Bài học kinh nghiệm rút tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bò thịt tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 43)

4. Những đóng góp mới của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút tra

giao đất giao rừng đã thực hiện xong, diện tích đất chăn thả tự nhiên đã giảm, nên không thể chăn nuôi theo hình thức chăn thả mà phải quy hoạch khu vực chăn nuôi. Do đó, mô hình phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao phù hợp là xây dựng vùng chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao. Để ổn định tâm lý và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp, người dân yên tâm sản xuất thì nhất thiết cần có giải pháp về quy hoạch vùng chăn nuôi bò thị tập trung trên địa bàn huyện, ít nhất là phải giữ ổn định đến năm 2025, tránh gây xáo trộn, tâm lý e ngại cho người dân và doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh trong vùng.

Về xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò:

ngoài đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn còn phải phù hợp với khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên của vùng. Đồng thời, việc xác định con giống có lợi thế của huyện cũng cần đặc biệt lưu ý. Do đó, trong mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, chúng ta không nên áp dụng nguyên xi các công nghệ cao như các địa phương khác mà phải có sự điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó cần tập trung ứng dụng công nghệ cao trong các khâu chọn tạo giống và bảo quản, chế biến.

Mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: chỉ có thông qua liên kết với doanh nghiệp việc sản xuất của người nông dân mới được tiến hành quy củ hơn và hiệu quả mang lại cũng đảm bảo hơn.

Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, mối liên kết giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập Hợp tác xã trên nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và quá trình đăng ký thương hiệu nông sản. Hợp tác xã sẽ đảm nhiệm vai trò đầu mối cho các xã viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp yếu tố đầu vào, đầu ra cho nông dân, trên cơ sở tham khảo ý kiến và cân đối với khả năng sản xuất ổn định của

các xã viên. Người nông dân khi đó chỉ tập trung vào công việc duy nhất là sản xuất nông sản với chất lượng và số lượng theo kế hoạch phát triển sản xuất của hợp tác xã. Về phía doanh nghiệp liên kết cần đảm bảo sự ổn định trong các điều khoản cam kết và hỗ trợ đã ký kết với hợp tác xã. Tránh tình trạng chậm trễ trong thanh toán, và hành động có ý tiêu cực với nông dân.

Vai trò quản lý của nhà nước: Vai trò của nhà nước đóng vai trò rất

quan trọng trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đẩy mạnh công tác khuyến nông- lâm- ngư có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ kiến thức cho bà con nông dân, góp phần đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, trên hết là tạo mối liên hệ khăng khít giữa người nông dân – nhà quản lý và nhà khoa học. Cần thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng hệ thống đến tận cơ sở. Tích cực thông tin tuyên truyền các chính sách, chủ trương hỗ trợ phát triển của Nhà nước và đào tạo, tập huấn, triển khai mô hình trình diễn cho nông dân, kịp thời phản hồi tâm tư nguyện vọng của người dân đến các cơ quan, ban ngành có liên quan để có phương án giải quyết thỏa đáng.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên

Theo dữ liệu được lấy từ cổng thông tin điện tử huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh thì Ba Chẽ là một huyện miền núi thuộc phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh.

* Vị trí địa lý:

- Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 95 km đi theo đường quốc lộ 18A từ Hạ Long đi Móng Cái. Từ ngã ba Hải Lạng đi thị trấn Ba Chẽ 15km.

21o7’40” đến 21o23’15” Vĩ Độ Bắc

107o58’5” đến 107o22’00” độ Kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Đình Lập - tỉnh Lạng Sơn.

Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thành phố Cẩm Phả. Phía Đông giáp huyện Tiên Yên.

Phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Huyện Ba Chẽ tuy không nằm trên đường quốc lộ 18A nhưng trên địa bàn huyện có 04 tỉnh lộ đi qua: Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang); Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ); Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả); Tỉnh lộ 330B: Nam Sơn – Cầu Ba Chẽ phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội của huyện với các địa phương lân cận. Tỉnh lộ 329, đường Cửa Cái - Cái Gian đã được đầu tư tạo thuận lợi cho thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại TP. Cẩm Phả và TP. Hạ Long.

- Tuy Ba Chẽ không gần các trung tâm kinh tế lớn trong tỉnh như các huyện khác nhưng lại khá thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu đường bộ là Móng Cái (TP. Móng Cái); Hoành Mô (huyện Bình Liêu); cảng Mũi Chùa (huyện Tiên Yên) là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa.

* Khí hậu:

- Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 21oC – 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ 26 – 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 12 - 160C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 01 đạt tới 10C.

- Độ ẩm không khí: tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất vào tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nên các xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ở sâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hoá theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.

- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là 4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.

+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490mm).

+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm). Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên 200mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừng thấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng trữ nước của rừng và đất rừng thì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dây truyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao 5 - 6m, lũ mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông làm ách tắc giao thông, gây thiệt hại lớn đến tài sản và hoa màu của nhân dân.

Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.

Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam: + Gió Đông Bắc: thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc

và Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.

+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió nam và đông nam, tốc độ gió trung bình cấp 2 - 3.

Điều kiện khí hậu của Ba Chẽ cho phép phát triển cả các cây trồng nhiệt đới và cây trồng ôn đới (ở vùng đồi núi) tạo ra sự đa dạng các sản phẩm nông nghiệp … đáp ứng nhu cầu thị trường nhất là các khu vực công nghiệp, đô thị.

* Đất đai, địa hình

- Địa hình Ba Chẽ bị chia cắt bởi các dãy núi và các con sông, suối tạo thành những thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 300 - 500m với độ dốc trung bình từ 20-25o. Nhìn chung với đặc điểm địa hình dốc, đất canh tác nông nghiệp ít, manh mún, không tập trung như huyện Ba Chẽ, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, khó khăn trong công tác đầu tư kinh phí xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

- Tuy không thuộc vùng núi cao nhưng địa hình chia cắt phức tạp nên phần lớn là đất dốc, thung lũng nhỏ hẹp, diện tích đất canh tác nông nghiệp bị hạn chế, tiềm năng đất đai chủ yếu thích hợp cho kinh tế lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi đại gia súc.

- Toàn huyện có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác, chủ yếu là đất Feralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma axit và phát triển trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối. Nhìn chung, các loại đất đều có tầng dày trung bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị bò thịt tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)