Mặt hạn chế của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 89 - 99)

sinh viên Việt Nam nói riêng trong những năm qua.

2.1.3. Mặt hạn chế của việc giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống truyền thống

Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã khái quát lên bức tranh về thực trạng những yếu kém trong đời sống văn hóa tinh thần và đạo đức lối sống, của hoạt động giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức của xã hội ta trong thời gian qua như sau:

Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội...

... Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma

túy... ở một bộ phận học sinh, sinh viên; việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn [10, tr. 46-47].

Xem xét và đánh giá một cách toàn diện, trong những năm đổi mới vừa qua ngoài những thành tích đã đạt được trong công tác giáo dục truyền thống cho sinh viên, ở một góc nhìn khác chúng ta không thể không thừa nhận những hạn chế, thiếu sót nhất định, cụ thể:

Thứ nhất: trong nhận thức chúng ta đôi khi chưa thấy hết tính

cấp thiết, tầm quan trọng của công tác giáo dục giá trị truyền thống, còn xem nhẹ công tác giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống mà chỉ quan tâm chú trọng vào phát triển kinh tế, tạo ra sự phát triển thiếu đồng bộ. Mặc dù quan điểm của Đảng về công tác giáo dục sinh viên hoàn toàn đúng đắn, nhưng còn dừng lại ở cái chung, chưa có những định hướng cụ thể, rõ ràng trong giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong những năm gần đây, chúng ta đã tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đại học, nhìn chung kết quả đạt được chưa tương xứng với lòng mong mỏi của chúng ta. Một số nội dung chương trình, nhất là nội dung giáo dục truyền thống dân tộc còn bị coi nhẹ, chúng ta chưa đưa vào chương trình bộ môn Đạo đức học với tư cách là một môn học bắt buộc trong các trường đại học và cao đẳng. ở một số trường đã giảng dạy bộ môn này nhìn chung chưa có sự đổi mới, không phù hợp với cuộc sống hiện tại, chưa sát với thực

tế, nhất là những nội dung phản ánh yêu cầu cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, còn chung chung, xơ cứng, thiếu sức thuyết phục. Gần chúng ta, Bộ Tuyên truyền của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bộ Giáo dục Trung Quốc đã phối hợp ban hành "Đề cương đức dục trong các trường đại học nói chung của Trung Quốc" và cho xuất bản cuốn "Tu dưỡng đạo đức tư tưởng" (dày hơn 600 trang) dùng làm giáo trình để giảng dạy cho sinh viên các trường đại học trên lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1995 trở lại đây.

Thứ hai: Khi đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan

liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, chúng ta không lường hết được cả tác động tích cực, lẫn tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, và mở rộng giao lưu quốc tế đến sự phát triển đạo đức. Thang giá trị xã hội ở ta có những bước chuyển dịch, thay đổi, thậm chí có "sự đảo lộn" một cách nhanh chóng, nhiều giá trị trước thời kỳ đổi mới được đề cao, nay lại bị hạ thấp (và ngược lại), theo đó, sự nhìn nhận đánh giá và định hướng về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong sinh viên cũng có những biến đổi nhanh chóng. Có rất nhiều sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã suy nghĩ cho tương lai của mình theo hướng: có việc làm ổn định ở lại thành phố Hà Nội, thu nhập cao, nhàn hạ... và trong cuộc sống hàng ngày đã bộc lộ rõ tính ích kỷ, thích hưởng thụ...

Đánh giá tình hình sinh viên giai đoạn 1998 - 2003, Trung ương Hội sinh viên Việt Nam cho rằng:

1. Còn có một bộ phận sinh viên còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ngại tham gia các hoạt động của tập thể,

ý chí phấn đấu

chưa cao.

2. Một số sinh viên vẫn còn lười học, có một số vi phạm nội quy, quy chế, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử. Hiện tượng mua bán điểm còn ngấm ngầm xảy ra ở một số trường. Vẫn còn có những sinh viên chỉ hưởng thụ, không nghĩ đến nghĩa vụ và trách nhiệm cống hiến, chưa tích cực học tập và rèn luyện, ý thức chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp chưa cao.

3. Trong sinh viên còn có biểu hiện lối sống thực dụng, đua đòi ăn diện, xa hoa quá mức sống cho phép. Trong mối quan hệ tình bạn, tình yêu, có xu hướng thực dụng, thiếu trách nhiệm với nhau, xa lạ với đạo đức của người Việt Nam. Tệ nạn xã hội nhất là ma túy, cờ bạc trong sinh viên tuy có giảm nhưng chưa triệt để. Những hiện tượng này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả rèn luyện của sinh viên [61, tr. 70-71].

Sinh viên thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó.

Thứ ba: Vấn đề môi trường giáo dục: Đảng và Nhà nước luôn

luôn mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trong giáo dục truyền thống dân tộc cho lớp trẻ hiện nay, để tạo ra một lớp người vừa khỏe mạnh về tâm hồn vừa cường tráng về thể chất, đặc biệt là những người biết giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của ông cha ta ngàn đời đã có công gìn giữ và phát huy. Việc Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương và ghi vào sổ vàng truyền thống ở Văn Miếu Hà Nội 101 sinh viên thủ khoa, đại diện cho hơn 20 vạn sinh viên học trong 47 trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội năm học 2002 - 2003 là một bằng chứng sống động. Bên cạnh những cố gắng vượt bậc nhằm tạo môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, trên thực tế môi trường giáo dục của chúng ta đang bị ô nhiễm. Trên địa bàn Hà Nội, mấy năm gần đây, một số trường đại học đã có những sai phạm, ảnh hưởng xấu đến công tác giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Chẳng hạn: Vụ sai phạm nghiêm trọng ở "Trường Đại học quốc tế Châu á" (năm 2002). Vụ sai phạm ở "Trường Đại học dân lập Đông Đô" (năm 2001 - 2002). Vụ một số cán bộ, giảng viên ở một trường đại học (ĐHTM) có biểu hiện tiêu cực trong kỳ thi tuyển sinh (ngày 4, 5-7-2002) v.v...

Mặt trái của cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm không lành mạnh tràn ngập, cộng với lối sống buông thả thực dụng chạy theo đồng tiền, sống lạnh lùng sòng phẳng trả tiền ngay...

đang ngày càng làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức của dân tộc, những yếu tố đó đang hàng ngày hàng giờ tác động tới lớp trẻ ngày nay. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải quán triệt một cách sâu sắc luận điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen về sự thống nhất biện chứng giữa con người và hoàn cảnh: con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy.

Đối với một số trường, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý chuyên trách còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, trình độ. Chưa toàn tâm, toàn ý với công việc của mình, chưa kể có một số cán bộ giảng dạy còn có sự suy thoái về đạo đức lối sống, ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của sinh viên.

Trong gia đình, vấn đề giáo dục truyền thống cũng chưa được quan tâm đúng mức. Gia đình là một môi trường hết sức quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách của các em. Một đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra đã chứa đựng trong cơ thể nó những yếu tố cần thiết để phát triển thành người, thành nhân cách. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành người với đúng nghĩa của nó. Tất cả mọi lời nói, cử chỉ, việc làm của cha mẹ và những người trong gia đình đều có ảnh hưởng lớn tới đứa trẻ, lối sống gia đình nề nếp sinh hoạt giao tiếp... của gia đình đều tác động vào đứa bé. Ông bà ta thường khuyên "dạy con từ thuở còn thơ" là thế. Sau này, khi các em đã được ngồi trên ghế trường đại học, công

việc giáo dục đạo đức truyền thống cho các em càng cần được quan tâm chú trọng hơn, vì ở tuổi này các em có sự thay đổi về tâm sinh lý, rất nhạy cảm với những vấn đề trong cuộc sống. Nhưng hiện nay, một số các bậc cha mẹ mải lo làm kinh tế đẩy trách nhiệm giáo dục hoàn toàn cho nhà trường. Chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống đối với sinh viên, có nhiều gia đình do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng cũng có nhiều gia đình bị cuốn hút bởi lợi nhuận nên đã ít dành thời gian chăm sóc con cái về mặt tinh thần. Họ chỉ biết tạo dựng cho con cái một cuộc sống đầy đủ về vật chất, chứ không nghĩ đến giáo dục con cái những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có những gia đình con cái hư hỏng, thậm chí đã bỏ học mà không hề hay biết, có gia đình đến lúc con cái bị đưa ra vành móng ngựa bấy giờ mới hay, và ân hận thì đã quá muộn. Bên cạnh đó ở một số gia đình có những xung đột bất hòa giữa cha và mẹ dẫn đến ly hôn, làm cho đứa trẻ bị thiếu cha hoặc thiếu mẹ. Trong hoàn cảnh như thế, có ảnh hưởng lớn tới tâm lý cũng như việc học hành của các em, sự phát triển nhân cách của các em chắc chắn sẽ bất bình thường. Trong điều kiện đó thì việc giáo dục đạo đức cho các em trở nên hết sức khó khăn.

Mặc dù chúng ta đã có những hoạt động của các đoàn thể, các hội, nhưng trong công tác vận động, giáo dục thanh niên, sinh viên chúng ta chưa thực sự coi trọng việc giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc, nội dung giáo dục truyền thống còn chung chung,

chưa cụ thể. Do đó, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng những yêu cầu bức xúc do cuộc sống đặt ra, chẳng hạn, yêu nước ngày nay là gì? Yêu nước ngày nay là gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, yêu chủ nghĩa xã hội phải thể hiện bằng những hành động cụ thể thiết thực để đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào, luôn luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Thế nhưng, trên thực tế thì có rất nhiều sinh viên luôn lẩn tránh trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc, phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với thời cuộc, chỉ đi tìm cho mình một cuộc sống hưởng thụ, an nhàn. Hàng năm số sinh viên ra trường rất nhiều, nhưng hầu hết không chịu tới các vùng sâu vùng xa công tác, có những sinh viên ở nông thôn đã từ chối trở về phục vụ quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Thứ tư: Việc chúng ta phải chứng kiến những hiện tượng vi

phạm luật pháp, vi phạm những chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc là những sinh viên còn ngồi trên ghế trường đại học, cao đẳng đã gây nên sự bất bình trong xã hội, làm giảm sút niềm tin của mọi người đối với thế hệ mai sau. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng giáo muôn đời của dân tộc ta hoàn toàn xa lạ với hiện tượng sinh viên trở thành "tướng cướp"; sinh viên "tống tiền"; sinh viên "thi kèm đại học"; thậm chí cả sinh viên giết thầy giáo cũ của mình, cùng với các tệ nạn xã hội khác (ma túy, mại dâm, cờ bạc...).

Những nét đẹp truyền thống như kính già yêu trẻ, tôn sư trọng giáo, nhân ái, vị tha, khoan dung, đại lượng... chưa phát huy hết tác dụng của mình trong cuộc sống hiện đại, chưa được khai thác thành hệ thống trong nội dung giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay. Do vậy, những tấm "gương xấu" trong xã hội đã ảnh hưởng rất lớn vào tâm hồn trong sáng của tầng lớp sinh viên, thanh niên. Như vậy rất dễ đẩy họ lao vào con đường tội lỗi.

Chúng ta ngày nay đang phấn đấu cho một xã hội công bằng, văn minh tiến bộ. "Công bằng" cũng là truyền thống ngàn đời của ông cha ta, nay được Đảng và nhà nước coi trọng, coi đó là mục tiêu lâu dài, thể hiện tính ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa. Để thực sự có một xã hội công bằng quả là không đơn giản, đây là một việc làm hết sức khó khăn và phức tạp. Trên thực tế có những sinh viên tốt, thật thà, chăm học thì luôn chịu thiệt thòi, bởi bên cạnh đó có nhiều sinh viên ham chơi lười học nhưng gian lận, thiếu trung thực trong học tập, thi cử vẫn ngang nhiên hưởng kết quả như những sinh viên học bằng chính sức lực của mình, có khi kết quả cuối cùng còn cao hơn những sinh viên chăm chỉ học tập. Đó là những điều trái với truyền thống cần cù hiếu học của dân tộc ta, vậy mà có em còn xem đó là những chuyện bình thường, không hề thấy hổ thẹn. Như vậy những người đó thật khó có đủ chữ "tín" để chấp nhận cạnh tranh trong kinh tế thị trường, khó có thể trở thành những người đủ khả

năng đấu tranh chống lại hiện tượng tham nhũng, mà Đảng ta đang coi đó là "quốc nạn".

Phương pháp giáo dục truyền thống cho sinh viên còn mang tính thuyết giáo, giảng giải một chiều, áp đặt, chưa coi "học sinh là trung tâm, giáo viên là chủ đạo" của quá trình giáo dục, do vậy chưa kích thích tính tích cực hoạt động của sinh viên trong học tập. Chưa có các hình thức hoạt động thực tiễn phong phú, để tạo ra môi trường giáo dục đạo đức lành mạnh giúp sinh viên phát huy vai trò của mình trong quan hệ với con người, với xã hội. Phương pháp giáo dục truyền thống của nhà trường còn chưa kích thích được sự say mê, hứng thú của người học nên khó giúp các em "biến quá trình giáo dục" thành quá trình "tự giáo dục". Do vậy, trong ý thức của nhiều sinh viên có tâm lý tiêu cực, ỷ lại, thụ động đối với việc tiếp thu kiến thức và tinh thần tự rèn luyện. Chưa nhận thức được rằng học trước hết là cho chính bản thân mình, học để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, chúng ta chưa có đủ điều kiện để cập nhật những thông tin mới của đời sống xã hội, chưa đáp ứng được nhu cầu ham học hỏi của sinh viên. Về phương tiện, điều kiện để phục vụ cho các hoạt động giáo dục truyền thống cho sinh viên trong các trường còn lạc hậu, thiếu thốn, chưa đáp ứng so với trình độ nhận thức của sinh viên, hoặc có

nhưng chất lượng kém, gây khó khăn trong việc học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w