Tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bò thịt tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 37)

4. Những đóng góp mới của luận văn

1.3 Tổng quan nghiên cứu

1.3.1.Nghiên cu trong nước

Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Australia tài trợ Dự án “Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam-LPS/2012/062”. Nghiên cứu giải thích về sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung, đồng thời đưa ra các hướng phát triển có hiệu quả hệ thống chăn nuôi bò sinh sản và bò sinh trưởng thông qua việc cải thiện công tác nuôi dưỡng và quản lý đàn bò. Theo đó, tăng cường liên kết thị trường cho các hộ chăn nuôi bò có định hướng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; qua đó xác định phát triển các hình thức trao đổi kiến thức, chuyển giao kỹ thuật nhằm mở rộng phạm vi tác động của dự án đến các hộ chăn nuôi bò quy mô nhỏ ở vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Dự án mới được triển khai thực hiện tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Đắk Lắk, kéo dài trong bốn năm (2014 - 2018).

Trên cơ sở này, mô hình tăng sự liên kết cùng cấp và khác cấp đã được tác giả khuyến nghị, tuy nhiên vấn đề lớn nhất trong chuỗi cung ứng vẫn là cách thức nuôi và cơ sở hạ tầng vùng nuôi. Để giải quyết điều này sự thay đổi tập quán nuôi và nâng cao kiến thức của hộ nuôi mới là điệu kiện cần, để giải quyết triệt để vấn đề dịch bệnh, tăng năng suất của hộ nuôi thì việc nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi là điều kiện nhất thiết và cần sự hỗ trợ từ nhà nước cùng các cấp chính quyền có liên quan.

1.3.2.Nghiên cu ti mt s tnh

thịt tại tỉnh Sóc Trăng đã sử dụng phương pháp tiếp cận “Liên kết chuỗi giá trị - Valuelinks” của Eschborn GTZ và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nghiên, cỡ mẫu được chọn là 143 quan sát; trong đó có 96 hộ nuôi bò (người nuôi bò), 6 hộ thu mua bò, 5 lò mổ gia súc, 6 hộ bán sỉ, 15 hộ bán lẻ và 15 hộ tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 chức năng tham gia chuỗi như: Người cung cấp đầu vào, người nuôi bò, người thu mua bò, lò mổ gia súc, người bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng. Có 4 kênh thị trường chính trong chuỗi giá trị bò thịt Sóc Trăng và đều là kênh tiêu thụ nội địa. Phân tích doanh thu và lợi nhuận toàn chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt cho thấy, lợi nhuận hộ nuôi bò là cao nhất 69,6%, kế đến là lò mổ gia súc 11,2%, thu mua bò 10,0%, hộ bán lẻ 6,4% và hộ bán sỉ 2,8%. Tuy nhiên, lợi nhuận theo tác nhân thì lò mổ gia súc chiếm tỷ lệ cao nhất 80%, người bán sỉ 11,6%, thu mua bò 4,3%, bán lẻ 3,5% và thấp nhất là hộ chăn nuôi bò. Giải pháp nâng cấp chuỗi Sóc Trăng là: (i) mở rộng chăn nuôi, hỗ trợ vốn đầu tư con giống, tăng cường kỹ thuật; (ii) người chăn nuôi cần cập nhật thông tin thị trường; và (iii) phát triển lò mổ gia súc đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu khi tăng qui mô chăn nuôi.

Nguyễn Phú Son và cộng sự (2017) khi phân tích chuỗi giá trị bò thịt tỉnh Ninh Thuận. Nghiên cứu các tác nhân trong chuỗi được khảo sát bao gồm 30 hộ chăn nuôi bò, 02 thương lái thu gôm, 02 cơ sở lò giết mổ, 02 người bán sỉ 04 người bán lẻ và 02 người cung cấp thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự phân bổ giá trị gia tăng thuần tương đối hợp lý giữa các tác nhân khi so sánh sự đóng góp của các tác nhân vào giá trị gia tăng của chuỗi. Để nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt tỉnh Ninh Thuận cần thực hiện các chiến lược: (i) Mở rộng qui mô và cải thiện chất lượng đàn bò, (ii) Phát triển hệ thống lò giết mổ, (iii) Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường, (iv) Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bò thịt tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)