Đây là phương pháp nhằm giúp cộng đồng có thể tự tìm ta các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương nơi họ đang sinh sống.
Từ những kết quả phân tích đó có thể đề xuất hoặc đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt qua thách thức trong tương lai.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tư nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý
Bá Xuyên là một xã thuộc TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Xã nằm ở phía Bác của TP. Cách trung tâm TP khoảng 03 km. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 863,50 ha có 1211 hộ với 4973 nhân khẩu,
- Phía Đông giáp với xã Tân Quang, - Phía Tây giáp với xã Bình Sơn,
- Phía Nam giáp với xã Phườ ng Châu Sơn và Phường Bách Quang, - Phía Bắc giáp xã Thịnh Đức (TP. Thái Nguyên).
- Có đường trục 262 Vũ Xuân và đường Lê Hồng Phong đi qua xã thuận tiện cho việc đi lại giao lưu buôn bán.
Địa hình
Bá Xuyên là một xã thuộc vùng trung du miền núi, nên khu vực xã chủ yếu là đồi núi thấp, tỷ lệ đồi núi chiếm một phần diện tích tương đối lớn và nằm rải rác ở các khu vực trong xã. Hướng dốc của địa hình giảm dần theo chiều từ Bắc xuống Nam. Đây là khu vực thuận lợi cho xây dựng, có tiềm năng để phát triển và trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, lâm nghiệp và một số cây trồng khác, thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa.
4.1.1.2. Tài nguyên
-Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 863,50 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi thấp cho việc phát triển các loại cây như cây chè, cây ăn quả, trồng cây nông nghiệp.
-Tài nguyên nước: Nguồn nước ngầm là nguồn nước chính bảo đảm cho việc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân lấy từ các các giếng khoan.
Tuy nhiên chất lượng nước hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh do đã bị ô nhiễm từ hoạt động nông nhiệp các hoạt động chăn nuôi gia súc; phân, nước tiêu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác; thuốc trừ sâu, phân bón từ các đồi chè, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
4.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Khí hậu
Xã Bá Xuyên thuộc vùng trung du Bắc Bộ.
+ Nhiệt độ không khí trung bình 23 °C, nhiệt độ tháng cao nhất là 28 + Nhiệt độ tháng thấp nhất là 16,1 °C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,4 °C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3 °C
+ Độ ẩm trung bình năm (%tg): 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 78%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 16%.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm là 2168 mm, số ngày mưa hàng năm là 142 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất là 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất 22 mm, số ngày mưa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mưa trên 100 mm là 2-3 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm, lượng mưa tháng lớn nhất là 1103 mm, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt tới mức lớn nhất vào tháng 8.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Bá Xuyên là một xã thuần nông, Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 863,50 ha, tổng diện tích đất nông nghiệp là 716,59 ha chủ yếu trồng cây hành năm (cây lúa, dưa chuột, dưa lê...) và trồng cây lâu năm (cây chè, cây bưởi...). Tuy nhiên chủ yếu vẫn là chăn nuôi tại các hộ gia đình với quy mô nhỏ, trang trại chưa phát triển chưa nhiều.
Cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tương đối tích cực. Từ một xã thuần nông thuần nông thì nay cơ cấu kinh tế của xã đã
chuyển hướng theo cơ cấu tăng giá trị sản xuất của ngành tiểu thủ công nghiệp (chế biến chè đặc sản) và dịch vụ - thương mại.
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất
Bảng 4.1. Diện tích đất đai xã Bá Xuyên năm 2019
STT Mục đích sử dụng Diện Tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 863,50 100%
1 Nhóm đất nông nghiệp 716,59 82,9
- Đất sản xuất nông nghiệp 590,22 68,3
+ Đất trồng cây hàng năm 344,02 39,8
+ Đất trồng cây lâu năm 246,20 28,5
- Đất trồng cây lâm nghiệp 113,09 13,1
- Đất nuôi trồng thủy sản 10,42 1,2
- Đất nông nghiệp khác 2,87 0,3
2 Nhóm đất phi nông nghiệp 146,91 17
- Đất ở 30,21 3,5
- Đất chuyên dùng 73,36 8,5
+ Đất trụ sở cơ quan 0,30 0,04
+ Đất quốc phòng 5,00 0,6
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp 2,65 0,3 + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp
5,15 0,58
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng 60, 26 6,97
- Đất tôn giáo tín ngưỡng 0.95 0,1
- Đất sông suối 34,93 4
- Đất nghĩa, địa nghĩa trang 7,46 0,9
(Nguồn: UBND xã Bá Xuyên năm 2019)
Qua bảng số liệu cho thấy: Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 863,50 ha được chia làm nhóm đất chính:
Nhóm đất nông nghiệp có tỷ lệ cao nhất với diện tích là 716,59 ha (chiếm 82,9%) được dùng để sản xuất nông nghiệp với diện tích 590,22 ha dùng để trồng lúa, cây hoa màu và một số cây ăn quả. Do địa hình của xã chủ yếu là đồi núi thấp nên 113,09 ha dùng để trồng rừng các loại cây chính như bạch đàn, keo, …chỉ có 10,42 ha dùng cho nuôi trồng thủy sản, đó là diện tích ao hồ, kênh mương vừa để cung cấp nước cho người dân sinh hoạt, vừa để nuôi tôm cá đem lại thu nhập cho người dân. Ngành nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp ít được người dân trên địa bàn xã chú trọng đầu tư phát triển do điều kiện tự nhiên không phù hợp với các ngành nghề này.
Nhóm đất thứ 2 là đất phi nông nghiệp, trong toàn xã chỉ chiếm 17% với diện tích là 146,91 ha bao gồm đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất sông suối và đất nghĩa trang, nghĩa địa.
Như vậy nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu và quan trọng nhất trên địa bàn xã Bá Xuyên là nhóm đất nông nghiệp phần lớn dùng để trồng lúa, trồng cây hoa màu và cây ăn quả.
4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của xã Bá Xuyên năm 2019
Chỉ tiêu ĐVT Số Lượng Tỉ trọng (%)
1.Tổng dân số Người 4973 100
2.Tổng số hộ Hộ 1211 100
Hộ nông nghiệp Hộ 848 70
Hộ phi nông nghiệp Hộ 363 30
3.Tổng nhân khẩu Người 4973 100
Nông nghiệp Người 2984 60
Phi nông nghiệp Người 1989 40
4.Tổng lao động Người 2984 100
Lao động nông nhiệp Lao động 1790 60
Lao động phi nông nghiệp Lao động 1194 40
Qua bảng số liệu trên ta thấy được xã Bá Xuyên có tổng số 1211 hộ và tổng số nhân khẩu là 4973 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2984 (chiếm 60%) người và ngoài độ tuổi lao động là 1989 người (chiếm 40%).
Tỷ lệ hộ làm nông nghiệp chiếm tới 70%, còn lại là các hộ phi nông nghiệp (gồm các hộ làm tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ).
Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 60% và 40% là lao động phi nông nghiệp.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a.Hệ thống giao thông
Đường ngõ, xõm sạch và không lầy lội vào mùa mưa được cứng hóa. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hoàng hóa thuận tiện quanh năm.
Có tổ tự quản của xóm hoạt động hiệu quả, thường xuyên quản lý, duy trì bảo dưỡng đường theo quy định, cắm mốc lộ giới đầy đủ theo quy định được duyệt, các đoạn đường xóm, liên xóm được đăng ký và thực hiện“ đoạn đường xanh, sạch, đẹp”.
b.Hệ thống thủy lợi
Hiện nay tất cả các xóm đã có hệ thống kênh mương đầy đủ để phục vụ cho các hoạt động trồng lúa, hoa màu…
Trong năm 2019 UBND xã Đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh N12-56 với tổng chiều dài là 441m, số tiền là 942,33 triệu đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
UBND Đã phối hợp với phòng kinh tế TP triển khai thi công cải tạo, nâng cấp kênh tiêu thoát nước cho dự án chè 3 xóm Ao Cang, Chúc Na, La Giang với tổng số vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng.
c. Hệ thống điện
Hiện nay toàn bộ xã đã có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và sản xuất, công tác quản lý và sử dụng điện ngày càng được củng cố và phát triển, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn. Đường dây vào các xóm chủ yếu là dây
có tiết diện nhỏ gây ảnh hưởng không tốt đến việc cung cấp điện và vấn đề an toàn khi sử dụng điện.
Năm 2019 UBND Đã phối hợp với Điện lực Sông Công xây dựng 2 trạm biến áp chống quá tải điện tại xóm Xứ Đào, La Giang và đưa vào sử dụng.
Về đường điện chiếu sáng công cộng năm 2019 đã có 3 xóm đăng ký lắp đặt, tổng chiều dài 4.950 m. Trong đó: Xóm Bãi Hát thi công xong và đưa vào sử dụng 350m, đã được chi trả tiền điện hàng tháng, góp phần phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, còn lại 2 xóm đang thi công xóm Ao Cang 600m; xóm Đớ 4.000 m.
Trong thời gian tới, các xóm còn lại cần đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng trên trục đường xóm và liên xóm để phục vụ tốt hơn cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân
4.1.2.4. Thực trạng văn hóa-xã hội, y tế, giáo dục, quốc phòng- an ninh trật tự xã hội
Văn hóa - xã hội
Xã thường xuyên tuyên truyền các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là việc tuyên truyền, Chỉ thị, Nghị Quyết của Đảng, Nghị quyết Đảng bộ, Nghị quyết HĐND và các quy định của địa phương, tuyên truyền, vận động nhân dân treo cờ, băng Zôn, khẩu hiệu, vệ sinh, chỉnh trang đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp, trong các ngày lễ, tết, đặc biệt trong dịp tết Nguyên Đán Kỷ hợi năm 2019 tổ chức các hoạt động thể dục thể thao như giao lưu văn hóa văn nghệ, tổ chức giải cầu lông, bóng chuyền tạo không khí đón xuân tươi vui phấn khởi, an toàn, tiết kiệm, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Thành phố tổ chức như đã thành lập đoàn nghệ thuật của xã tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng TP Sông Công và đạt giải 3 toàn đoàn. Đặc biệt đã tổ chức thành công hội trại hè năm 2019 thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, tạo được không khí vui tươi, phấn khởi góp phần tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
Chỉ đạo các xóm Bình xét gia đình văn hóa, xóm văn hóa, năm 2019 kết quả đã có 992/1.098 hộ đạt gia đình văn hóa đạt 90,34%. Xóm văn hóa đạt 11/12 xóm đạt 91,6%. Có 3 xóm đạt xóm văn hóa 5 năm liên tục (La Cảnh 1 La Cảnh 2 và xóm Đớ). Thành phố Sông Công đã Khen thưởng cho xóm La Cảnh 1 đạt xóm văn hóa 5 năm liên tục tiêu biểu
Y tế
Trong năm 2019 trạm y tế đã thực hiện tốt các Quy định của ngành đề ra đã khám và chữa bệnh cho 2.758 lượt người (Tăng so với 2018 là 237 lượt người) trong đó khám BHYT, người ngèo, trẻ em là 2.247 lượt, đối tượng khác 511 lượt; tiêm phòng cho trẻ em và phụ nữ có thai 532 lượt. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện duy trì có hiệu quả cao. Chương trình kiểm tra VSATTP đã tổ chức kiểm tra các hộ kinh doanh trên địa bàn được 02 đợt và kiểm tra 09 cơ sở, nhìn chung các cơ sở đều đảm bảo chất lượng VSATTP.
Về công tác dân số trong năm vẫn có 14 đối tượng sinh con thứ 3 trong đó: Xóm Chùa 1; La Giang 1; Xóm Đớ 2; Xứ Đào 2; La Cảnh II = 1; Xóm Chúc 4; La Cảnh I =1; Chúc Na 1; Lý Nhân 1. Tuy nhiên đã giảm so với năm 2018 là trường hợp.
Tỷ suất sinh thô: 21,3%, không tăng, giảm so với năm 2018.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 17,1%, tăng so với năm 2018 là 0,6%. Giáo dục
UBND xã chỉ đạo các trường phối hợp với Phòng giáo dục của Thành phố Sông Công đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của các bậc học; trong năm Trường Mân Non đã được UBND TP đầu tư xây dựng nhà 2 tầng 8 phòng học đã hoàn thiện xong và đưa vào sử dụng.
Các phong trào thi đua thực hiện có hiệu quả, như cuộc vận động 2 không; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học
và sáng tạo”, Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”.
* Kết quả tổng kết năm học 2018 - 2019 như sau:
- Trường Mầm non: Tổng số học sinh: 293 trẻ/ 10 nhóm lớp học đã hoàn thành chương trình đào tạo của ngành đề ra.
- Trường Tiểu học: Tổng số có 376 học sinh; Trong đó Hoàn thành nhiệm vụ đạt 370/376 = 98,4%; chưa HTNV có 6 em=1,6% (phải rèn luyện trong hè). - Trường THCS: Tổng số với 209 học sinh, Loại giỏi: 31 HS = 14,9 %; Loại khá: 88 HS = 42,1%; Loại TB: 83 HS = 39,7%; Loại yếu: 7 HS = 3,3%
Ngày 5/9/2019 các nhà trường trên địa bàn xã tổ chức khai giảng năm học mới khóa 2019-2020 tổng số học sinh của 3 trường là: 953 em; trong đó trường Mầm Non 323 em; Tiểu học là :405 em; Trường THCS 225 em.
Tình hình quốc phòng- an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Công tác quân sự địa phương luôn đảm bảo, hàng năm xã đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân 100% thanh niên lên đường nhập ngũ, quản lý chặt chẽ thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, lực lượng dân quân tự vệ, quản lý sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân dự bị theo đúng quy định. Triển khai thực hiện, làm tốt các chế độ chính sách hậu phương quân đội. Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, tham gia các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn như: sẵn sàng chiến đấu, tuần tra canh gác, phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn.
Chủ động xây dựng các phương án tác chiến, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng dân quân đạt tỷ lệ theo quy định so với dân số. Tiếp tục bổ sung kế hoạch phòng không nhân dân, kế hoạch chiến đấu tại chỗ, thực hiện kế hoạch huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ đảm bảo. Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được duy trì tốt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhìn chung ổn định, công an xã thực hiện có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ quản lý địa
bàn, quản lý đối tượng nghiện, đối tượng có tiền án, tiền sự..., xây dựng các phương án đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
Thực hiện tốt công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu theo quy định. Tăng cường chủ động nắm tình hình an ninh trật tự, chủ động kịp thời giải quyết vụ việc không để diễn biến phức tạp.
Công tác an ninh trật tự cơ bản đã được giữ vững và ổn định, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của địa phương. Hàng năm Đảng ủy xã ra nghị quyết và UBND xã đều có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Lực lượng công an xã luôn được củng cố, xây dựng ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp lệnh công an, hàng năm phân loại thi đua tập thể công an xã luôn đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên và không có