Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè xanh tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 45)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Những số liệu đã công bố bao gồm những thông tin, dữ liệu và tổng kết có liên quan tới lĩnh vực là chuỗi giá trị ngành hàng chè xanh. Sử dụng các dữ liệu từ báo, tạp chí, internet, giáo trình, các nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, đặc biệt là về ngành hàng chè; các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách; các báo cáo kinh tế - xã hội và báo cáo chuyên đề liên quan của địa phương.

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra thực tế

- Điều tra bằng phiếu điều tra: Phương pháp này sử dụng bộ phiếu câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp các tác nhân.

+ Đối với tác nhân hộ trồng chè: Lựa chọn các hộ trồng chè tại 3 xã thuộc vùng lõi, vùng đệm VQG Xuân Sơn; số lượng mẫu được tính theo công thức tính số mẫu điều tra Slovin, đó là:

n = N

1 + N. e2

Trong đó: n là Số hộ cần điều tra (cỡ mẫu); N là tổng số hộ trồng chè; e là sai số cho phép (5%)

Trên địa bàn điều tra, tổng số hộ trồng chè là 156 hộ. Áp dụng công thức trên, ta có:

n = 156 ≈ 112 hộ

1 + 156 x 0,052

Phân bổ số mẫu điều tra tại các xã dựa vào tương quan tỉ lệ hộ trồng chè tại các xã, tính đại diện về giống chè, đặc thù phương thức sản xuất, kinh doanh của các địa phương. Dự kiến Xuân Đài 60 hộ; Kim Thượng 40 hộ; Xuân Sơn 12 hộ. Việc lựa chọn cụ thể đối tượng để điều tra tại các xã được thực hiện chủ yếu dựa theo sự thuận tiện khi khảo sát, tác nghiệp trên hiện trường, kết hợp quan sát trực tiếp.

- Các đối tượng điều tra khác là những người có hoạt động thường xuyên liên quan đến ngành chè trên địa bàn, các tác nhân này có tính đại diện cao, gồm: Cơ sở cung ứng giống, vật tư đầu vào (4 người); cơ sở chế biến (6 người), thu mua nguyên liệu chè búp tươi (4 người); bán lẻ chè (6 người) người tiêu dùng 30 người.

+ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Thông qua việc đi thực địa để quan sát, thăm hộ và dự họp dân để có những thông tin về vấn đề nghiên cứu và vùng nghiên cứu.

+ Phương pháp chuyên khảo: Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của những chuyên gia và ý kiến chuyên môn của các nhà quản lý địa phương. Phương pháp này sử dụng đối với đại diện chính quyền địa phương (3 người là lãnh đạo các xã); nhóm chuyên môn (4 người gồm 1 cán bộ phòng NN&PTNT huyện và 3 cán bộ khuyến nông xã)

+ Quan sát trực tiếp: Được thực hiện trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường để đưa ra những đánh giá, nhận định bằng kiến thức, tư duy logic, kinh nghiệm cá nhân.

chuẩn hóa, loại bỏ những phiếu khảo sát không đúng tiêu chuẩn, chưa đủ thông tin đánh giá để nhập vào phần mềm Excel.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè xanh tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)