3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3. MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất Lâm nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm và cách đánh giá khác nhau về tình hình quản lý sử dụng đất. Cụ thể:
Đề tài của Trần Hồng Hạnh (2015) về “Thực trạng và tác động của việc sử dụng đất đai đến quan hệ dân tộ cở Tây Nguyên hiện nay” được đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8 – 2015 đã trình bày thực trạng sử dụng đất đai ở Tây Nguyên và tác động của nó đến mối quan hệ dân tộc ở vùng này. Tại Tây Nguyên, mặc dù đã được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhưng vấn đề đất đai vẫn còn nhiều bất cập trong quản lý và sử dụng đất đai. Tình trạng thiếu đất sản xuất khá phổ biến và chưa được giải quyết triệt để, đặc biệt là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số [7].
Đề tài của Vũ Dũng (2011) về “Một số vấn đề cần quan tâm đối với các dân tộc thiểu số Tây Bắc hiện nay” đưa ra những khía cạnh tâm lý cần quan tâm ở đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc [4].
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới (2011) “Đánh giá các chính sách có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở vùng miền núi Bắc Bộ” với mục tiêu phát hiện những bất cập, thiếu minh bạch của các chính sách chủ yếu có liên quan đến quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình làm cản trở động lực của người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên. Đề xuất ban
đầu khuyến nghị sửa đổi chính sách tạo động lực cho người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên được giao. Hoàn thiện kiến nghị sửa đổi chính sách tạo động lực cho người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên được giao [18].
Báo cáo kết quả giám sát (2012) “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số” đưa ra kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số [1].
Báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về tình hình, kết quả thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2006 - 2016. Qua giám sát đánh giá cao tầm nhìn quy hoạch, xác định tiềm năng và nhiệm vụ bảo vệ rừng. Các địa phương đã triển khai nghiêm túc khảo sát, đánh giá việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, qua đó hạn chế được thiên tai cũng như tình trạng di dân ngoài kế hoạch. Các chính sách được triển khai đã khuyến khích người dân là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tích cực trong khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng. Từ đó, góp phần nâng độ che phủ rừng, bảo vệ an toàn và tích nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi, nguồn nước sinh hoạt cho người dân.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Anh Tuấn (2011), về “vấn đề quản lý và sử dụng đất ở Tây Nguyên”, đăng ở Tạp chí khoa học Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, số 03, đã xác định và đánh giá những đặc điểm và các yếu tố tác động tới vấn đề quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên trong thời kỳ hiện đại, phân tích và đánh giá tiến trình lịch sử thay đổi thể chế quản lý đất đai. Tác giả đã đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất theo quan điểm phát triển bền vững và đã rút ra những bài học kinh nghiệm và quản lý và sử dụng đất ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp về thể chế quản lý đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đất đai ở Việt Nam nói chung và đặt biệt ở Tây Nguyên nói riêng [16].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Toàn (2008) về tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện A Lưới, tỉnh thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2007 công bố ở Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 47, đã cho thấy có nhiều kết quả khả quan trong việc quản lý, sử dụng đất của huyện như tình hình quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả sử dụng đất cao hơn thể hiện ở diện tích, năng suất của hầu hết cây trồng gia tăng đặc biệt là lúa, ngô và các cây trồng hàng hóa như rau, sắn. Hệ số sử dụng ruộng đất đều tăng nhanh. Tuy nhiên thực tế cho thấy tại A Lưới việc cấp thẻ giao đất cho các hộ dân vẫn còn rất hạn chế. Cơ cấu cây trồng vẫn nặng về sản xuất tự cấp, tự túc, chưa phát triển mạnh sản xuất hàng hóa. Năng suất cây trồng vẫn chưa ổn định...[17].
Hà Công Bình (2010), “Đánh giá thực trạng công tác giao, khoán quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng ở tỉnh Đắk Lắk”, Kỷ yếu hội thảo: Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường, Thừa Thiên - Huế. Bài phát biểu đã nhấn mạnh việc xây dựng năng lực cho cộng đồng DTTS để sử dụng quyền và trách nhiệm trong quản lý rừng tự nhiên, hỗ trợ của các bên liên quan các cấp đối với việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng DTTS trong quản lý sử dụng rừng tự nhiên. Vai trò và sự phối hợp giữa các bên trong hỗ trợ việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng DTTS trong quản lý rừng tự nhiên. Thảo luận để tìm ra những giải pháp hỗ trợ việc sử dụng quyền và trách nhiệm của cộng đồng DTTS trong quản lý rừng tự nhiên tại địa phương trong thời gian tới [2].
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU