấn là tăng cường năng lực xây dựng bản đồ rừng theo phương pháp mới (phân loại ảnh viễn thám theo phương pháp tiếp cận định hướng đối tượng) cho các cán bộ Tổng cục lâm nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng (FIPI), Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường

đại học Lâm nghiệp, dự án FORMIS và các tổ chức liên quan [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã hòa xuân nam, huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)