Tình hình phát triển cây chè tại huyện Tân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè xanh tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.1. Tình hình phát triển cây chè tại huyện Tân Sơn

Là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, kinh tế huyện Tân Sơn chủ yếu dựa vào tài nguyên đất đồi, rừng. Cùng với các loại cây lâm nghiệp, cây chè được xác định là cây trồng mũi nhọn, đem lại giá trị kinh tế bền vững cho người dân. Thúc đẩy phát triển ngành chè là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trong và xuyên xuốt trong những năm qua. Nhiều chính sách hỗ trợ người dân nhằm gia tăng quy mô, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho cây chè trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.

Bảng 3.1. Phát triển cây chè huyện Tân Sơn giai đoạn 2010 - 2019

Năm Tổng diện tích (ha)

Diện tích chè kinh doanh (ha)

Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2010 2.908,8 2.521,0 100,62 25.366,23 2011 2.918,8 2.579,0 97,67 25.189,30 2012 2.931,8 2.594,0 97,03 25.170,00 2013 2.941,8 2.624,0 99,80 26.187,50 2014 2.996,8 2.670,0 108,53 28.978,84 2015 3.210.2 2.986,9 106,40 31.781,69 2016 3.243,7 2.919,4 108,43 31.655,06 2017 3.469,1 3.342,6 109,05 36.450,15 2018 3.505,6 3.351,97 118,15 39.603,32 2019 3,831,5 3.690,33 119,71 44.177,53

Từ bảng 3.1 có thể thấy, diện tích trồng chè tại huyện Tân Sơn đã tăng dần qua các năm. Đến năm 2019, diện tích chè trên địa bàn toàn huyện là 3.831 ha, chiếm gần 1/4 diện tích chè toàn tỉnh Phú Thọ (Diện tích chè tỉnh Phú Thọ là 16.181 ha). Theo phòng NN&PTNT huyện Tân Sơn, ngoài ra tăng về mặt diện tích, chè Tân Sơn còn có sự chuyển dịch về cơ cấu giống. Đó là sự thay thế giống chè Trung du (loại chè trồng bằng hạt từ những năm 90 của thế kỷ trước) bằng các giống mới có năng xuất, chất lượng cao hơn như LDP1, LDP2, PH1,… Đó cũng là lý do sản lượng chè/năm đã có những bước tăng trưởng đột phá, từ 25.366,23 tấn/năm năm 2010 lên 44.177,53 tấn/năm (tương đương 174,16%) vào năm 2019. Năng xuất cây chè phụ thuộc lớn vào thời tiết, đặc biệt là số ngày nắng/năm, do vậy có sự biến động qua các năm, song nhìn chung đã có sự tăng trưởng, điều này không chỉ xuất phát từ tiến bộ của công nghệ giống mà còn do sự cải tiến trong kỹ thuật và mức độ đầu tư thâm canh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè xanh tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)