trại lợn Nhâm Xuân Tiến
4.2.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh
Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”‚ vì vậy trại đã đặt khâu phòng bệnh lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ.
Trong thời gian thực tập, công tác vệ sinh phòng bệnh được áp dụng thường xuyên, bao gồm các công việc sau: dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, vệ sinh tiêu độc xung quanh khu vực chăn nuôi… Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp.
Nguồn nước uống: hệ thống nước sạch được lấy từ giếng khoan về bể lớn rồi được xử lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 - 5ppm.
Phun sát trùng chuồng trại với tỷ lệ 1:200 khi phun chỉ tiến hành phun ở hành lang, đường tra cám và đường lấy phân, không phun trực tiếp lên lợn nái
và lợn con. Nếu phun trực tiếp lên lợn nái và lợn con sẽ dẫn đến lợn nái bị tổn thương da, lợn con dễ bị bệnh tiêu chảy, viêm da vì nồng độ thuốc sát trùng quá đặc, do thuốc sát trùng có mùi khó chịu, nếu vào đường hô hấp có thể gây tổn thương đường hô hấp của lợn con. Tỷ lệ pha sát trùng để lau mông lợn nái và lau các ô chuồng bẩn là 1:3200. Khi pha sát trùng phải chú ý pha đúng tỷ lệ, không nên pha quá ít thuốc sát trùng vì sẽ không đảm bảo tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh, không nên pha thuốc sát trùng quá đặc vì sẽ gây tổn hại niêm mạc, da của lợn nái và lợn con, gây lãng phí làm giảm năng suất chăn nuôi.Vì vậy việc vệ sinh phòng bệnh thường xuyên và liên tục là rất quan trọng làm giảm thiểu đến tối đa số lượng lợn mắc bệnh.
Lịch sát trùng của trại được thực hiện như sau:
Bảng 4.6. Lịch sát trùng trại lợn nái
Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực
chăn nuôi
Chuồng nái chửa Chuồng đẻ
Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng 2 Quét vôi đường đi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực 3 Phun sát trùng Phun sát trùng 4 Xả vôi sút gầm Phun sát trùng + rắc vôi đường đi 5 Phun ghẻ Phun sát trùng
+ xả sút gầm Rắc vôi Rắc vôi 6 Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng
7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu vực chăn nuôi
4.2.2.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con
Bảng 4.7. Quy trình phòng bệnh bằng vắc - xin cho trại lợn nái Loại lợn Thời điểm phòng Loại vắc xin/chế phẩm Bệnh được phòng Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con) Lợn con 3 ngày tuổi Fe-Dextran - B12 10% Thiếu sắt Tiêm bắp 2 Diacoxin 5% Cầu trùng Uống 1 16-18
ngày tuổi Coglapest Dịch tả Tiêm bắp 2
Lợn nái hậu bị
25, 29
tuần tuổi Pavo Khô thai Tiêm bắp 2 26 tuần
tuổi Coglapest Dịch tả Tiêm bắp 2 27, 30
tuần tuổi Begonia Giả dại Tiêm bắp 2 28 tuần
tuổi Aftopor LMLM Tiêm bắp 2
Lợn nái sinh
sản
10 tuần
chửa Coglapest Dịch tả Tiêm bắp 2 12 tuần
chửa Aftopor LMLM Tiêm bắp 2
(*) Nguồn: Kỹ sư Phan Bá Tuấn cung cấp
Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã
được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái tại trại và sau đây là kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn tại trại được trình bày qua bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả tiêm phòng bệnh bằng thuốc tại trại
Loại lợn Tiêm vắc xin phòng bệnh
Số lợn được phòng (con) Số lượng lợn an toàn (con) Tỷ lệ (%) Lợn con Tiêm sắt 3814 3814 100
Cầu trùng (cho uống) 3814 3814 100
Tiêm vắc xin Dịch tả 3648 3648 100
Lợn nái
Tiêm vắc xin LMLM (Aftopor) 317 317 100 Tiêm vắc xin dịch tả (Colapest) 317 317 100
Bảng 4.8 là quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng vắc xin của trại. Lợn con từ 3 ngày tuổi sẽ được tiêm sắt để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Trong 6 tháng, em đã tham gia tiêm sắt được 3.814 con, nhỏ cầu trùng được 3.814 con. Tiêm phòng vắc xin dịch tả cho 3.648 con. Lợn nái được tiêm phòng vắc xin coglapest và aftopor được 316 con. Tỷ lệ an toàn khi tiêm vắc xin cho lợn con và lợn nái là 100%.
Định kỳ hàng năm vào các tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vắc xin giả dại.
- Đối với lợn đực: Lợn đực hậu bị mới nhập về được 3 tuần thì tiêm phòng vắc xin dịch tả coglapest, 4 tuần tiêm vắc xin lở mồm long móng aftopor, vắc xin giả dại begonia.
Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 bằng vắc xin dịch tả coglapest. Tháng 4, 8, 12 tiêm vắc xin lở mồm long móng aftpor, vắc xin giả dại begonia.
Bảng 4.9. Kết quả vệ sinh sát trùng chuồng trại
STT Công việc Số lượng
(lần)
Kết quả (lần)
Tỷ lệ (%)
1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 180 100 2 Phun sát trùng định kỳ xung
quanh chuồng trại 78 65 83,33
3 Quét và rắc vôi đường đi 180 166 92,22
Từ kết quả bảng 4.9 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 180 lần (đạt tỷ lệ 100% so với số lần phải vệ sinh trong 6 tháng) vệ sinh chuồng và rắc vôi bột đường đi 166 lần (đạt tỷ lệ 92,22% so với số lần phải rắc vôi chuồng trong 6 tháng tại trại). Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 3 lần/tuần. Em đã thực hiện phun sát trùng 65 lần (đạt tỷ lệ 83,33%). Trong thời gian thực tập tại trại dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh lân cận của trại như: Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương… vì vậy từ tháng 1 năm 2019 công tác vệ sinh, sát trùng, phòng bệnh tại trại được thắt chặt, tăng số lần vệ sinh chuồng trại, vệ sinh sát trùng, rắc vôi đường đi nhằm tăng khả năng phòng chống dịch bệnh.