Điều kiện tư nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã hòa xuân nam, huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 58 - 59)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.2. Điều kiện tư nhiên

3.1.2.1. Điạ hình-điạ mạo

Huyện Đông Hoà mang đặc thù của đồng bằng duyên hải miền Nam Trung Bộ, dốc và thấp dần từ Tây sang Đông, có 2 dạng địa hình cơ bản sau:

- Vùng đồng bằng: Địa hình bằng phẳng nằm ở phía Bắc của huyện, thuộc dạng địa hình đồng bằng ven sông, kéo dài từ Tây sang Đông, độ chênh cao nhỏ. Phía Đông là vùng đất cát ven biển, phía Tây Bắc là vùng đất phù sa do hai con sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch bồi đắp. Sông Bàn Thạch chảy từ Tây sang Đông qua địa bàn huyện.

- Vùng đồi núi: Nằm ở phía Nam của huyện, kéo dài từ Tây sang Đông chiếm khá lớn diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình bị chia cắt khá phức tạp. Độ cao trung bình 400m đến 500m, độ dốc vùng núi biến động lớn.

3.1.2.2. Khí hậu-thủy văn

a. Khí hậu

Huyện Đông Hoà nằm trong vùng khí hậu duyên hải Miền Trung, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa.

Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tuy lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều qua các tháng trong năm, mưa tập trung lớn vào tháng 10, 11, lượng mưa mùa này chiếm từ 70 - 80% lượng mưa cả năm, số ngày mưa chiếm 30%.

Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa các tháng mùa khô chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa chiếm 50% nhưng cường độ mưa nhỏ, thường từ 1-10m.

Hàng năm có 2 hướng gió chính chủ đạo, gió mùa Đông Bắc vào mùa mưa và gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng vào mùa khô.

b. Thủy văn

Huyện Đông Hoà có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch, sông Bàn Thạch là một trong 3 con sông lớn nhất tỉnh Phú Yên. Sông Bàn Thạch xuất phát từ núi cao ở phía Nam và Tây Nam huyện Tây Hoà trên độ cao 1000 - 1500m. Sông Bàn Thạch có tổng chiều dài 58km. Sông Đà Rằng là con sông dài nhất vùng duyên hải miền Trung, bắt nguồn từ tỉnh Kon Tum trên độ cao 2000 m, chảy qua huyện theo hướng Tây Đông, có lưu vực nằm trong khu vực có lượng mưa lớn nhất tỉnh. Ngoài ra còn có hồ Đồng Khôn, đập Tân Giang, đập Đồng Lau, Biển Hồ, ba đập bổi khe suối và hệ thống nước tưới của thuỷ nông Đồng Cam, biển Hồ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.2.3. Thổ nhưỡng

Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích khá lớn ở Phú Yên, chủ yếu phân bố ở ba huyện: Sông Hinh, Sơn Hòa, Tuy Hòa. Nhóm đất đen chiếm diện tích nhỏ phân bố ở Sơn Hòa, Tuy Hòa, Tuy An, sông Cầu. Đất xám bạc màu phân bố ở sông Hinh, Sơn Hòa. Đất phù sa dọc theo các sông suối trong tỉnh đều có, tập trung nhất ở đồng bằng Tuy Hòa. Ngoài ra, còn có nhóm đất cát ven biển phân bố ở phía Đông, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới nhẹ và khô thiếu nước. Nhóm mặn phân bố các vùng trũng ven biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã hòa xuân nam, huyện đông hòa, tỉnh phú yên (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)