Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã được phân công làm việc trực tiếp 6 tháng tại chuồng lợn nái đẻ (giai đoạn chửa cuối cho đến khi lợn
con cai sữa). Trong thời gian này em đã tham gia làm các công việc trong quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản như vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh trên đàn lợn.
4.2.1.1. Quy trình nuôi dưỡng lợn nái sinh sản
Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng và lứa đẻ như sau:
Đối với lợn nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12, cho ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 1,8 - 2kg/con/ngày, cho ăn 1 lần/ngày.
Đối với lợn nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/con/ngày, cho ăn 1 lần/ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3,5 - 4kg/con/ngày, cho ăn 2 lần/ngày.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 5 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5kg/con/bữa. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều, mỗi bữa tăng lên 0,5kg. Trong trường hợp lợn nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên, tổng lượng thức ăn có thể lên đến 7kg/con/ngày.
Bảng 4.2. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại Đối tượng Giai đoạn nuôi Chế độ ăn/ngày
(kg) Loại cám thường dùng Lợn nái mang thai Khi phối 2,2 - 3,0 567SF Từ ngày 22 -84 1,8 - 3,0 566F Từ ngày 85 - 110 3,0 - 4,0 567SF Từ ngày 111 - 113 1,0 - 2,5 Ngày đẻ 0 - 0,5 Lợn nái nuôi con
Ngày đầu tiên 0 - 1,0 Ngày thứ 2 sau đẻ 2 Ngày thứ 3 sau đẻ 3 Ngày thứ 4 sau đẻ 4 Ngày thứ 5 trở đi 5
Ngày cai sữa 0 - 0,5 Lợn con
* Một số kiến thức học được thông qua việc cho lợn ăn hàng ngày:
Đối với lợn mẹ sau khi đẻ lượng thức ăn hàng ngày cho ăn theo khả năng tiết sữa của lợn mẹ và sức bú của lợn con. Nên tăng lượng thức ăn dần dần để tránh tình trạng lợn mẹ dư thừa sữa. Lượng thức ăn trung bình cho lợn mẹ trong thời kỳ nuôi con khoảng 4,5kg/con mỗi ngày.
Cần quan sát kỹ thay đổi thể vóc của lợn mẹ để tăng giảm định mức ăn. Lợn nái mập nên hạn chế thức ăn nếu nuôi ít con. Nái gầy nuôi nhiều con nên cho ăn tự do theo nhu cầu vì sự cân bằng dưỡng chất trong thức ăn hàng ngày không đủ bù lại với nhu cầu tiết sữa để nuôi con; nếu không lợn nái sẽ bị suy kiệt sau thời gian nuôi con, chậm động dục lại sau khi cai sữa con. Trong thời kỳ nuôi con các noãn vẫn phát triển, nếu dinh dưỡng tốt thì nái đẻ lứa sau mới đạt nhiều con.
4.2.1.2. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản trong thời gian thực tập.
Trong thời gian thực tập tại trại, em được trực tiếp chăm sóc cho đàn lợn nái sinh sản cụ thể là: Lợn nái mang thai ở kỳ chửa cuối, lợn nái đẻ và nuôi con và lợn con giai đoạn theo mẹ (từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi). Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
Kết quả ở bảng 4.3. cho thấy: Số lượng lợn nái chửa mỗi tháng em chăm sóc trung bình là 52 con, đây là những lợn nái chửa kỳ cuối (107 - 114 ngày) được chuyển lên chuồng đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ; tổng số lợn nái trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng là 317 con, lợn con là 3.814 con.
Bảng 4.3. Số lượng lợn nái, lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trang trại qua 6 tháng
Tháng
Nái chửa (giai đoạn cuối)
(con) Nái đẻ, nuôi con (con) Lợn con đẻ ra (con) Lợn con cai sữa (con) 6/2020 53 53 636 594 7/2020 53 53 624 588 8/2020 52 52 620 587 9/2020 54 54 644 610 10/2020 52 52 642 605 11/2020 53 53 648 590 Tổng 317 317 3814 3.574
Trong quá trình chăm sóc lợn nái chửa ở kỳ chửa cuối (107 - 114 ngày), em đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
- Khi chăm sóc lợn nái mang thai giai đoạn 1 tuần trước khi đẻ: phải chú ý đến khẩu phần ăn của từng lợn, khi tra cám lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Đặc biệt phải chú ý đến khẩu phần ăn của những lợn đẻ lứa 1,2.
+ Buổi sáng thường cho lợn ăn vào 7 giờ sáng ngay sau khi vào chuồng . + Buổi chiều lúc 4 giờ chiều.
- Đối với lợn nái đẻ:
+ Khẩu phần ăn: được chia làm 3 bữa, vì sau khi đẻ lợn mệt mỏi, ăn ít hoặc không ăn, nên cần chú ý đến việc tra cám sao cho lợn ăn nhiều bữa để tăng khả năng thu nhận thức ăn.
+ Cho ăn nhiều vào bữa sáng và chiều tối, vào mùa hè nắng nóng, bữa trưa cho ăn ít hơn do bữa trưa thường nắng, lợn không ăn được hết thức ăn. Cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn.
+ Vào mùa đông sẽ tăng lên 0,5kg/con/ngày so với mùa hè để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho lợn vào mùa lạnh và không làm ảnh hưởng đến năng suất sinh sản.
- Việc tắm chải cho lợn mang thai là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát mẻ, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn mát hơn, giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Tắm lợn giúp cho lợn sạch sẽ, sàn chuồng sạch sẽ, làm giảm khả năng lợn mắc bệnh.
* Những chú ý khi lợn mang thai
Đối với lợn nái đã kiểm tra và xác định mang thai, cần nhốt lợn ở khu chuồng yên tĩnh. Hàng ngày tắm rửa 1 lần/ngày cho lợn nái. Chuồng nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ 2 lần/ngày. Không nên tiêm phòng, tẩy giun sán cho lợn giai đoạn này vì dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.
Đối với cán bộ kỹ thuật, cần phải có sổ sách theo dõi ghi chép hàng ngày để tính toán, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và có kế hoạch trực lợn đẻ.
Trong thời gian làm tại chuồng lợn đẻ. Hàng ngày sau khi vệ sinh chuồng nuôi, cho lợn ăn, em thường xuyên quan sát lợn mẹ, đặc biệt quan sát sự biến đổi của bầu vú của lợn mẹ những ngày sắp đẻ để phát hiện những lợn nái nào sắp đẻ, có kế hoạch trực đỡ đẻ cho lợn, những lợn nào khó đẻ phải có biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với lợn nái có chửa trước khi đẻ khoảng 7 ngày được chuyển lên chuồng lợn đẻ, tại đây ngoài công tác nuôi dưỡng, em còn vệ sinh cho lợn nái sạch sẽ, lau rửa bầu vú, âm hộ, nhằm hạn chế nguy cơ lợn con khi sinh ra bị nhiễm khuẩn và lợn nái sẽ hạn chế được bệnh sinh sản.
Qua thời gian thực tế làm tại chuồng lợn đẻ, em ghi chép lại những biểu hiện của lợn nái sắp đẻ theo ngày. Cụ thể được trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ
Trước khi đẻ Dấu hiệu
0 - 10 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ trương mộng 2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Lợn nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa
6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài 30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở, đi lại không yên
15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su 15 giây - 5 phút Nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép
bụng, ép đùi, quẫy đuôi rặn đẻ
Từ những ghi chép về các biểu hiện của lợn nái sắp đẻ, đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc củng cố kỹ năng quan sát, theo dõi, cũng như tạo cho em những kinh nghiệm làm việc sau này trong quá trình chăn nuôi lợn nái. Việc xác định được thời điểm lợn nái sắp đẻ cũng giúp cho người chăn nuôi chủ động được công tác chuẩn bị đỡ đẻ cho lợn con và lợn mẹ được chu đáo và cẩn thận, đem lại hiệu quả cao, nâng cao được tỷ lệ nuôi sống của lợn con sau khi sinh.
4.2.1.3. Kết quả đỡ đẻ và can thiệp khi lợn nái bị khó đẻ trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn nái đẻ được chuyển từ chuồng lợn mang thai lên. Trong thời gian này, em được trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cho lợn và can thiệp khi lợn đẻ khó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp theo dõi trong thời gian thực tập
Tháng
Tổng số nái đẻ
(con)
Nái đẻ bình thường Nái đẻ khó phải can thiệp Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 6 53 52 98,11 1 1,89 7 53 51 96,23 2 3,77 8 52 51 98,08 1 1,92 9 54 52 96,30 2 3,70 10 52 51 98,08 1 1,92 11 53 51 96,23 2 3,77 Tổng 317 308 97,17 9 2,83
Qua bảng 4.5. cho biết: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, sinh viên đã trực tiếp đỡ đẻ cho 317 lợn nái, trong đó có 308 trường hợp đẻ thường và 9 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỷ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp, trung bình chỉ 2,83%
Nguyên nhân làm cho lợn đẻ khó có rất nhiều nguyên nhân. Do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt... Số lợn nái đẻ phải can thiệp tại trại chiếm tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc trại đã thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.
* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó Một số biểu hiện lợn đẻ khó:
+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.
+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên lợn con không ra ngoài được.
+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.
Cách can thiệp lợn đẻ khó: + Xoa bầu vú.
+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Rửa sạch, sát trùng tay, đeo găng tay bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài (chú ý: khi can thiệp cần chú ý đến cơn rặn của lợn mẹ để quá trình can thiệt dễ dàng và không làm tổn thương đường sinh dục lợn mẹ).
+ Sử dụng oxytocin:
Với lợn đẻ bình thường không phải tiêm oxytocin. Lợn đẻ lứa 5 - 6 trở lên, nếu trong quá trình đẻ lợn mẹ kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm oxytocin.
Đối với lợn hậu bị và lợn nái sinh sản sức khỏe yếu tiêm oxytocin tùy trường hợp.
Liều lượng: 2 ml/con.
* Sử dụng thuốc cho lợn đẻ: + Sử dụng kháng sinh:
- Việc sử dụng kháng sinh cho lợn mẹ được thực hiện 1 lần/ngày vào 1 giờ cố định (8 giờ sáng hoặc 17 giờ chiều).
- Mỗi lợn nái tiêm 3 mũi kháng sinh bắt buộc đề phòng viêm tử cung. - Nếu lợn nái bị viêm tử cung thì phải tiến hành điều trị.
Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái em rút ra được một số kinh nghiệm là:
- Cần phải chú ý đến ngày dự kiến sinh của từng con lợn để có sự chuẩn bị tốt nhất cho lợn nái đẻ.
- Trước khi đẻ, cần chuẩn bị tốt: khay đựng nhau, dây buộc rốn, giặt và sát trùng khăn lau lợn con, kéo, cồn Iod, ô úm cho lợn con.
- Vệ sinh vùng mông và âm hộ lợn nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ. Nếu con mẹ đẻ khó cần có biện pháp thích hợp để can thiệp kịp thời: xoa bầu vú, dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung (không tiêm oxytocin cho lợn nái khi tử cung chưa mở).
Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, sây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó có thể làm sây sát niêm mạc tử cung lợn nái.