Thông tin đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên (Trang 37 - 42)

 Giới tính của anh/chị là gì?

GIỚI TÍNH

Giới tính Tần suất Tỷ lệ (%)

Nam 72 32,6

Nữ 149 67.4

Biểu đồ 4.1.1: Giới tính của mẫu nghiên cứu

- Trong 221 người tham gia khảo sát hợp lệ có 72 sinh viên nam (chiếm xấp xỉ 32,6%) và 149 sinh viên nữ (chiếm xấp xỉ 67,4%). Sự chênh lệch này vì lý do thực hiện khảo sát ngẫu nhiên thuận tiện, nhưng đồng thời cũng phù hợp với đặc điểm về giới tính của sinh viên Đại học Thương mại.

 Anh/chị là sinh viên năm thứ mấy?

Năm học Tần suất Tỷ lệ (%)

1 11 5,0

2 146 66,1

3 46 20,8

4 18 8,1

Biểu đồ 4.1.2: Năm học của mẫu nghiên cứu

- Về số năm đang theo học tại trường thì có 11 sinh viên năm nhất (chiếm xấp xỉ 5%), 146 sinh viên năm hai (chiếm xấp xỉ 66,1%), 46 sinh viên năm 3 (chiếm xấp xỉ 20,8%) và 18 sinh viên năm 4 (chiếm xấp xỉ 8,1). Lý do của sự chênh lệch là do thực hiện khảo sát ngẫu nhiên, tuy nhiên bao hàm được sinh viên các năm nên vẫn mang tính đại diện cho mẫu.

 Anh/chị đang học ngành nào?

NGÀNH HỌC

Tần số Tỷ lệ (%) 1, Marketing thương mại 85 38.5 2, Quản trị thương hiệu 31 14.0 3, QTDV du lịch và lữ hành 7 3.2

4, Kế toán 16 7.2

5, Kinh doanh QT 10 4.5

6, Logistics và quản lý CCU 18 8.1 7, Quản trị kinh doanh 6 2.7

8, Kinh tế quốc tế 4 1.8

9, Kiểm toán 6 2.7

10, Ngôn ngữ Anh 2 .9

11, Quản trị nhân lực 3 1.4

12, Kinh tế 1 0.5

13, Hệ thống thông tin quản lý 2 0.9 14, Quản trị khách sạn 5 2.3 15, Tài chính – ngân hàng 20 9.0 16, Thương mại điện tử 3 1.4

17, Luật kinh tế 2 0.9

Bảng 4.1.3: Ngành học của mẫu nghiên cứu

Biểu đồ 4.1.3: Ngành học của mẫu nghiên cứu

-Về các chuyên ngành đang theo học thì trong 221 người có 85 sinh viên ngành Marketing thương mại, 31 sinh viên ngành Quản trị thương hiệu, 7 sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, 16 sinh viên ngành kế toán, 10 sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, 18 sinh viên ngành Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng, 7 sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, 4 sinh viên ngành Kinh tế quốc tế, 6 sinh viên ngành Kiểm toán, 2 sinh viên ngành Ngôn ngữ anh, 3 sinh viên ngành Quản trị nhân lực, 1 sinh viên ngành Kinh tế, 2 sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý, 5 sinh viên ngành Quản trị khách sạn,

20 sinh viên ngành Tài chính – ngân hàng, 3 sinh viên ngành Thương mại điện tử, 3 sinh viên ngành Luật kinh tế. Lí do của sự chênh lệch là do thực hiện khảo sát ngẫu nhiên, tuy nhiên khảo sát được sinh viên của hầu hết các ngành trong trường nên vẫn mang tính đại diện cho mẫu.

 Anh/chị thường mua sắm trực tuyến qua đâu?

Nơi mua sắm Tần suất Tỷ lệ (%)

Sàn TMĐT Mạng xã hội Các website 192 117 37 55,5% 33.8% 10,7% Tổng 346 100%

Bảng 4.1.4: Nơi thường mua của mẫu nghiên cứu

- Qua khảo sát, sinh viên Đại học Thương Mại chủ yếu mua hàng qua các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Tiki…và mạng xã hội: Facebook, Instagram…có thể bởi ngày nay sự phát triển của các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử mạnh mẽ, thêm vào đó là các hình thức quảng cáo có sức lan tỏa và việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngày càng nhiều vì thế mà sinh viên dễ dàng tiếp cận với các cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội.

 Anh/chị thường xuyên mua sản phẩm gì khi mua sắm trực tuyến?

Sản phẩm Tần suất Tỷ lệ (%)

Quần áo, giày déo, mũ Đồ gia dụng, điện tử Sách vở, đồ dùng học tập Đồ ăn, bách hóa 200 68 86 72 46.9% 16% 20,2% 16,9% Tổng 426 100%

Bảng 4.1.5: Sản phẩm thường mua của mẫu

- Qua bảng và biểu đồ có thể thấy sản phẩm mà sinh viên Đại học Thương Mại thường xuyên mua nhất là quần áo, dày dép và mũ bởi lẽ ở độ tuổi này, sinh viên khá quan trọng việc ăn mặc và luôn thay đổi phong cách theo xu hướng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên (Trang 37 - 42)