2.2.1 Nguyên nhân của thành tựu
Sau gần 20 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành công to lớn trên nhiều lĩnh vực trong đó có công tác giáo dục. Đó là kết quả của đường lối giáo dục - đào tạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, của chính sách đổi mới, trực tiếp là đổi mới trong giáo dục và đào tạo. Đảng ta đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục trong sự phát triển đất nước. Nhà nước đã có những cố gắng lớn trong việc đầu tư cho giáo dục, cùng với sự nỗ lực vượt bậc của toàn ngành giáo dục, của các nhà trường, của học sinh sinh viên, trong đó có phần đóng góp không nhỏ từ phía gia đình và xã hội.
Bảng 2.3: Tỷ trọng đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách
nhà nước Năm Tỷ lệ ngân sách % 1990 8,90 1991 8,89 1992 9,23 1993 7,62 1994 9,82
1995 10,451996 1140 1996 1140 1997 10,28 1998 13,60 1999 14,00 2000 15,00 2001 15,00 2002 15,60 6/2003 16,40
Nguồn: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo
ở các trường đại học và cao đẳng, đảng ủy, ban giám hiệu các trường coi công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nội dung sách giáo khoa các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sau nhiều lần chỉnh lý, cải tiến nhìn chung phù hợp với đối tượng, bảo đảm tính khoa học cao, tạo nên sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giảm bớt sự căng thẳng không cần thiết trong học tập. Thông qua việc học tập các bộ môn khoa học này, sinh viên ý thức ngày càng đầy đủ hơn về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Bên cạnh việc trang bị những tri thức lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, các nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi nghe báo cáo tình hình thời sự trong nước và quốc tế, các chuyên đề về văn hóa, kinh tế, xã hội,
báo cáo nghị quyết của Đảng... Giúp cho sinh viên có sự hiểu biết nhất định về tình hình chính trị, xã hội trong và ngoài nước.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân đã có những nhận thức sâu sắc hơn về vai trò giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc, đã khắc phục nhiều khó khăn, tích cực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Truyền thống hiếu học của dân tộc ta cũng là một trong những nguyên nhân góp phần quan trọng trong giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên khơi dậy tinh thần hăng say học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Ngày nay, nhu cầu học tập của sinh viên không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó nhân dân đã đóng góp rất nhiều công, của xây dựng trường lớp và chăm lo sự nghiệp giáo dục.
Một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của vấn đề giáo dục giá trị đạo đức, tư tưởng lối sống cho sinh viên trong thời gian qua, đó là vai trò của người thầy tác động đến nhân cách của sinh viên. Có rất nhiều tấm gương nhà giáo ưu tú, các thầy cô giáo đã tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên. Có nhiều thầy cô giáo trong các trường đại học và cao đẳng, có tâm huyết, gắn bó với nghề, ngoài việc truyền thụ kiến thức các thầy cô đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên.
Công việc giáo dục giá trị truyền thống cho sinh viên có phần đóng góp không nhỏ của các địa phương; các buổi sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được thường xuyên duy trì đã góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong sinh viên.
Về phía sinh viên, họ nhận thức một cách sâu sắc rằng mọi sự phát triển đều phải dựa trên một nền tảng nhất định. Quá khứ, hiện tại và tương lai luôn nằm trong cùng một dòng chảy của sự phát triển, trở về với quá khứ với truyền thống là để phát triển tương lai. Do đó, việc tìm hiểu, học tập các giá trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức trở thành nghĩa vụ đạo đức đối với họ.
Ngày nay, hầu hết sinh viên trong các nhà trường đều có sự quan tâm lo lắng đến kết quả học tập của chính mình. Số sinh viên đạt kết quả cao trong học tập ngày càng nhiều hơn, sinh viên ngày càng tự giác thực hiện các nội quy nề nếp của nhà trường. Tình trạng bỏ học và vi phạm nội quy, quy chế trong học tập ngày càng giảm. Sinh viên đã có những hiểu biết và những việc làm cụ thể chứng tỏ vị trí vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Về mặt đạo đức, tư tưởng, lối sống, của sinh viên trong mấy năm gần đây có nhiều chuyển biến rõ rệt. Hầu hết sinh viên đều có lòng tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc, vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Số đông sinh viên có hoài bão lập thân lập nghiệp. Trong mỗi sinh viên, lòng yêu nước tự tôn dân tộc ngày một nâng cao, tinh thần quyết tâm đẩy lùi đói nghèo lạc hậu, thực
hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bộ. Thái độ và ý thức chính trị của sinh viên không ngừng được nâng cao, sinh viên ngày nay đã quan tâm hơn đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, có sự suy nghĩ trước những biến động của lịch sử... Nhìn chung, đại đa số sinh viên có lối sống lành mạnh, năng động, tích cực, vượt khó, vượt khổ vươn lên. Trong các nhà trường, nhiều sinh viên hăng hái thi đua phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, có tinh thần phấn đấu trong học tập để đạt được những thành tích cao. Bên cạnh việc học tốt những kiến thức chuyên môn, sinh viên đã cố gắng rèn luyện những phẩm chất đạo đức trong sáng, do vậy trong bối cảnh đất nước mở cửa như hiện nay, được giao lưu với nhiều luồng văn hóa, nghệ thuật với bên ngoài, nhưng đa số sinh viên vẫn giữ được phong cách lối sống lành mạnh, giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. Tích cực hưởng ứng và tham gia vào các phong trào, các hoạt động từ thiện mang tính nhân văn với đạo lý uống nước nhớ nguồn. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII Đảng ta đã nhận định: Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước hình thành. Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội ngày một tăng lên. Thế hệ trẻ tiếp thụ nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.