4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.3.1. Thuận lợi
- Lợi thế về vị trí: Đông Hoà có vị trí thuận lợi, gần sân bay, có cảng biển, có tuyến Quốc lộ 1, đường sắt thống nhất Bắc-Nam, Quốc lộ 29 chạy qua... nối liền Đông Hoà với hầu hết các tỉnh và thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các tỉnh Tây Nguyên và Quốc tế.
- Lợi thế về nguồn nước: Đông Hoà có 02 sông lớn chảy qua là sông Bàn Thạch và Đà Rằng, nguồn nước phong phú, ngoài phục vụ tại chỗ có thể cung cấp nước cho khu kinh tế Nam Phú Yên và khu kinh tế Vân Phong của tỉnh Khánh Hoà.
- Lợi thế về đất đai: Đông Hoà nằm về hạ lưu của sông Bàn Thạch và Đà Rằng, lượng phù sa bồi đắp lớn, màu mỡ, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là trồng lúa nước 02 vụ năng suất cao. Vùng cửa sông Bàn Thạch có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Dải đất phía Đông huyện có địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái.
- Lợi thế về thu hút đầu tư: Vị trí địa lý gắn liền với những đầu mối giao thông quan trọng nối liền cả nước và quốc tế, là một trong những cửa ngõ quan trọng của miền Trung và Tây Nguyên, với việc Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển khu kinh tế Nam Phú Yên-Bắc Khánh Hoà sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn huyện.
- Lợi thế về truyền thống văn hoá và nguồn lao động: Người dân Đông Hoà có truyền thống văn hoá lâu đời và giàu ý chí cách mạng. Đông Hoà có lực lượng lao động dồi dào, có tinh thần tự lực tự cường, ham học hỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Đây là nền tảng vững chắc góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nguồn lực to lớn bổ sung vào phát triển các ngành kinh tế và cung cấp cho thị trường lao động.
3.1.3.2 Khó khăn, hạn chế
- Địa hình bị chia cắt mạnh phía Nam và Tây Nam huyện, khu vực này phần lớn là đất dốc, tầng đất mỏng, nguy cơ rửa trôi, xói mòn cao. Khu vực phía Đông huyện, ven sông và vùng hạ lưu sông Bàn Thạch có địa hình trũng thấp, thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ.
- Nguồn lao động chủ yếu xuất thân từ nông nghiệp, trình độ kỹ thuật và kỹ năng làm việc còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội công nghiệp. Cơ cấu lao động từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp nhưng còn chậm, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn.
- Tích luỹ nội bộ cho đầu tư còn hạn chế, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá vào sản xuất thiếu đồng bộ và sâu rộng, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn nhiều lúng túng. Sản phẩm sản xuất ra số lượng thấp, chất lượng chưa cao, đồng dạng với nhiều địa phương và thiếu định hướng thị trường.
- Nguồn vốn đầu tư trong dân thấp, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng khó khăn nên hoạt động sản xuất kinh doanh ít sôi động.
- Kết cấu hạ tầng được đầu tư nhưng còn thiếu so với nhu cầu phát triển, nhiều công trình xây dựng lâu đã xuống cấp.