4.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của loại cơ chất tới khả năng sinh trưởng của nấm Linh chi
Thí nghiệm được tiến hành trên 3 loại cơ chất khác nhau gồm hỗn hợp thóc và CaCO3, hỗn hợp mùn cưa và cám, hỗn hợp thóc và mùn cưa, kết quả như sau:
Trên cơ chất thóc, được phối trộn 1% CaCO3 theo công thức của Nguyễn Lân Dũng và cộng sự [2]. Sau 3-4 ngày, sợi nấm phát triển từ mảnh mô với màu sắc và hình thái đặc trưng. Tuy nhiên khi tới phần giữa túi cơ chất, tốc độ nấm phát triển chậm, xuất hiện mùi chua do thóc ở phần đáy túi có độ ẩm cao. Các giọt nước đọng trên thành túi làm thóc bị nát, gây dính sợi nấm. Tỉ lệ giống bị hỏng cao, lên tới 100%. Điều này có thể do quá trình chuẩn bị nguyên liệu, thóc bị luộc quá nát hoặc quá trình phơi thóc chưa đạt độ ẩm thích hợp. Việc này yêu cầu kinh nghiệm tích lũy trong thời gian lâu dài.
Trên cơ chất mùn cưa bổ sung 5% cám và cơ chất hỗn hợp thóc bổ sung 10% mùn cưa sau khoảng 3 ngày nuôi cấy, sợi nấm phát triển mạnh từ mảnh mô. Sợi nấm có màu trắng, mùi thơm nhẹ. Sợi nấm mọc dày. Không xuất hiện các màu bất thường như màu mốc xanh, mốc vàng, mốc đen. Trên cơ chất mùn cưa bổ sung 5% cám, sợi nấm bao phủ khoảng hơn 80% túi cơ chất sau 40 ngày nuôi cấy (Hình 6A), tỉ lệ bịch thành công 100%. Như vậy thời gian sản xuất meo nấm theo phương pháp này có tỉ lệ thành công cao, tuy
nhiên thời gian sản xuất lâu dài. Vì vậy cần có những phương pháp cải tiến thích hợp hơn. Với cơ chất là hỗn hợp thóc bổ sung 10% mùn cưa, sợi nấm mọc kín sau khoảng 25-30 ngày nuôi (Hình 6B). Kết quả này phù hợp với phương pháp sản xuất meo giống của Nguyễn Lân Dũng và cộng sự. Mùn cưa có khả năng hút ẩm, nhờ vậy có thể giảm thiểu nguy cơ chua hỏng thóc nguyên liệu. Phương pháp này có thể áp dụng cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất meo giống. Dù vậy, do mùn cưa chứa ít chất dinh dưỡng, tỉ lệ mùn cưa cần được tối ưu hóa để đảm bảo chất lượng giống nấm trong sản xuất trong tương lai.
A. Sợi nấm phát triển trên hỗn hợp mùn cưa, cám sau 40 ngày nuôi cấy
B. Sợi nấm phát triển trên hỗn hợp thóc, mùn cưa sau 30 ngày nuôi cấy
Hình 6. Sản xuất meo nấm trên cơ chất 4.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của loại giống cấy
Để đánh giá ảnh hưởng của loại giống cấy. Hai loại giống gồm giống nấm trên môi trường agar và giống nấm mọc trên tăm bông được thử nghiệm. Với giống cấy từ môi trường agar, sợi nấm lan phủ kín túi cơ chất trong khoảng thời gian 25-30 ngày. Trên túi cơ chất cấy bằng tăm bông, thời gian lan phủ kín sợi nấm khoảng 15 ngày. Với giống bằng tăm bông sợi nấm được cấy dọc theo bịch nấm nhờ vậy sẽ lan phủ bịch cơ chất ở cả vị trí đáy túi và
miệng túi. Nhờ vậy rút ngắn được thời gian lan phủ cơ chất. Từ kết quả trên giống nấm cấy trên tăm bông sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
4.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ mùn cưa phối trộn với cơ chất thóc trong sản xuất meo nấm
Để đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ mùn cưa phối trộn với cơ chất thóc trong sản xuất meo nấm. Phối trộn thóc và mùn cưa với tỉ lệ lần lượt là 0% 5%, 10%, 15% và 20%. Kết quả như sau:
Sau 2-4 ngày nuôi cấy, quan sát thấy sợi nấm bắt đầu mọc ra từ que tăm bông (Hình 7A). Sợi nấm mọc lan kín bịch thóc trong 15 ngày nuôi cấy (Hình 7B). Sự phát triển sợi nấm Linh chi ở 4 tỷ lệ cho kết quả không khác biệt về thời gian lan phủ cơ chất. Vì vậy, để khai thác tốt nguồn dinh dưỡng của thóc cho giống nấm đồng thời khai thác tốt vai trò hút ẩm của mùn cưa, tỉ lệ mùn cưa 5% được lựa chọn để sản xuất meo nấm với giống cấy tăm bông, trên có chất chính là thóc.
A. Sau 4 ngày nuôi cấy
A. Sau 15 ngày nuôi cấy
Hình 7. Đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ mùn cưa phối trộn với cơ chất thóc trong sản xuất meo nấm