Để sản xuất thể quả nấm Linh chi, các bịch mùn cưa và các thân gỗ keo được cấy giống và nuôi cấy trong các khay/túi đất ẩm. Kết quả cho thấy sau khoảng 15 ngày, thể quả trên các bịch mùn cưa nhú qua lớp đất mỏng (Hình 8A). Thể quả có hình dạng và màu sắc đặc trưng của nấm Linh chi, thể quả trên các bịch mùn có kích thước nhỏ do khối lượng cơ chất thử nghiệm hạn chế (nhỏ hơn 1kg). So sánh bịch nấm được phủ đất với bịch nấm không phủ đất, thể quả của bịch nấm có lớp đất phủ có thời gian tăng trưởng dài hơn, thể quả có kích thước lớn hơn (Hình 8B). Với các bịch nấm phủ hỗn hợp đất và mùn cưa (Thí nghiệm 2), sau 3-4 tuần quan sát thấy mầm thể quả nhú lên trên lớp đất bao phủ. Tuy nhiên do thời gian có giới hạn nên chưa tạo thành thể quả hoàn chỉnh. Vì vậy cần tiếp tục theo dõi và đánh giá.
A. Sản xuất thể quả khi vùi xuống đất
B.Sản xuất thể quả trên bịch nấm phủ đất và không phủ đất
Hình 8. Sản xuất thể quả
Để tìm kiếm phương án khử trùng thích hợp và đơn giản, phương pháp Tyndall được thử nghiệm trên các bịch mùn cưa gỗ keo. Kết quả, sau 1 tuần nuôi cấy không xuất hiện các giống nấm mốc xanh, mốc đen. Sợi nấm phát triển tốt, che phủ hơn 50% diện tích cơ chất (Hình 9).
Hình 9. Bịch nấm khử trùng theo phương pháp Tyndall
Để thử nghiệm hình thức cấy thích hợp các bịch nấm được cấy theo hai hình thức: Cấy ở cả 2 phía và cấy ở 1 phía của khối cơ chất. Kết quả cho thấy bịch nấm được cấy từ 2 phía có thời gian lan phủ nhanh. sau 1 tuần nuôi cấy đã lan phủ phần lớp diện tích bề mặt cơ chất (Hình 9). Trong khi đó bịch nấm cấy ở diện tích trên miệng túi có tốc độ lan phủ cơ chất chậm. Ở các vị trí không có sợi nấm bao phủ, các loại nấm mốc nhiễm xuất hiện làm giảm chất lượng của bịch nấm(Hình 10).
Những kết quả thử nghiệm trên cho thấy quá trình nuôi trồng nấm có thể nuôi trồng trong những điều kiện thiết bị đơn giản với nhiệt độ khoảng 1000C. Tuy nhiên cần kết hợp nhiêu kỹ thuật, phương pháp nuôi trồng phù hợp để có kết quả tốt nhất.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Đã phân lập được giống nấm Linh chi từ thể quả bằng phương pháp nuôi cấy mảnh mô.
Đã nuôi cấy thành công giống nấm sau phân lập trên tăm bông, giúp giảm thời gian sản xuất meo nấm từ khoảng 25-30 ngày xuống khoảng 14- 15 ngày.
Đã sản xuất thành công meo nấm trên cơ chất thóc phối trộn với mùn cưa và trên cơ chất mùn cưa phối trộn với cám.
Đã sản xuất thành công thể quả nấm Linh chi khi sử dụng lớp đất che phủ.
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục tối ưu hóa quy trình nuôi cấy nấm Linh chi với lớp đất che phủ. Đánh giá ảnh hưởng ức chế của nồng độ muối tới sự phát triển của sợi nấm mốc lây nhiễm trong bịch cơ chất nấm Linh chi.
Tách chiết dược chất trong nấm Linh chi nuôi trồng bán tự nhiên và so sánh với các mẫu nấm thu nhận trong môi trường tự nhiên và môi trường lán trại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tiếng Việt
1. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. 2. Nguyễn Lân Dũng (2001), Công nghệ trồng nấm, Tập 1 và 2. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
3. Vi Đại Lâm, Nguyễn Xuân Vũ, Đinh Văn Thiện, Nguyễn Thị Trang, Vũ Đình Hợi, Bùi Thanh Ngọc (2018), Phân lập và sản xuất thử nghiệm giống nấm da báo tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN, 180(04): 117 - 121.
Tiếng Anh
4. Ahmet Unlu, Erdinc Nayir, Onder Kirca, Mustafa Ozdogan (2016)
Ganoderma Lucidum (Reishi Mushroom) and Cancer, J BUON, Jul-Aug,
21(4):792-798.]
5. Chi H.J. Kao, Amalini C. Jesuthasan, Karen S. Bishop, Marcus P. Glucina, Lynnette R. Ferguson (2013), Anticancer activities of Ganoderma lucidum: active ingredients and pathways, Functional Foods in Health and Disease; 3(2):48-65
6. Kent H. McKnight ( 1987) Peterson field guides-Mushroom, Library of Congress cataloging in publication data
XÁC NHẬN ĐÃ SỬA CHỮA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG ……… ……… ……… ……… ………
Thái Nguyên ngày…. tháng….năm…
Người nhận xét phản biện
(chữ ký và ghi rõ họ tên)
Người hướng dẫn