Nhâm Xuân Tiến
4.2.4.1. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái của trại được trình bày ở bảng 4.10
Bảng 4.10. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu theo dõi
Tên bệnh Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bệnh sát nhau 317 11 3,47 Bệnh viêm tử cung 317 20 6,30 Bệnh viêm vú 317 7 2,20
Bệnh bại liệt sau sinh 317 5 1,57
Bảng 4.10. cho thấy: trong tổng số 317 lợn nái em trực tiếp chăm sóc trong thời gian 6 tháng , có 11 con mắc bệnh sót nhau, 20 con mắc bệnh viêm tử cung, 7 con mắc bệnh viêm vú, 5 con mắc bệnh bại liệt sau sinh.
Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao nhất chiếm 6,30% là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi với điều kiện như nuôi dưỡng, chăm sóc và thời tiết không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.
Tỷ lệ mắc viêm vú ở lợn nái nuôi tại nhà là 2,20%, nguyên nhân chủ yếu thường do kế phát viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương…
Số lợn nái bị sót nhau là 11 con chiếm 3,47%, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sót nhau.
Bệnh bại liệt sau sinh có tỷ lệ mắc thấp (1,57%), nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình chăm sóc chưa cung cấp đủ các chất khoáng và nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. Trong khẩu phần thức ăn thiếu canxi, phốt pho. Chuồng trại thiếu ánh sáng nên cơ thể lợn thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi kém, nhưng do sau khi sinh lợn nái thường xuyên được gọi dậy ăn 3 lần/ngày nên tránh được hiện tượng bại liệt sau sinh.
4.2.3.1. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến
Trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sau khi đẻ, em đã thu được kết quả điều trị một số bệnh thường gặp của trại. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.11:
Bảng 4.11. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại
Chỉ tiêu Tên bệnh Thuốc điều trị, liều lượng Đường tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị (con) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Bệnh sát nhau oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3-5 11 9 81,82 vetrimoxin LA 1ml/10kg TT Bệnh viêm tử cung oxytocin 2ml/con Tiêm bắp 3 20 18 90.00 vetrimoxin LA 1ml/10kg TT Bệnh
viêm vú vetrimoxin LA 1ml/10kg TT Tiêm bắp 3 7 7 100 Bệnh
Bảng 4.11. cho thấy: trong 11 lợn mắc bệnh sót nhau, điều trị khỏi 9 con, tỷ lệ khỏi 81,82%
20 lợn mắc bệnh viêm tử cung điều trị có 18 con khỏi đạt 90%. 7 con mắc bệnh viêm vú điều trị có7 con khỏi đạt 100%.
5 con mắc bệnh bại liệt điều trị có 3 con khỏi đạt 60%.
Như vậy, kết quả điều trị một số bệnh ở lợn nái nuôi tại trại là khá cao từ (60 – 100%); trong đó tỷ lệ cao nhất thấy ở viêm vú (100%) sau đó là viêm tử cung (90%), thấp nhất là bại liệt (60%) bệnh viêm vú có tỷ lệ khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện và chữa trị, lợn mẹ thường mệt mỏi, bỏ ăn, vú sưng đỏ, cứng.
Bệnh viêm vú trại em dùng vetrimoxin LA liều 1ml/10kg TT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.
Bệnh viêm tử cung có tỷ lệ khỏi là 90% trong tổng số con mắc bệnh. Theo em tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại, chưa thích nghi với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái tại trại.
Đối với bệnh viêm tử cung trại điều trị bằng thuốc oxytocin liều 1ml/con + kháng sinh vetrimoxin LA liều 1ml/10kgTT để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát. Điều trị liên tục trong 3 ngày.
Đối với bệnh bại liệt có tỉ lệ khỏi thấp là 60%, vì khi lợn đã mắc bệnh khả năng phục hồi cơ xương rất khó, khả năng đi lại, vận động cũng khó khăn.
Với bệnh bại liệt sau sinh thì trang trại dùng Mg-calcium với liều 60 ml/con, tiêm bắp, điều trị trong 2 - 3 ngày kết hợp với kiểm tra thức ăn, hỗ trợ con vật trở mình thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ nền chuồng để tránh chỗ nằm lâu bị thối loét.
Đối với bệnh sót nhau có tỷ lệ khỏi là 81,82% trong tổng số con mắc bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết. Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại hoặc bào thai quá to, dịch thai nhiều, tử cung co bóp kém. Ngoài ra cũng có thể do trong thời gian có thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.
Đối với bệnh sót nhau, trại dùng oxytocin liều 2 ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát bằng vetrimox LA với liều lượng là 1ml/10kg TT. Điều trị trong 3 ngày. Sau khi nhau thai, dịch tử cung ra hết em ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.
Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt trại thường loại thải theo lịch loại thải của công ty CP.