Hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng đối với đời sống người dân trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 81)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.6. Hiệu quả của công tác giao đất, giao rừng đối với đời sống người dân trên địa

địa bàn xã Hồng Bắc

Để đánh giá hiệu quả kinh tế đất lâm nghiệp thì mức thu nhập của gia đình được xem là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá mức độ cải thiện đời sống của hộ gia đình và việc áp dụng chính sách mới trong quá trình sử dụng đất. Thu nhập của hộ gia đình tăng lên, vì sau khi nhận đất sản xuất lâm nghiệp người dân đã thực sự an tâm đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để chuyển đổi loại cây trồng, tăng hiệu quả sản xuất lâm nghiệp. Trước đây, người dân chỉ trông chờ chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc sản phẩm trong vườn mang đi bán để tích luỹ thêm thu nhập. Nhưng bây giờ nguồn thu nhập của người dân từ nhiều phía nhưng chủ yếu từ trồng rừng sản xuất và ngành phụ trợ như: chăn nuôi, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm. Nhằm đánh giá được tác động của giao đất lâm nghiệp đến kinh tế hộ gia đình, qua điều tra phỏng vấn thì hiện nay các hộ gia đình đa phần là trồng cây keo với chi phí đầu tư cho 01 ha keo với chu kỳ 4,5 - 5 năm từ 10-15 triệu đồng. Trong đó cho sản lượng keo từ 60-80 tấn gỗ với giá trị từ 65-80 triệu đồng cho lợi nhuận từ 50-65 triệu đồng/ha mang lại hiệu quả kinh tế hộ gia đình rõ rệt.

Bảng 3.16. So sánh kinh tế hộ gia đình ở xã trước và sau khi giao đất

Chỉ tiêu điều tra Đơn vị tính Tổng số Tỉ lệ % Năm 2014 Năm 2018 Năm 2014 Năm 2018 Tivi Cái 12 26 40 86,7 Xe máy Chiếc 13 43 43,33 143,33 Xe ô tô, xe tải Chiếc 0 02 0 6,7 Nhà kiên cố Nhà 4 17 13,3 57 Bình quân thu nhập của hộ (tr.đ/năm) 15,6 30,5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Do kinh tế của nông hộ tăng lên nên khả năng tích lũy vốn để tái đầu tư sản xuất, mua sắm các dụng cụ trong nhà được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần ngày

càng tốt hơn. Tình hình kinh tế của 30 hộ được phỏng vấn ở xã trước và sau khi giao đất lâm nghiệp tăng lên rõ rệt. Số hộ có tivi tăng 46,7%, số hộ có xe máy tăng 100%, số hộ xây nhà kiên cố tăng 43,7%. Bình quân thu nhập trên đầu người của các hộ điều tra tăng 14,9 triệu đồng/người/năm, trong 30 hộ điều tra tính từ năm 2014 là có 18 hộ nghèo, khó khăn và đến năm 2019 có 13 hộ đã thoát nghèo, có thể nói, nghề trồng rừng đã mang lại kinh tế, góp phần làm cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững trong những năm gần đây. Góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi trường, còn tạo ra việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, ổn định đời sống cho người dân.

Sau khi giao đất lâm nghiệp, thì ranh giới quỹ đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã hầu hết đã được cải thiện đáng kể. Địa phương đã chỉ đạo tốt nhân dân trồng rừng vào phần diện tích đã được giao đất lâm nghiệp xác định được mục tiêu quan trọng về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xác định được loại cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện, kinh tế xã hội của từng khu vực đảm bảo vừa phát triển sản xuất, vừa bảo vệ tốt nhất tài nguyên rừng hiện có.

Điều tra cho thấy sau khi giao đất lâm nghiệp số vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, số trường hợp sử dụng đất sai mục đích đã giảm xuống đáng kể.

Bảng 3.17. So sánh tình hình tranh chấp đất đai và sử dụng đất sai mục đích

Chỉ tiêu

Tổng số

Năm 2014 Năm 2018 Tỷ lệ (%)

Số vụ tranh chấp đất đai 26 14 53,8 Sử dụng đất sai mục đích 20 3 15

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện năm 2018.)

Qua đó cho thấy, số vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất năm 2014 toàn xã là 26 vụ giảm xuống còn 14 vụ năm 2018 (giảm 53,8%), số hộ sử dụng đất sai mục đích năm 2014 là 20 vụ giảm xuống còn 3 vụ năm 2018 (giảm 15%). Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, chính sách giao đất lâm nghiệp đã làm thay đổi nhận thức, mức độ hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai và sự ảnh hưởng của các vụ vi phạm pháp luật đất đai đến sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường sinh thái. Từ đó, nguyên nhân vi phạm pháp luật đất đai ở hai thời điểm trước và sau khi giao đất lâm nghiệp có sự khác nhau.

Trước năm 2014, nguyên nhân gây ra các vụ tranh chấp đất đai là do ranh giới đất đai không rõ ràng, người dân quen tập quán du canh, du cư, một số diện tích chồng lấn trên GCNQSDĐ, sự hiểu biết pháp luật đất đai của người dân còn hạn chế, một số trường hợp sử dụng đất sai mục đích trước năm 2014 là do diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng, người sử dụng đất chưa nhận thức rõ về mục đích sử dụng của từng loại đất, việc cấp GCNQSDĐ chậm dẫn đến các hộ tranh chấp, khiếu nại. Đến năm 2018 việc áp dụng các chính sách pháp luật về đất đai các cấp, các ngành đã tuyên truyền, xác định lại các ranh giới, nguồn gốc đất nên số vụ tranh chấp, khiếu nại về đất đai giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)