Hiệu quả của các trang trại chăn nuôi gà tại địa bàn xã Bá Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà theo hướng kinh tế trang trại tại xã bá xuyên, thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)

4.2.8.1.Hiệu quả về mặt kinh tế

 Đối với trang trại gà trắng

Một năm nuôi được 5 lứa, số con trung bình/trang trại/lứa là 9692 con, Tỷ lệ phần trăm chết đi là 4%, khối lượng khi xuất chuồng 3 kg/con, giá bán 32.500 đồng/kg. Vậy tổng GTSX của trang trại/năm = 9692 x 0,96 x 3 x 5 x 32.500 = 4.535.856.000 đồng/năm.

Tổng chi phí khấu hao TSCĐ = Chi phí khấu hao xây dựng cơ bản + Chi phí khấu hao thiết bị, máy móc = 65.000.000 đồng/năm + 15.000.000 đồng/năm = 80.000.000 đồng/năm

Lợi nhuân ròng (Pr) = VA – Giá trị khấu hao TSCĐ.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như sau:

Bảng 4.13. Hiệu quả sản xuất của các trang trại chăn nuôi gà trắng tại xã Bá Xuyên năm 2019 (tính trung bình cho một trang trại)

STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

I Giá trị sản xuất (GO) Đồng 4.466.073.600

II Chi phí trung gian (IC) Đồng 3.911.896.000

Con giống Đồng 629.980.000 Thức ăn Đồng 3.023.904.000 Thuốc thú y Đồng 77.376.000 Điện nước Đồng 48.360.000 Nhân công Đồng 60.800.000 Khác Đồng 50.000

III Giá trị gia tăng (VA) Đồng 623.960.000

IV Trả lãi vai ngân hàng Đồng 140.000

IV Chi phí khấu hao TSCĐ Đồng 80.000.000

V Lãi ròng (Pr) Đồng 403.960.000

VI Một số chỉ tiêu HQKT

Lần 0.15

Lần 0,10

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 4.13, cho thấy tổng giá trị sản xuất binh quân/năm của 1 trang trại là đồng. Sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí thì lợi nhuận bình quân của 1 trang trại với quy mô vừa (9692 con) là 403.960.000 đồng/năm. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế:

+ GO/IC = 1,15 lần: Có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được 1,15 đồng giá trị sản xuất.

+ VA/IC = 0,15 lần: Có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được giá trị gia tăng là 0,15 đồng.

+ Pr/IC = 0,10 lần: Có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được lợi nhuận ròng là 0,10 đồng.

Như vậy lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi gà trắng tại xã bá xuyên thuộc dạng trung bình.

 Đối với trang trại gà mía

Một năm nuôi được 3 lứa, số con trung bình/trang trại/lứa là 6571 con, số con chết đi là 4%, khối lượng khi xuất chuồng 2 kg/con, giá bán 53.500 đồng/kg. Vậy tổng GTSX của trang trại/năm = 6571 x 0,96 x 2 x 3 x 53.500 = 2.024.919.360 đồng/năm.

Tổng chi phí khấu hao TSCĐ = Chi phí khấu hao xây dựng cơ bản + Chi phí khấu hao thiết bị, máy móc = 40.000.000 đồng/năm + 10.000.000 đồng/năm = 50.000.000 đồng/năm

Lợi nhuân ròng (Pr) = VA – Giá trị khấu hao TSCĐ

Bảng 4.14. Hiệu quả sản xuất của các trang trại chăn nuôi gà mía tại xã Bá Xuyên năm 2019 (tính trung bình cho một trang trại)

STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

I GTSX (GO) Đồng 2.024.919.360

II Chi phí trung gian (IC) Đồng 1.710.556.000

Con giống Đồng 263.269.000 Thức ăn Đồng 1.241.919.000 Thuốc thú y Đồng 59.139.000 Điện nước Đồng 39.426.000 Nhân công Đồng 56.802.000 khác Đồng 50.001.000

III Giá trị gia tăng (VA) Đồng 314.363.360

IV Trả lãi vay ngân hàng Đồng 60.000.000

IV Khấu hao TSCĐ Đồng 50.000.000 V Lãi ròng (Pr) Đồng 204.363.360 VI Một chỉ tiêu HQKT khác Lần 1,18 Lần 0,18 Lần 0,12

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 4.14, cho thấy tổng giá trị sản xuất binh quân/năm của 1 trang trại là đồng. Sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí thì lợi nhuận bình quân của trang trại với quy mô nhỏ (9692 con) thu được là 185.438.880 đồng/năm. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

+ GO/IC = 1,18 lần: Có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được 1,18 đồng giá trị sản xuất.

+ VA/IC = 0,18 lần: Có ý nghĩa là cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được giá trị gia tăng là 0,18 đồng.

thì trang trại thu được lợi nhuận ròng là 0,12 đồng.

Như vậy lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi gà đỏ tại xã bá xuyên cao hơn so với các trang trại nuôi gà trắng.

4.2.8.2.Hiệu quả về mặt xã hội

Kinh tế trang trại không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội. Kết quả được thể hiện rõ nét nhất là sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của xã Bá Xuyên nhất là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn kinh tế trang trại gà như là một điểm sáng, là một mô hình tốt cho các hộ nông dân học tập. Nhờ có các trang trại gà, người nông dân cũng mạnh dạn làm theo, họ thay đổi hẳn tập quán canh tác, biết đầu tư, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường. Mặc dù kinh tế hộ gia đình ở quy mô nhỏ hơn nhưng điểm nhấn là mô hình trang trại thì tổng thu nhập bình quân trên hộ/1 năm có xu hướng tăng lên.

4.2.8.3. Hiệu quả về môi trường

Trong chăn nuôi trang trại thì luôn mang lại hiệu quả tiêu cực cho môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra làm ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí. Tuy nhiên hiện nay khao học kỹ thuật phát triển đã có các phương pháp xử lý chất thải như: Ủ phân hữu cơ; bằng chề phẩm sinh học. Đã giảm bớt được ô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi gà theo hướng kinh tế trang trại tại xã bá xuyên, thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 58)