tại xã Bá Xuyên
* Giải pháp quản lý tổ chức
- Kịp thời giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện luật đất đai như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận KTTT, giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai, quản lý, giám sát chặt chẽ thực hiện quyền sử dụng đất được giao của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất, nếu sử dụng sai mục đích, không có hiệu quả thu hồi để giao cho các hộ có điều kiện và khả năng để phát triển KTTT.
- Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 03/2000/NQ- Cp, ngày 02/02/2000 của Chính phủ về KTTT, đặc biệt là thừa nhận địa vị pháp lý của trang trại để các chủ trang trại tự động trong sản xuất, kinh doanh, liên kết, hợp tác có hiệu quả và thuận lợi trong việc mở rộng các quan hệ tài chính, tín dụng.
- Có kế hoạch cụ thể về phát triển kinh tế định hướng cho phát triển KTTT theo khả năng và lợi thế của mình.
*Giải pháp nâng cao kỹ thuật chuyên môn cho người lao động
- Để KTTT phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao, cần phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại trong việc sử dụng lao động, có hướng đào tạo nâng cao tay nghề cho các lao động trong trang trại, thường
xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại.
*Giải pháp giám sát quản lý
- Đào tạo cán bộ quản lý trực tiếp lĩnh vực như chăn nuôi, thú y, cán bộ trợ giúp và chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Giám sát công việc hàng ngày của trang trại cần đôn đốc, nhắc nhở công nhân thường xuyên. Khi phát hiện gà ốm, bị bệnh thì cần báo cáo ngay với chủ trang trại để xử lý kịp thời.
*Giải pháp về môi trường và phòng dịch bệnh
- Cần có quy hoạch xây dựng các trang trại hợp đảm bảo vệ sinh nhằm hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi.
- Cần làm tốt công tác xử lý chất thải chăn nuôi, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bằng cách xây dựng hệ thống trang trại hợp vệ sinh, ủ phân hữu cơ...
*Giải pháp quản lý tài chính và hoạch toán kết quả
- Cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về vốn ưu đãi cho các hộ chăn nuôi.
- Khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn vốn tự có của các chủ trang trại để đầu tư vào sản xuất, kết hợp sản xuất, kinh doanh theo phương thức lấy ngắn nuôi dài, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích, tránh thất thoát lãng phí.
- Các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.2. Kết luận
Kinh tế trang trại là loại hình sản xuất đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài và phát triển theo quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hoá trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá trên thế giới và ở Việt Nam.
Kinh tế trang trại chăn nuôi gà ở xã mới chỉ xuất hiện trong mấy năm gần đây nhưng có sự tăng lên nhanh về số lượng qua các năm.
Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà ở xã Bá Xuyên giúp người dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống của nhân dân.
Kết quả sản xuất của các trang trại chăn nuôi gà trong những năm qua của xã Bá Xuyên phản ánh trình độ phát triển và quy mô mới ở dạng dưới trung bình của toàn quốc. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn chưa cao.
Kinh tế trang trại phát triển không những đem lại nguồn thu cho chủ trang trại mà còn có những đóng góp đáng kể về nhiều mặt như: kinh tế - xã hội. Cụ thể, các trang trại hàng năm đóng góp cho việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường liên thôn, kênh mương thuỷ lợi, điện, nhà văn hoá.
Các yếu tố được coi là nguồn lực của trang trại Bá Xuyên còn khiêm tốn về số lượng và chất lượng: Diện tích đất sản xuất bình quân /trang trại thấp chỉ có 999,3 m2/trang trại , lượng vốn của chủ trang trại không nhiều, lao động thường xuyên ít, chủ yếu là tận dụng lao động gia đình, trình độ văn hoá của chủ hộ và các lao động phần lớn mới tốt nghiệp cấp 2. Các trang trại sản xuất kinh doanh vẫn dựa vào kinh nghiệm hiểu biết của bản thân chủ trang trại là chính, chưa có nhiều sự tham quan học hỏi các mô hình trang trại lớn, phát triển ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
các giải pháp giải pháp cho trang trại chăn nuôi gà.
Tóm lại là giải quyết các vấn đề mấu chốt sau: nâng cao trình độ về kiến thức quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch, chiến lược cho trang trại; tạo niềm tin cho chủ trang trại trong quá trình đầu tư lâu dài trong chính sách quy hoạch đất đai; giải quyết vốn, đầu ra cho các trang trại.
5.3. Kiến nghị
Cần phân tích, đánh giá lại các tiêu chí trang trại để chuyển các hộ cận tiêu chí trang trại phát triển đạt chuẩn trang trại.
Hỗ trợ kinh phí để tập huấn, nâng cao trình độ quản lý trong chăn nuôi trang trại và khoa học - kỹ thuật; liên kết các trang tại với các thu mua sản phẩm thịt gà,công ty chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thịt gà, kịp thời cung cấp thông tin thị trường cho chủ trang trại.
Hỗ trợ cho nông dân áp dụng các máy móc, thiết bị phục vị cho hoạt động chăn nuôi dưới hình thức trợ giá, vay không lãi, trả góp không lãi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, tài liêu tiếng việt
1. Báo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 Kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020
2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), thông tư Số: 27/2011/TT- BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tực cấp giấp chứng nhận trang trại 3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2020), thông tư Số: 02/2020/TT-
BNNPTNT quy đinh tiêu chí kinh tế trang trại
4. Lê Trọng ( 2000), Phát triển và quản lí trang trại trong kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 02/02/2000, về kinh tế trang trại, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
5. Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị, về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Phượng Vỹ (1999), Tổng quan về các hình thức tổ chức sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam, Hội thảo Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng (2004), Giáo trình kinh tế nông nghiệp,
NXB Thống kê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
9. Quốc hội (2018), Luật số: 32/2018/QH14 về luật chăn nuôi
10. Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
11. Thủ tướng chính phủ (2020), Nghị định Số: 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi
12. Trần Trác (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB T.P Hồ Chí Minh.
2, tài liệu internet
9 http://vinhphuctv.vn/tin-bai/thong-tin-nong-nghiep-va-nong-thon: Hiệu quả từ hình thức phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Vĩnh Phúc. Số cập nhật 16/05/2019
10 http://dangcongsan.vn/kinh-te/: Đồng nai thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. Số cập nhật 14/11/2016
11 https://baotuyenquang.com.vn/kinh-te/: Nông nghiệp nông thôn khẳng định vị thế kinh tế trang trại. Số cập nhật 30/08/2019
12 https://snnptnt.bacgiang.gov.vn/en_US/chi-tiet-tin-tuc/: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Số cập nhật 14/01/2018
Xã Bá Xuyên
PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho hộ chăn nuôi)
Số phiếu: ………….
Người điều tra: ……… Ngày điều tra:………
THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ ĐIỀU TRA
1. Họ và tên người được phỏng vấn:………… ……..Tuổi:……… ….GT:… 2. Trình độ học vấn:…… ……..Dân tộc:……...Tôn giáo:…… ……
3. Địa chỉ hộ gia đình:……… ………
4. Số khẩ:u……….Số lao động:………
II. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI
2.1. Diện tích một chuồng trại chăn nuôi gà của hộ bao nhiêu m2?
... 2.2. Đất mà hộ sử dụng để xây dựng chuồng trại đã đúng mục đích sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch của địa phương chưa?
Đúng, phù hợp chưa đúng, không phù hợp 2.2. Loại gà mà hộ nuôi là gà gì?
Gà mía gà công nghiệp gà ta khác 2.3. Số lượng gà mà hộ nuôi trong 1 lứa là bao nhiêu?
3000 con 6000 con 8000 con 10.000 con khác 2.4. Trong một năm hộ nuôi bao nhiêu lứa gà
3 lứa 4 lứa 5 lứa khác 2.5. Mỗi lứa gà hộ nuôi trong thời gian bao lâu?
2 tháng 4 tháng 6 tháng khác 2.6. Giá trị sản lượng chăn nuôi gà của hộ trên 1 năm là bao nhiêu?
300 triệu/năm 600 triệu/năm 1000 triệu/năm khác 2.7. Giá trị gia tăng của trang trai... 2.8. Chi phí trong 1 năm của hộ
Bẳng. chi phí biến đổi/lứa gà đỏ (tính trung bình cho một trang trại)
STT Chi phí ĐVT Giá trị
1 Con giống (6571 con) 2 Thức ăn 3 Thuốc thú y 4 Điện nước 5 Nhân công 6 Chi phí khác Tổng
2.8.2. Chi phí khấu hao TSCĐ
2.9. Lợi nhuận trong một năm của hộ là bao nhiêu?
100 triệu 300 triệu 600 triêu khác 2.10. Hộ có hồ sơ ghi chép về tất cả hoạt động chăn nuôi trong 01 năm không Có không
2.11. Nếu không có hồ sơ ghi chép trong một năm thì hộ quản lý hoạt đông chăn nuôi bằng cách
nào,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, 2.12. Hộ đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại chưa?
Có chưa
2.13. Hộ có dủ nguồn nước đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi không?
Có không
2.14. Khoảng cách từ trang trại của hộ dến khu tập trung xử lý chất thải shinh hoạt, công nghệp, khu dân cư là bao nhiêu mét?
200 mét 400 mét 600 mét khác
2.15. Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viên, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho khu dân cư là bao nhiêu mét
2.16. Hộ có đầy đủ trang thết bị phục vụ cho hoặt động chăn nuôi không? Có không
2.17. hộ có nhu cầu mở rộng quy mô chăn nuôi không? Có không
2.18. Hộ có nhu cầu vay vốn để phát triển chăn nuôi không? Có Không
2.19. Ngoài lao động chính trong gia đình có phải thuê thêm lao động không? Có Không
2.20. Hộ thuê lao động thường xuyên hay theo thời vụ?
Thường xuyên... thời vụ...
2.21. Nếu hộ thuê theo thời vụ thì thường thuê vào thời gian nào và làm những công việc gì?
... 2.22. Hiện nay hộ có gặp khó khăn gì trong tiêu thụ sản phẩm không?
Có không
2.23. Hộ thường tiêu thụ sản phẩm cho đối tượng nào?
Công ty người buôn nhà hàng khác 2.24. Các yếu tố rủi ro
Gống chưa tốt dịch bệnh thiếu vốn sản xuất khác
2.25. Theo hộ việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chăn nuôi có cần thiết không:
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Không biết
2.26. Hộ đã có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gà chưa? Có chưa
Chôn, đốt Chế phẩm sinh học ủ phân hữu cơ khác
2.28. Những khó khăn và khó khăn của ông(bà) trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
a.Những khó khăn:
+)………... b. Những kiến nghị của gia đình với chính quyền địa phương:
+)………...
Bá Xuyên ngáy tháng năm 2020
Người điều tra Chủ hộ