Tình hình sử dụng đất và quản lý đất đai trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm TMV cadas xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn nam phước, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 49)

b. Ý nghĩa thực tiễn

3.1.3. Tình hình sử dụng đất và quản lý đất đai trên địa bàn

3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Nam Phước năm 2014

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1.450,2374 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 740,7930 51,08

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 740,7930 51,08 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN 668,6946 46,11

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 479,1996 33,04

1.1.1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi COC 2,0510 0,14 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 187,4440 12,93

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 72,0984 4,97

2 Đất phi nông nghiệp PNN 601,5982 41,48

2.1 Đất ở tại đô thị ODT 302,0398 20,83

2.2 Đất chuyên dùng CDG 161,1785 11,11

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 4,2577 0,29

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 2,4729 0,17

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,0450 0,003

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 6,6315 0,46 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 147,7714 10,19

2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 10,1365 0,70

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 20,6145 1,42

2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng SMN 106,8303 7,37

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,7986 0,05

3 Đất chưa sử dụng CSD 107,8462 7,44

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 107,8462 7,44

Thị trấn Nam Phước có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, chiếm 51,08% diện tích tự nhiên. Điều này chứng tỏ nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của địa phương. Đất nông nghiệp ở đây bao gồm đất trồng lúa (479,1996 ha), đất trồng cây hằng năm khác (187,4440 ha), đất trồng cây lâu năm (72,0984 ha) và một ít đất đồng cỏ (2,0510 ha), thị trấn không có đất rừng.

Đất phi nông nghiệp chiếm cơ cấu thấp hơn (41,48%), chủ yếu là đất ở đô thị và đất chuyên dùng. Đất chuyên dùng (161,1785 ha) chủ yếu là đất giao thông (86,6269 ha) và đất thủy lợi (40,2583 ha). Đất sông suối mặt nước chuyên dùng (106,8303 ha). Đất tôn giáo tín ngưỡng có diện tích tương đối lớn (10,1365 ha) do trên địa bàn thị trấn tập trung rất nhiều đền thờ, miếu và nhà thờ tộc. Các loại đất còn lại phân chia khá đồng đều cho nhiều mục đích khác nhau. Đất ở tại thị trấn do chưa có quy hoạch chi tiết nên có sự chênh lệch lớn về giá đất giữa những khu vực khác nhau.

3.1.3.2. Tình hình quản lý đất đai của thị trấn Nam Phước

Về địa giới hành chính:

Thực hiện chỉ thị 364/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cùng các ngành chức năng của huyện và các địa phương có liên quan đã tiến hành xác định và thống nhất ranh giới hành chính từ năm 1995. Hiện nay ranh giới, mốc giới rõ ràng ổn định và hồ sơ lưu trữ đầy đủ ở các cấp.

Về công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính:

Thị trấn được tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1/1.000 từ năm 1997 theo công nghệ bản đồ số. Lập được bộ hồ sơ địa chính với 34 sổ địa chính đất nông nghiệp theo nghị định 64/CP, 73 sổ địa chính đất ở và 7 sổ mục kê. Trong quá trình sử dụng hồ sơ địa chính được chỉnh lý kịp thời, đáp ứng được quá trình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn [19].

Về công tác hòa giải tranh chấp đất đai:

Các trường hợp tranh chấp chủ yếu là tranh chấp ranh giới liền kề, bình quân mỗi năm khoảng 30 trường hợp được thị trấn hòa giải kịp thời, đúng luật. Tình hình sử dụng đát các các đơn vị trên địa bàn nhìn chung là ổn định.

Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Trong năm 2011 Trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trường Quảng Nam tiến hành lập dự án quy hoạch sử dụng đất thị trấn Nam Phước giai đoạn 2011-2012 và kế hoach sử dụng đất 5 năm đầu kì 2011-2015. Hiện nay dự án đang được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quá trình quản lý sử dụng đất của địa phương hiện căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất thị trấn giai đoạn 2003-2010 đã được phê duyệt để xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm.

Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

- Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất theo nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ đã thực hiện ký cấp được 3377 giấy với tổng diện tích 601,9485ha.

- Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình và cá nhân đã tiến hành ký cấp được 4817 giấy đạt 80% số giấy phải cấp, với diện tích là 223,6448ha; Cấp giấy cho tổ chức cơ quan đơn vị với 46 giấy [19].

3.1.3.3. Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Nam Phước từ năm 1993 đến nay

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn có nhiều tiến bộ đáng kể như việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đẩy nhanh được thời gian cấp giấy và giảm bớt thủ tục cho người dân mặc dù vẫn còn gặp các khó khăn như quá trình cấp Giấy chứng nhận bị đình trệ do nhiều nguyên nhân, nhất là về cơ chế, chính sách; giấy tờ, nguồn gốc thửa đất không đầy đủ, rõ ràng; hồ sơ địa chính lưu rách nát, không đầy đủ; một bộ phận nhân dân chưa thật sự có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận; sự phối hợp giữa các ngành, địa phương liên quan chưa chặt chẽ,...

Thay đổi cơ cấu, thái độ làm việc trong công tác quản lý đất đai là chủ trương của Huyện trong những năm trở lại đây. Các cán bộ quản lý làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, người dân nộp tiền sử dụng đất, thuế đất đầy đủ.

Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý còn chậm cũng như đội ngũ cán bộ chuyên môn đang còn yếu trong công tác chuyên môn và đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

3.1.3.4. Một số biện pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng đất trong thời gian tới

- Hiện đại hóa việc xây dựng và quản lý thông tin đất đai. Dữ liệu về mỗi thửa đất, người sử dụng đất sẽ được cập nhật và xác định chính xác.

- Người dân sẽ được tiếp cận với dịch vụ đăng ký đất đai theo một trình tự, thủ tục đơn giản thông qua việc thực hiện đề án cải cách hành chính theo cơ chế “Một cửa, Một cửa liên thông”.

- Xây dựng hệ thống thông tin cũng sẽ cung cấp thông tin đất đai thật dễ dàng đối với mọi tổ chức, công dân có nhu cầu. Người có nhu cầu chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng cũng có thông tin chính xác về đất đai.

- Tiếp tục hoàn thiện các công cụ pháp luật, quy hoạch, kinh tế, hành chính và cơ chế theo dõi, giám sát đánh giá phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm từng bước phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tiến tới xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

- Tăng cường tính công khai, dân chủ thông qua quy định quy hoạch phải được lấy ý kiến của nhân dân và trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến của nhân dân trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả các cấp.

- Ðổi mới về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thông qua các quy định: Giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất; điều kiện được bồi thường về đất, bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, bồi thường tài sản gắn liền với đất.

- Đăng ký thông tin đất đai đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý là bắt buộc. Đăng ký thông tin đất đai được thực hiện bằng hình thức trên giấy và bổ sung quy định đăng ký trên mạng điện tử để từng bước thực hiện đăng ký điện tử. Quy định cụ thể hơn những trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận.

- Định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; theo thời hạn sử dụng đất; phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất hoặc giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất; cùng một thời điểm các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; quyền tiếp cận thông tin đất đai nhằm hướng tới xây dựng hệ thống thông tin đất đai thống nhất từ Trung ương tới địa phương phục vụ đa mục tiêu.

- Nhằm xây dựng một hệ thống quản lý đất đai minh bạch, hiệu quả, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đất đai, đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trước nhân dân cần tăng cường hơn sự theo dõi, giám sát, đánh giá của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và nhân dân về việc quản lý và sử dụng đất đai.

- Nâng cao vai trò của các cơ quan tư pháp trong giải quyết các tranh chấp có liên quan đến đất đai. Quy định về hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất để đánh giá việc thi hành pháp luật đất đai, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, sự tác động của chính sách, pháp luật đất đai đến kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương.

- Trách nhiệm của người đứng đầu UBND các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và xử lý trách nhiệm của người thực thi công vụ vi phạm pháp luật đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phần mềm TMV cadas xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn nam phước, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)