Thực trạng về dân số và lao động của hộ chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà theo hướng kinh tế trang trại tại xã bá xuyên, thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)

Lao động là nhân tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, ngoài lao động gia đình thì các trang trại cần thuê thêm lao động bên ngoài. Quy mô của lao động cũng phản ánh quy mô sản xuất của trang trại. Số liệu trong bảng 4.5 cho biết được số lượng, trình độ và cơ cấu lao động theo nhóm tuổi của các chủ trang trại trên địa bàn xã Bá Xuyên.

Bảng 4.5. Thực trạng nhân khẩu và lao động bình quân của các trang trại năm 2019

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)

Các chỉ tiêu ĐVT Giá trị

1.Nhân khẩu và lao động

+ Nhân khẩu Người 4,3

+ Lao đông gia đình Người 2,7

+ Lao động thường xuyên Công 44

+ Lao động thời vụ Công 104

2.Trình độ của chủ trang trại % 2.1. Trình độ văn hóa của chủ trang trại %

+ Cấp 1 % 6

+ Cấp 2 % 52

+ Cấp 3 % 42

2.2. Trình độ chuyên môn

+ Chưa qua đào tạo % 100

+ Trung cấp % 0

+ Cao đảng % 0

+ Đại học % 0

3. Cơ cấu tuổi của chủ trang trại

+ Dưới 30 tuổi % 0

+Từ 30 đến dưới 45 % 78,78

+ Từ 45 đến dưới 60 % 21,22

Qua bảng 4.5 trên, số nhân khẩu bình quân trên một trang trại là 4,3 người. Về lao động thì các trang trại chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, tuy nhiên hầu hết các trang trại đều phải thuê lao động và chỉ thuê vào thời vụ, với số lượng rất hạn chế (trung bình 140 công trên/1 năm). Như vậy, thực trạng lao động và sử dụng lao động của các trang trại với quy mô nhỏ. Xét riêng chủ trang trại, đây là đối tượng có vai trò quan trọng, chủ trang trại ảnh hưởng tới mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cả về kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại. Qua điều tra cho thấy, chủ trang trại chủ yếu là nam giới quản lý chiếm tới 87,87%, họ là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong hộ gia đình. Trên thực tế khảo sát trình độ của chủ trang trại chủ yếu tốt nghiệp cấp 2 (52%) và cấp 3 (42%), hầu hết các chủ trang trại không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Về độ tuổi, phần lớn chủ trang trại nằm trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi (78,78%), đây là độ tuổi khá trẻ.

Trong các trang trại điều tra không có trang trại nào mà tuổi chủ hộ dưới 30 và trên 60.

Sử dụng lao động: Hầu hết các chủ trang trại đều là người trực tiếp điều hành và quản lý trang trại, đồng thời cũng là người trực tiếp lao động. Lao động thuê mướn thấp, vì các trang trại chỉ thuê lao động thời vụ (tiêm vác xin cho gà) và quy mô trang trại còn nhỏ nên không cần thuê lao động thường xuyên, chỉ có duy nhất một trang trại thuê lao động thường xuyên vì quy mô trang trại lớn hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà theo hướng kinh tế trang trại tại xã bá xuyên, thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 48)