Sinh viên tầng lớp xã hội đặc thù

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 37 - 41)

"Sinh viên" là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập ở các trường đại học và cao đẳng. ở một số nước, nội hàm của khái niệm sinh viên được mở rộng hơn. Chẳng hạn, ở nước Pháp thuật ngữ "sinh viên" không chỉ dùng để gọi những người đang học trong các trường đại học và cao đẳng, mà còn dùng cho cả những người đang học trong các trường trung học và các trường dạy nghề.

Sinh viên Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội. Nếu như năm học 1997-1998 cả nước có 126 trường cao đẳng và đại học (không kể các trường thuộc khối an ninh quốc phòng), thì đến năm học 2002-2003, số lượng các trường đại học đã lên tới 202 trường. Năm học 1997-1998, cả nước có 671.120 sinh viên, đến năm học 2002-2003 đã lên tới 1.020.667 người. Sinh viên nước ta hiện nay chiếm 0,96% dân số và chiếm tới 4% lực lượng

thanh niên, đạt 188 sinh viên trên một vạn dân. Số sinh viên trong các trường ngoài công lập ngày càng tăng (chiếm 11%) [61, tr. 10].

Nói đến sinh viên là nói đến đội ngũ trí thức trong tương lai, là lực lượng trẻ, có học thức, nhạy cảm với cái mới, năng động và sáng tạo, ham học hỏi, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Là tầng lớp xã hội được gia đình, nhà trường, xã hội hết sức quan tâm, chăm sóc. Trong cuộc sống xã hội, sinh viên giữ nhiều vị trí: là sinh viên, là người con, người anh, người chị, người em, người bạn... Tuy vậy, về vị trí thực trong xã hội chưa được xác định, bởi vì họ chưa có nghề nghiệp ổn định, mà hoạt động chính của họ là học tập và bước đầu tham gia vào nghiên cứu khoa học, tham gia vào các

hoạt động

xã hội.

Trong sự phát triển đất nước, sinh viên giữ một vị trí quan trọng, sau khi rời ghế nhà trường họ có thể sẽ giữ những vai trò, những trọng trách ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Họ có thể sẽ là những nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà khoa học, là kỹ sư, bác sĩ, nghệ sĩ, hay nhà doanh nghiệp v.v... Lúc đó họ đã có một vị trí đích thực và đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội.

Tại Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ V, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: "Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước ta bước

vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, chủ yếu do thế hệ thanh niên hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là một bộ phận có vai trò hết sức quan trọng".

Thật vậy, sinh viên là nguồn dự trữ, là tài sản quý báu của quốc gia. Ngay từ khi đất nước còn chiến tranh, đội ngũ sinh viên đã từng gắn bó và có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng và thắng lợi của dân tộc. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đội ngũ sinh viên Việt Nam càng nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước dân tộc.

Theo các kết quả điều tra xã hội học gần đây của Viện Nghiên cứu Thanh niên, Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cho thấy, nhận thức về các vấn đề xã hội của thanh niên, sinh viên hiện nay ngày càng được mở rộng, phong phú, đa dạng và sâu sắc hơn. Họ không chỉ chú ý đến việc nâng cao trình độ khoa học - công nghệ... mà còn có ý thức nâng cao sự hiểu biết của mình về lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức về pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của công dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Kết quả thăm dò dư luận 1.265 sinh viên của Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương trong quý I năm 2003 cho thấy, nhiều sinh viên đã xác định nhận thức về chính trị - xã hội là một trong những khuôn mẫu để phấn

đấu noi theo. 51,5% sinh viên tham gia đợt khảo sát này nhận thức rõ về sự cần thiết có sự hiểu biết về lịch sử dân tộc; hơn 40% mong muốn có nhiều hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; 36% muốn có nhiều hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin... Cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh năm 2001 trong các trường đại học, cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh có gần 2.000 lượt sinh viên tham gia cổ vũ. Các cuộc thi "tự bạch" nhân ngày sinh Các Mác, thi lý luận chính trị về lòng yêu nước, về lý tưởng của thanh niên là phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội [61, tr. 23-24].

Tóm lại, nói đến sinh viên là nói đến tầng lớp trí thức trẻ trong tương lai, có trình độ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, là những người có lòng nhiệt tình và cũng rất nhạy cảm trong cuộc sống. Đây là nét nổi bật có ở tầng lớp sinh viên. Những ước mơ, những hoài bão lớn là động lực chắp cánh cho những người sinh viên thời nay bay cao bay xa. Với lòng nhiệt tình, tính hăng say, không chịu lùi bước trước những khó khăn thử thách của cuộc đời, đại bộ phận sinh viên có chí tiến thủ, vươn lên trong học tập. Bên cạnh những ưu điểm đó, trong đội ngũ sinh viên cũng còn tồn tại một số hạn chế như: tính bồng bột, muốn tự khẳng định mình trong khi bản thân chưa có đủ điều kiện, và khi thất bại thì dễ nản chí và trượt dài. Do vậy, hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi sinh

viên là một vấn đề hết sức quan trọng, để có phương pháp giáo dục, vận động sinh viên một cách khoa học, thiết thực, phù hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 37 - 41)