4. Những đóng góp mới của luận văn
1.1.4. Nghiên cứu chuỗi giá trị Lý luận về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị thịt bò bao gồm các hoạt động từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, là tập hợp của các tác nhân bao gồm: i) Người sản xuất (hộ gia đình, gia trại, trang trại...); ii) Người thu gom/thương lái; iii) Người giết mổ (lò mổ gia súc); iv) Người bán buôn, bán lẻ; v) Người tiêu dùng. Hoạt động của chuỗi ngoài các tác nhân nêu trên còn có các tác nhân hỗ trợ chuỗi như: Viện chăn nuôi, ngân hàng, chi cục thú y, trạm khuyến nông địa phương. Để cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, các tác nhân trong chuỗi phải hợp tác với nhau trong các hoạt động sản xuất - kinh doanh (SXKD).
Theo Shyamal (2005) chuỗi gia trị sản phẩm nông nghiệp điển hình bao gồm sản xuất (thông qua hộ gia đình, trang trại, HTX, hoặc kết hợp), thu gom, chế biến, phân phối, và tiêu dùng cuối cùng (Hình 1.2).
(Nguồn: Shyamal .2015)
Người sản xuất: Là tác nhân đầu tiên trong chuỗi, người sản xuất trong chuỗi có thể là các hộ nông dân, gia trại, trang trại, công ty... trực tiếp chăn nuôi. Người chăn nuôi phải sử dụng các sản phẩm đầu vào để chăn nuôi với một chu kỳ nào đó. Sản phẩm của tác nhân này là bò thịt hơi đủ trọng lượng có thể đưa vào giết mổ.
Người thu gom/thương lái: Đây là tác nhân trung gian của chuỗi, giúp kết nối người sản xuất với người giết mổ, người chế biến. Họ thu gom thịt hơi để bán lại cho các cơ sở giết mổ trong huyện, trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh.
Người giết mổ/chế biến: Đây là một tác nhân đặc thù của chuỗi, thịt hơi được tác nhân này giết mổ để tạo ra sản phẩm đầu ra để tiếp tục bán buôn, bán lẻ hoặc đưa vào chế biến. Đối với các nước phát triển, không tồn tại người giết
mổ nhỏ lẻ mà chỉ tồn tại các khu giết mổ tập trung nên dễ dàng quản lý nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
Người bán buôn: Tác nhân này làm nhiệm vụ bán buôn bò đã được giết mổ, có thể là các hộ gia đình, có thể là các công ty, doanh nghiệp..., có thể tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu. Ở Việt Nam tác nhân này có thể chính là hộ giết mổ hoặc những hộ chuyên mua thịt hơi để bán lại cho các điểm bán lẻ.
Người bán lẻ: Là tác nhân trực tiếp mua hàng từ người giết mổ hoặc từ người bán buôn để bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Các sản phẩm từ người bán lẻ thường là sản phẩm hoàn thiện cuối cùng trong chuỗi.
Người tiêu dùng: Là tác nhân tiêu dùng các sản phẩm cuối cùng, ranh giới giữa các tác nhân là không rạch ròi, có thể đan xen với nhau. Chẳng hạn, một người bán buôn, họ có thể kết hợp với bán lẻ hàng hoá đó và thậm chí tiêu dùng chính sản phẩm mà họ đem ra buôn bán đó.
Chuỗi giá trị chăn nuôi bao gồm nhiều kênh tiêu thụ khác nhau, qua nhiều cấp hay nhiều khâu khác nhau và giá trị gia tăng trong chuỗi được tạo ra bởi hoạt động của mỗi tác nhân và liên kết giữa các tác nhân với nhau. Mỗi một hoạt động là một chức năng đảm bảo sự sống còn đối với toàn bộ chuỗi giá trị, làm tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi phải hoàn trả toàn bộ chi phí sản xuất và dịch vụ sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của chuỗi.
1.1.4.1. Lợi ích của phân tích chuỗi giá trị
Việc phân tích chuỗi giá trị mang lại lợi ích to lớn cho các cá nhân và các tổ chức trên phương diện tìm kiếm cơ hội thâm nhập chuỗi giá trị hoặc cải tiến chuỗi giá trị. Những lợi ích cụ thể:
Nhận dạng lợi thế cạnh tranh
Phân tích chuỗi giá trị giúp các doanh nghiệp xác định và hiểu chi tiết hơn các công đoạn trong chuỗi giá trị của sản phẩm, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được lợi thế cạnh tranh đang nằm ở công đoạn nào để có chiến lược
đối với sự phát triển sản phẩm dựa trên lợi thế cạnh tranh sẵn có. Có thể nói rằng, khi xu hướng toàn cầu hóa ngày càng tăng lên mạnh mẽ, kéo theo là xu hướng chuyên môn hóa, việc phân tích chuỗi giá trị là một đòi hỏi tất yếu để các tổ chức có thể xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Cải tiến hoạt động
Việc hiểu rõ chuỗi giá trị giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hay nâng cấp những hoạt động. Trên cơ sở hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của các yếu tố có liên quan đến chuỗi giá trị bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nghệ, kiến thức, lao động, ... cũng như hiểu rõ về hiệu quả của quá trình cung cấp sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh đối với những yếu tố này nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn.
Tạo cơ hội đánh giá lại năng lực
Phân tích chuỗi giá trị là cơ hội đánh giá lại năng lực của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích các yếu tố liên quan bao gồm chi phí, lợi nhuận, công nghệ, kiến thức, lao động,. Việc phân tích chuỗi giá trị là thực sự cần thiết bởi nó giúp doanh nghiệp nhận rõ đặc điểm của từng công đoạn trong chuỗi giá trị cũng như hiệu quả hay giá trị gia tăng được tạo ra trong công đoạn đó. Kết quả là doanh nghiệp sẽ có những đánh giá cả chủ quan và khách quan về hiệu quả của việc thực hiện công đoạn này, qua đó tạo cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp.
Phân phối thu nhập hợp lý
Phân tích chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp thực hiện việc phân phối thu nhập hợp lý. Bằng cách lập sơ đồ những hoạt động trong chuỗi, một phân tích chuỗi giá trị phân tích tổng thu nhập của một chuỗi giá trị thành những khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được. Để có được những đánh giá khách quan về sự đóng góp của các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị, việc phân tích chuỗi giá trị là cách duy nhất để có được những thông tin đó.
Một phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các chủ thể tham gia vào các công đoạn của chuỗi. Việc xem xét các mối liên kết trong chuỗi giá trị (xác định liên kết, nguyên nhân của liên kết và lợi ích của liên kết) chính là cơ sở để các doanh nghiệp tăng cường hay củng cố các mối liên kết giữa những chủ thể tham gia chuỗi nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn.
Đứng trước xu thế phát triển của chuỗi giá trị trong những năm gần đây, việc nghiên cứu chuỗi giá trị chăn nuôi mang lại một số ý nghĩa:
Thứ nhất, Nghiên cứu chuỗi giá trị giúp lập sơ đồ một cách hệ thống các tác nhân tham gia vào chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu thu gom, giết mổ, bán buôn, bán lẻ và tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Thứ hai, Nghiên cứu chuỗi giá trị giúp xác định hiệu quả sản xuất của từng tác nhân, sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi.
Thứ ba, Nghiên cứu chuỗi giá trị giúp xác định các mối quan hệ giữa các tác nhân, sự liên kết và trao đổi thông tin hai chiều và nhấn mạnh vai trò liên kết của các tác nhân tham gia chuỗi.
Thứ tư, Nghiên cứu chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp chuỗi giá trị.
1.1.4.2. Nội dung vấn đề nghiên cứu chuỗi giá trị
* Lập sơđồ chuỗi giá trị
Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là sử dụng những minh họa thường là các mô hình, bảng, ký hiệu hay hình thức khác nhằm cung cấp thông tin để hiểu sâu hơn về những thông tin của chuỗi giá trị được phân tích. Để phân tích chuỗi giá trị thịt bò, đề tài tập trung vào nghiên cứu các tác nhân, hiệu quả sản xuất của từng tác nhân và sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị bao gồm cả liên kết ngang và liên kết dọc bằng cách lập sơ đồ chuỗi giá trị. Xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Sơ đồ này thể hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết giữa các tác nhân chính này.
Các bước lập sơđồ phân tích chuỗi giá trị và câu hỏi định hướng Bước 1: Xác định cụ thể người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi giá trị
Người tiêu dùng là ai ? Họ ở đâu ?; Độ tuổi nào ?; Thu nhập ra sao ?; Họ muốn mua sản phẩm gì ?
Người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải như thế nào ? Người tiêu dùng mua nhiều hay ít ?; Nhiều là bao nhiêu ?
Họ mua vào thời điểm nào ?; ở đâu ?; và họ sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua sản phẩm ?...
Bước 2: Xác định các khâu trong chuỗi giá trị
Để người tiêu dùng có thể mua sản phẩm thì trước đó phải làm gì ? Để người bán lẻ có sản phẩm đi bán thì trước đó phải làm gì ?
Để người chế biến có sản phẩm để chế biến thì trước đó phải làm gì ? Để người thu gom có sản phẩm để thu gom thì trước đó phải làm gì ? Để người sản xuất tạo ra sản phẩm họ cần làm/có cái gì ?
Bước 3: Xác định các hoạt động của từng khâu trong chuỗi
Khâu “Cung cấp đầu vào” bao gồm các hoạt động gì ? Khâu “Sản xuất” bao gồm các hoạt động gì ?
Khâu “Thu gom” bao gồm các hoạt động gì ? Khâu “Chế biến” bao gồm các hoạt động gì ? Khâu “Thương mại” bao gồm các hoạt động gì ?
Bước 4: Xác định các tác nhân trong chuỗi giá trị
Hiện nay, ai thực hiện các hoạt động trong các khâu: Khâu cung cấp đầu vào do ai thực hiện ?
Khâu sản xuất do ai thực hiện ? Khâu thu gom do ai thực hiện ? Khâu chế biến do ai thực hiện ? Khâu thương mại do ai thực hiện ?
Hiện nay, ai hỗ trợ các tác nhân thực hiện các khâu trong chuỗi ? Các hỗ trợ giải quyết khó khăn nào của các tác nhân trong các khâu ?
Bước 6: Kết luận từ sơđồ chuỗi giá trị Sơ đồ thể hiện những
khâu nào ?
Liên kết của các khâu có được tổ chức chặt chẽ không ? Người nông dân sản xuất nhỏ lẻ hay tập thể ?
Các nhà hỗ trợ có hỗ trợ đúng lúc và đúng nơi không ?
* Mô tả chuỗi giá trị
Mô tả chuỗi bao gồm các hoạt động được thực hiện trong chuỗi, tác nhân tham gia chuỗi, xác định dòng chảy và các mối liên kết trong chuỗi.
a. Các hoạt động được thực hiện trong chuỗi giá trị
Mô tả chuỗi bao gồm các hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi (vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng tác nhân tham gia vào chuỗi) các thỏa thuận liên doanh liên kết trong chuỗi...
b. Phân tích kết quả các hoạt động trong chuỗi giá trị
Xác định sự lưu chuyển, thay đổi một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Kết quả hoạt động của chuỗi giá trị được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu doanh thu (TR), chi phí (IC), giá trị gia tăng (VA) lợi nhuận của từng tác nhân và của toàn chuỗi. Như vậy, muốn cải thiện chuỗi giá trị thì đồng thời bằng cách cải thiện từng mắt xích hoặc là cải thiện sự liên kết giữa các mắt xích tham gia vào chuỗi giá trị.
c. Nâng cấp trong chuỗi giá trị
Thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi nhằm nâng cấp chuỗi đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đáp ứng tốt với những yêu cầu khắt khe của thị trường.
d. Nâng cấp theo quy trình công nghệ
quản của từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị, nếu các quy trình này được các tác nhân thực hiện và tuân thủ có thể nâng cao đáng kể giá trị gia tăng cho từng tác nhân và cho toàn bộ chuỗi giá trị.
e. Nâng cấp theo sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm khai thác, chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường bảo đảm đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và về an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường.
f. Nâng cấp toàn bộ chuỗi
Thông qua các chính sách tác động của Nhà nước để tác động vào từng tác nhân hoặc mối liên kết giữa các tác nhân. Số lượng tác nhân có thể được rút ngắn lại thông qua hợp nhất hoặc giảm để giảm khâu phụ thuộc và gia tăng giá trị gia tăng cho toàn bộ chuỗi.
* Phân tích liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi
Để phân tích liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi đề tài chú trọng vào cơ chế liên kết giữa các tác nhân, cơ chế phân phối giá trị gia tăng, phân phối giá trị/thu nhập trong chuỗi bằng cách xem xét giữa các tác nhân có hợp đồng mua bán hay không ? Tỷ lệ mua bán thông qua hợp đồng là bao nhiêu ? Doanh nghiệp có cung cấp đầu vào hay tín dụng cho hộ hay không ?