Phát triển kinh tế – xã hội – văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ công giáo ở kon tum hiện nay (Trang 129 - 136)

- Từ năm 1975 cho đến nay

2.2.2. Phát triển kinh tế – xã hội – văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần

ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng tín đồ Công giáo.

Phát triển kinh tế – xã hội – văn hoá không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng giáo dân ở Kom Tum là một đòi hỏi khách quan; đồng thời cũng là biện pháp nhằm từng bước xây dựng “Thiên đường” trên trần thế, làm cho giáo dân thực sự tin tưởng vào Đảng, Nhà nước – người đã đem lại hạnh phúc, ấm no thật sự cho họ.

Là địa bàn miền núi cao nguyên, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, giáo dân lao động họ là người cần cù chịu khó, “ mặt nắng hai sương”. Song, do điều kiện sản xuất lạc hậu, chậm tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc. Sự phân công lao động còn hạn hẹp, năng xuất lao động thấp, đời sống vật chất và văn hoá của họ còn rất nghèo và lạc hậu. Tình trạng đói nghèo triền miên và họ cho rằng giàu nghèo là do trời đất, sướng hay khổ là do số phận. Mấy năm gần đây đời sống của họ tuy có cải thiện nhưng chưa được bao nhiêu. Vì vậy, cùng với mê tín trên giáo sẵn có kết hợp với đời sống vật chất và văn hoá còn nghèo nàn, làm cho họ “hướng” vào Chúa và

định mệnh. Cho nên, cùng với việc nâng cao trình độ dân trí tất yếu phải khuyến khích quần chúng có đạo hăng hái sản xuất, nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho họ. Từ nội dung Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và thực tiễn của giáo dân Kom Tum, cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

- Để đưa năng suất lao động trong nông nghiệp vùng Công giáo, ngoài chính sách đầu tư vốn của Nhà nước cho hộ xã viên trong sản xuất cần hướng dẫn, đào tạo, tạo điều kiện cho giáo dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Chú ý đưa những cây con mới có năng suất cao, chống được sâu bệnh, dịch bệnh. Hướng dẫn cho nông dân xử dụng có hiệu quả các loại phân bón, thuốc trừ sâu, tạo năng suất thâm canh lúa màu. Xử dụng máy móc phục vụ nông nghiệp nhằm giải phóng sức lao động cơ bắp của người nông dân, đồng thời hạ giá thành trong chi phí sản xuất. Qua ứng dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật, một mặt tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao đời sống vật chất, mức sống nông dan có đạo. Mặt khác, thông qua đó nâng cao nhận thức mới và có niềm tin vào khoa học kỹ thuật, khắc phục dần những mê tín, định kiến tôn giáo, xây dựng lòng tin ở chính mình.

- Phát huy thế mạnh khu vữc sản xuất hàng hoá làm cho nông thôn vùng Công giáo sầm uất về kinh tế, khang trang về văn hoá; việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông dân với mô hình hợp tác xã kiểu mới có tác dụng xóa bỏ được nghèo nàn lạc hậu làm thay đổi bộ mặt kinh tế, văn hoá từng gia đình. Đồng thời làm cho vùng lương và giáo hoà nhập trong phát triển kinh tế, phá vỡ những “vành đai” và sự mặc cảm của giáo dân và sự ràng buộc của Giáo hội đã xây dựng lên hàng thế kỷ qua. Với việc phát triển kinh tế hộ gia đình và xây dựng gia đình văn hoá mới chúng ta sẽ từng bước phá vỡ được chủ trương “Người người giữ đạo, nhà nhà giữ đạo” của Giáo hội Kon Tum. Với nhiều biện pháp chủ động tích cực chúng ta đã làm theo đúng lời chỉ dẫn của V.I.Lê nin: “Từ hoạt động thực tế dùng mọi cách để làm cho họ hứng thú, kéo họ ra khỏi sự mê muội tôn giáo, thức tỉnh từ mọi phía và bằng đủ mọi phương pháp” (V.I. Lê nin toàn tập – tiến bộ. M. tập 45 trang 31 – 32).

- Chú ý giáo dân người dân tộc thiểu số ở những xã vùng sâu vùng xa có trình độ văn hoá rất thấp, họ không biết cách làm ăn kinh tế, không hiểu biết về khoa học kỹ thuật và áp dụng nó vào sản xuất. Bởi vậy, trước mắt phải dạy cho họ biết làm ruộng, thâm canh tăng năng suất cây trồng vì một số nơi đồng bào có tập quán không bón phân chuồng cho cây trồng, trong khí đó phân để tràn trong làng bản gây ô nhiễm môi trường và dạy cho đồng bào

biết chăn nuôi hợp lý, hướng dẫn cho họ hợp tác với nhau trong sản xuất, đồng thời phát triển các ngành nghề phụ như nghề dệt thổ cẩm để tăng thu nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc. Các hình thức đào tạo phải thật cụ thể, chi tiết, chỉ dẫn tận tay và thông qua các mô hình làm ăn giỏi, thông qua các chương trình trình diễn để đồng bào mắt thấy, tai nghe lúc đó họ mới thấy được hiệu quả kinh tế và khi có vốn họ sẽ tự vươn lên xoá đói giảm nghèo. Thực tế ở Kon Tum, đồng bào giáo dân người dân tộc thiểu số sản xuất chủ yếu dùng các loại giống cây, con là giống cũ chưa được cải tạo (nhiều xã có đông giáo dân còn sản xuất giống lúa địa phương mà trong kháng chiến thường gọi là gạo “bọc thép”) năng xuất cây trồng vật nuôi rất thấp và chất lượng sản phẩm không cao. Để tăng năng suất cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, song song với việc cho vay vốn và hướng dẫn kỹ thuật thì phải hỗ trợ đồng bào về vật tư, giống cây trồng vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y. Đồng thời hướng dẫn họ quy trình sản xuất cây con cho năng suất cao.

- Vốn để phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng đồng bào, các dân tộc nói chung giáo dân người dân tộc thiêu số nói riêng là rất quan trọng, nhất là mạng lưới giao thông. Tỉnh Kon Tum hiện tại chất lượng đường xá quá kém, nhiều xã còn chưa có đường ô tô đi vào, hoặc có nhưng chỉ thông xe được mùa khô, mùa mưa hầu như tách biệt với thị trấn. Do vậy sản phẩm

nông nghiệp do đồng bào dân tộc làm ra không bán được cho ai hoặc có bán được thì giá cả cũng rất thấp do chi phí bảo quản và lưu thông sản phẩm và các loại vật tư phục vụ sản xuất quá cao, đầu vào cho sản xuất cao nhưng đầu ra của sản phẩm lại thấp nên sản xuất nông nghiệp ở những vùng đồng bào dân tộc thường lỗ vốn. Bên cạnh đó người mua nông sản là tư thương, số lượng người mua ít do vậy họ thi nhau ép giá đối với đồng bào dân tộc, cá biệt một số tư thương còn dở các thủ đoạn lừa bịp đồng bào. Nên sản phẩm nông nghiệp bán ra không được bao nhiêu. Như vậy giao thông là vấn đề quan trọng thúc đẩy kinh tế ở nông thôn, bản làng muốn phát triển kinh tế, giao thông phải đi trước một bước, Kon Tum phải thông xe hai mùa mưa nắng đến tận làng bản. Đồng bào giáo dân ởKon Tum sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa rẫy, cây mì (sắn) và sản xuất mang tính chất tự cung tự cấp, thực hiưện khép kín từ khâu sản xuất- đến tiêu thụ chỉ cho gia đình. Do vậy phải kích thích sản xuất hàng hoá, xóa bỏ kiểu kinh tế tự cung tự cấp, chuyển đổi vật nuôi cây trồng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh cây lúa rẫy, đưa kinh tế thị trường “xuyên qua luỹ tre làng bản” để phát triển sản xuất hàng hóa, áp dụng giống mới có năng xuất cao, cải tạo các giống cũ mà đồng bào thường dùng trong sản xuất, phát huy vai trò của Già làng, Trưởng bản trong việc xoá đói giảm nghèo, trong những năm qua, qua các giai đoạn cách mạng, các già làng, trưởng bản có vai trò hết sức quan trọng trong việc động viên bà con trong

bản tham gia kháng chiến. Già làng là những người có uy tín nhất, mọi việc nếu được Già làng chấp thuận thì nhân dân nghe theo. Từng buôn làng, các cụ là những tấm gương sáng cho mọi người noi theo, nếu các cụ tích cực thực hiện xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, tách hộ lập vườn, bài trừ các tập tục lạc hậu, ma chay cúng bái, cưới hỏi lãng phí, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Già làng đóng vai trò hết sức quan trọng nếu chúng ta tranh thủ, lôi kéo được Già làng thì sẽ rất thuận lợi cho việc xoá bỏ kiểu làm ăn tự cung tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hoá.k

Thế mạnh của KonTum là rừng, chăn nuôi đại gia súc và cây công nghiệp như cao su, cà phê, mía. Do vậy cần phải quy hoạch từng vùng cụ thể cho từng vùng một, vùng nào phát triển cây, con gì cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ở vùng đó. Hình thành các trang trqị phát triển sản xuất hàng hoá, gắn việc giao đất khoán rừng, định canh định cư với xoá đối giảm nghèo. Qua khảo sát, mô hình kinh tế trang trại rất thích hợp với KonTum do có điều kiện về đất đai, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở KonTum, các chủ trang trại thường sản xuất một số sản phẩm hoặc sản xuất kinh doanh tổng hợp loại vừa. Kinh tế trang trại có ưu điểm là tận dụng được đất đai, xử dụng tốt các lao động trong gia đình và lao động xã hội, các chủ trang trại biết phát huy ý thức tự lực tự cường tạo vốn băng nhiều hình

thức, họ hạn chế việc vay vốn từ bên ngoài, họ hết sức tiết kiệm trong mua sắm các tiện nghi sinh hoạt để tập trùng vốn cho sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại là mô hình cần phát triển để cho đồng bào thoát khỏi nghèo đói. Kinh tế trang trại rất thích hợp cho việc phát triển sản xuất hàng hoá nông sản ở KonTum. Nhưng thực tế ở KonTum đồng bào chưa ý thức được về hiệu quả của kinh tế trang trại. Do vậy phải hướng dẫn đồng bào kinh tế trang trại, đây là xu hướng tiến bộ và tất yếu phân công lao động nông nghiệp trong nông nghiệp trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở KonTum.

Để phát triển bền vững phải phát triển mạnh giáo dục, tăng trình độ văn hoá, trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc nói chung, giáo dân dân tộc nói riêng. Đây là một giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài, vì đồng bào dân tộc ở KonTum có trình độ văn hoá, trình độ dân trí thấp. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các giống mới rất khó khăn, các chủ trương chính sách về giao khoán rừng, định canh định cư, dân số – kế hoạch hoá gia đình… đều rất khó triển khai và thực hiện ở vùn đồng bào các dân tộc. Song song với các biện pháp trên thì cần phải phát triển mạnh giáo dục, nâng cao trình độ dân trí. Đây chính là điều kiện để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa vùng đồng bào dân tộc tỉnh KonTum. Thực tế trong những năm qua có gia đình đã được vay vốn nhưng họ

không biết cách làm ăn, không biết sản xuất như thế nào, không biết sử dụng giống cây gì, con gì nên không có hiệu quả kinh tế, do đó làm giảm lòng tin của họ. Họ sẽ không có chí hướng vươn lên để thoát nghèo. Đồng thời cũng do trình độ dân trí thấp nên các tục lệ lạc hậu, ma chay, mê tín dị đoan vẫn còn phổ biến ở vùng đồng bào, các hoạt động tôn giáo lại phát triển mạnh ở các vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ của ta, họ đã đi đến tôn giáo một cách khôn ý thức, các chi phí cho các hoạt động tôn giáo càng tốn kém và làm họ ngày càng nghèo đi.

Trước mắt trong những năm tới phải xoá nạn mù chữ và chống tái mù chữ, phổ cập tiểu học cho đồng bào dân tộc để dần dần nâng cao trình độ dân trí đáp ứng với qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở địa phương, phải có chính sách khuyến học cho đồng bào dân tộc, phát triển mạnh hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú.

Thực hiện những điều kiện trên đây là góp phần quyết định xây dựng thành công “Thiên Đàng” trong hiện thực, và do đó quần chúng sẽ không cần đến Thiên Đàng trong hư ảo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ công giáo ở kon tum hiện nay (Trang 129 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w