- Từ năm 1975 cho đến nay
1.2. Thực trạng công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum từ khi đổi mới đến nay
Nghị quyết số 4/TƯ ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về
Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới là sự thể hiện
tinh thần đổi mới của Đảng ta về công tác tôn giáo. Sau khi Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ra đời, ngày 21/3/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Nghị định 69/HĐBT quy định về các hoạt động tôn giáo (thay thế cho Nghị quyết số 297/CP ngày 11/11/1977), đồng thời Ban Tôn giáo Chính phủ ra Thông tư 01 và 02 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 24 và Nghị định 69. Đặc biệt, gần đây Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 37-CT/BCT ngày 2/7/1998 về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đây là lần đầu tiên một Chỉ thị của Đảng về công tác tôn giáo được Đảng công khai; tiếp đến Chính phủ ban hành Nghị định 26/1999/CP ngày 19/4/1999 về các hoạt động tôn giáo.
Trên cơ sở các văn bản trên của Trung ương; căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã xác định công tác tôn giáo và dân tộc đối với địa bàn Kon Tum và Tây Nguyên nói chung là rất quan trọng, cấp thiết. Tỉnh ủy đã có Thông tri số 02/TT/TƯ ngày 20/7/1992 về Công
tác tôn giáo trong tình hình mới; ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã có
Chỉ thị số 14/CT-UB ngày 2/6/1995 cụ thể hóa Nghị định 69 về công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh, đồng thời Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã có kế hoạch hướng dẫn các cấp, các ngành triển khai. ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cũng đã soạn thảo bằng câu hỏi vấn đáp các chương, điều trong Nghị định 69 để tuyên truyền học tập trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Đây là bước chuyển quan trọng đối với công tác tôn giáo nói chung và công tác vận động quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Bằng những nhận thức mới về đạo Công giáo và những phương pháp mới được áp dụng trong công tác vận động quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo. Trong những năm qua công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, đó là:
Trước hết, đội ngũ cán bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã có được những tiến bộ mới trong nhận thức về tôn giáo và công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo
Trong những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về tôn giáo và công tác tôn giáo ở tỉnh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở nói chung, cán bộ làm công tác tôn giáo nói riêng
đã được cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Kon Tum chú trọng quan tâm:
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh đã cử 51 cán bộ đi học tại Gia Lai, Nha Trang, Huế về công tác tôn giáo trong năm 1995 - 1996; và trong năm 1998 cử 3 cán bộ của Ban Tôn giáo và Trường Chính trị tỉnh đi học lớp Cao học tôn giáo tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
- Gần đây Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức lớp Cử nhân chính trị do Học viện Chính trị Quốc gia vào giảng môn "Tôn giáo và Tín ngưỡng", góp phần quán triệt Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Nghị định 69 của Chính phủ cho 67 học viên, phần lớn là cán bộ chủ chốt của tỉnh và huyện nhằm tăng thêm nhận thức cho cán bộ. Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ ở cơ sở, ở địa phương có những chuyển biến tốt hơn trong nhận thức về tôn giáo và công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo.
Hai là, từ nhận thức đó và thông qua hoạt động trực tiếp hàng ngày, các tổ chức cơ sở ở địa phương đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, tâm lý xã hội, nhu cầu của quần chúng và đã kịp thời giải quyết những yêu cầu bức thiết chính đáng đó của quần chúng
ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động đã giáo dục, tổ chức các hội viên không phân biệt
lương giáo thành những đội thanh niên xung kích trong lao động sản xuất, thanh niên lập nghiệp, thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự. Hội Nông dân cũng đã có nhiều mô hình sản xuất giỏi như tách hộ lập vườn, trồng cây công nghiệp... Hội Phụ nữ cũng đã vận động chị em phụ nữ cùng nhau giúp vốn tăng gia sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phong trào phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan... Liên đoàn Lao động tỉnh cũng đã có nhiều mô hình sáng tạo, xây dựng đội ngũ công nhân trong các cơ quan, xí nghiệp... ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng đã có nhiều cuộc vận động: toàn dân đoàn kết tham gia xây dựng cuộc sống mới khu dân cư, phong trào đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi động viên các chức sắc trong ngày lễ trọng... Nhìn chung, các phong trào của Mặt trận, các đoàn thể được tổ chức chặt chẽ. Số anh chị em trong đạo Công giáo có lý lịch rõ ràng, được thử thách trong lao động, học tập, rèn luyện đã được kết nạp vào Đoàn, Đảng và tổ chức vào các ngành, nghề ở xã, thôn, doanh nghiệp nhà nước và thu nhận vào các cơ quan như ngành giáo dục, y tế và các nghề khác.
Những việc làm trên đối với giáo dân tuy mới là kết quả bước đầu nhưng có ý nghĩa chính trị sâu sắc, làm tiền đề để từng bước xóa bỏ mặc cảm, nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng giáo dân, đáp ứng những nguyện vọng chính đáng trong cuộc sống, gắn bó đoàn kết thương yêu nhau giữa người lao động
lương giáo ngày càng chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, có một số quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo, nhất là số tân tòng ở những nơi không có nhà thờ, Linh mục, vùng sâu, vùng xa trong những năm qua dần dần nhạt đạo, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nguyện đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, phấn đấu và tham gia vào mọi công tác ở địa phương, cơ sở.
Đảng bộ tỉnh Kon Tum luôn nắm vững quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, quan tâm chỉ đạo lĩnh vực công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo và kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc đặt ra. Bởi vậy, mặc dù đặc thù của một địa phương vừa có dân tộc, vừa có tôn giáo và biên giới... nhưng luôn luôn giữ được khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo, trong tỉnh giữ vững được ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đời sống tinh thần, vật chất của quần chúng - kể cả vùng theo đạo Công giáo không ngừng được phát triển.
Đơn cử như: ủy ban nhân dân tỉnh đã có hai văn bản chỉ đạo cho các ngành chức năng xử phạt vi phạm hành chính, như xây dựng nhà thờ trái với thiết kế được duyệt (nhà thờ xã Hòa Bình), dựng tượng thánh giá tại hoa viên cây xanh Tân Hương. ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có những quyết định, chỉ thị xử lý hành chính và cưỡng chế tháo dỡ 3 nhà nguyện ở Đăkglei; nhiều nhà nguyện xây dựng trái phép ở các huyện, thị xã. DO phát hiện
và xử lý những vi phạm trên được kịp thời nên đã góp phần làm ổn định tình hình chính trị ở địa phương. Trong quá trình giải quyết các vụ việc trên có lúc, có nơi, một số chức sắc tôn giáo cực đoan đã kích động tín đồ gây áp lực với chính quyền cơ sở. Song qua phát động quần chúng, đấu tranh kiên quyết với các Giám mục, Linh mục, quá trình xử lý hợp lòng dân, được quần chúng đồng tình ủng hộ, không vi phạm chính sách tôn giáo; đồng thời cũng giúp cho giáo dân Công giáo hiểu được chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên việc chấp hành có nghiêm hơn.
Gần đây cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể đã quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cốt cán cơ sở, tổ chức hội đoàn trong hệ thống chính trị được chặt chẽ hơn như ở thị xã Kon Tum, Đăk Tô, Ngọc Hồi; chú ý bồi dưỡng, kết nạp số đảng viên gốc giáo, nâng tổng số đảng viên gốc giáo toàn tỉnh lên 151 đồng chí, trong đó tại thị xã Kon Tum có 80 đồng chí. Tuy nhiên việc quản lý số đảng viên gốc giáo chưa chặt chẽ; số đảng viên gốc giáo trong kháng chiến còn lại 44 đồng chí thì hầu hết già yếu không hoạt động năng nổ như trước.
Công tác tranh thủ giáo sĩ, cải tạo giáo hội trong thời gian qua có quan tâm đúng mức, đã thường xuyên tiếp xúc với các chức sắc, chức việc, tầng lớp trên và tín đồ theo đạo Công giáo để hiểu tâm tư nguyện vọng chính đáng của họ, đồng thời biết ý đồ xấu của họ để có kế hoạch đấu tranh ngăn chặn kịp thời. Đối với
các hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài phạm vi quy định của luật pháp, ta đã chủ động gặp gỡ đối thoại với số chức sắc, cốt cán để đấu tranh ngăn chặn kịp thời như việc dựng cây thánh giá nhằm lấn chiếm đất công tại thôn 4 xã Chư HReng thị xã Kon Tum, vụ làm nhà thờ trái phép tại làng Kon Bơ Băn xã Ngọc Réo, vụ làm nhà nguyện trái phép tại làng Đăk Tiêng Kơ Tu, xã Đăk La, tại làng Kon Gu 1, Kon Gu 2 xã Ngọc Vang (huyện Đăk Hà). Ngăn chặn vụ cấm phòng giáo chức toàn phận nhân dịp kỷ niệm 150 ngày truyền giáo lên Kon Tum của tòa giám mục Kon Tum không đăng ký xin phép chính quyền (tháng 3/1998). Ngoài ra, chúng ta đã tiến hành liên tục công tác tranh thủ phân hóa giáo sĩ và tiến hành răn đe giáo dục, cô lập số linh mục cực đoan chống đối, vô hiệu hóa các hoạt động có phương hại đến an ninh, trật tự của họ, hạ uy tín của số này trong giáo hội cũng như đối với quần chúng giáo dân trong toàn địa phận.
Thứ ba, qua hoạt động thực tiễn - công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức tư tưởng trong quần chúng giáo dân; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
- Quá trình vận động quần chúng tín đồ Công giáo đã cơ bản xóa đi được mối nghi ngờ của giáo dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và đối
với đạo Công giáo nói riêng. Quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo phấn khởi, yên tâm và tin tưởng hơn vào đường lối đổi mới của Đảng với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Họ đã và đang có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng của địa phương và đất nước.
Sự nghiệp đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quần chúng tín đồ Công giáo rất phấn khởi và cho rằng đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Có nhiều hộ ở huyện Đăk Hà, xã Hòa Bình (thị xã Kon Tum) đã đầu tư từ 200 triệu đến 500 triệu để phát triển ngành nghề, chăn nuôi, trồng cà phê... Việc đồng bào tín đồ Công giáo phấn khởi làm ăn đã tạo ra những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội, mức sống được cải thiện. Đã có những gia đình làm ăn khá giả, giàu lên làm được nhà kiên cố, làm thay đổi bộ mặt quê hương, đường nông thôn, khu phố được tu bổ, sạch đẹp, cuộc sống cộng đồng khởi sắc.
Thực hiện chính sách văn hóa đối với tôn giáo, giáo dân Công giáo đã luôn được sinh hoạt bình thường, đồng bào vui mừng phấn khởi, cơ sở thườ tự được sửa sang lại (trong năm qua chúng ta đã cho xây mới 2 nhà thờ, 10 nhà nguyện và hầu hết các
nhà thờ xứ), các sinh hoạt tôn giáo sôid dộng hẳn lên. Đồng bào Công giáo ủng hộ sự nghiệp đổi mới, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, thừa nhận việc sống phúc âm giữa lòng dân tộc, thừa nhận hoạt động tôn giáo phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Do vậy việc chấp hành pháp luật của giáo dân khá tốt. Trong đợt bầu cửa Hội đồng nhân dân các cấp, tỷ lệ cử tri nhất là giáo dân đi bầu cử đạt cao, nhiều xã Công giáo toàn tòng có số lượng cử tri đi bầu cử đạt 100%. Hàng năm, thực hiện luật nghĩa vụ quân sự đối với thanh niên tín đồ theo đạo Công giáo thực hiện đạt chỉ tiêu cao, tỷ lệ thanh niên làm đơn tình nguyện ngày càng nhiều, số đảo bỏ ngũ cũng giảm đáng kể ở vùng giáo.
Các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... đã thu hút nhiều đồng bào có đạo tham gia. Những kết quả rõ nét bước đầu thu được là việc đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; cứu trợ bão lụt trị giá hàng trăm triệu đồng; các hoạt động nhân đạo, từ thiện; phòng chống tệ nạn xã hội; giữ gìn trật tự an toàn ở khu dân cư; thực hiện vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như việc học hành của con cái... Các hoạt động giúp nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống, chăm lo sức khỏe, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc do Hội Phụ nữ phát động đã được đông đảo phụ nữ có đạo nhận thấy bổ ích, thiết thực và tích cực tham gia. Hội nông dân với phong
trào sản xuất giỏi đã giúp cho đồng bào có đạo tính toán cách làm ăn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tạo ra những sản phẩm hàng hóa, tăng giá trị trên đất canh tác.
Hiện nay mức ăn bình quân chung của vùng Công giáo ở Kon Tum từ 20 - 25 kg thóc 1 người/tháng. Cá biệt có những vùng Công giáo mức bình quân lương thực khá cao như: Thị xã Kon Tum, huyện Đăk Hà, bình quân tính theo đầu người là 400 kg một năm (33 kg thóc 1 người/tháng).
Những kết quả đạt được trong công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum thời gian qua là do những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là: Do tác động và hiệu quả thực tế của các chính sách, chủ trương về vấn đề tôn giáo
Trong những năm qua nhiều chính sách, chủ trương của Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo được ban hành.
Việc tiếp tục quán triệt Nghị quyết 24-TW và Chỉ thị 37- CT của Bộ Chính trị, việc triển khai thực hiện Nghị định 26/CP của Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng tín đồ Công giáo, đảm bảo sinh hoạt tôn giáo bình thường, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, làm cho đồng bào Công giáo xóa bỏ mặc cảm, nâng cao nhận thức, nhận rõ trách nhiệm,
hiểu rõ thêm các quy định của Nhà nước, tránh được những sai phạm, có cơ sở để đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, trái luật pháp trong tôn giáo. Các văn bản trên có tác dụng tích cực to lớn, làm cho đồng bào Công giáo yên tâm, phấn khởi, thêm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, ngày càng hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng của dân tộc, phấn đấu cùng toàn dân xây dựng cuộc sống mới, nhân rộng thêm các điển hình tiên tiến. Đồng bào Công giáo được Nhà nước cho phép hoạt động hết sức phấn khởi, thực