- Từ năm 1975 cho đến nay
2.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng tín đồ công giáo với các nội dung sau đây
tín đồ công giáo với các nội dung sau đây
Một là: Tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm tạo cho quần chúng tín đồ Công giáo cơ sở khoa học của niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Niềm tin là một trong những yếu tố cơ bản tạo thành biểu tượng xã hội. Niềm tin chịu ảnh hưởng lớn của kinh nghiệm, đóng vai trò căn bản trong đời sống xã hội, nó có thể quy định mục đích hành vi cá nhân và tập thể, định hướng sự tìm kiếm những phương tiện để đạt mục đích đó. Đối với người mang niềm tin, ý nghĩa hành vi của họ do niềm tin ấy mang lại quan trọng hơn ích lợi mà họ có thể có được. Các cá nhân khi đã có niềm tin nào đó thường rất khó từ bỏ niềm tin, ngay cả khi đã nghi ngờ mạnh mẽ về giá trị của nó. Bởi, niềm tin thường đóng vai trò hướng dẫn sự đánh giá và hành động, nên đổi niềm tin là rất khó khăn và đau đớn.
Trong tôn giáo, niềm tin được gọi là đức tin. Đức tin của quần chúng tín đồ Công giáo khá sâu sắc, hàng ngày, họ vẫn đi lễ và cầu nguyện. Họ tin rằng, cầu nguyện là sự gặp gỡ huyền nhiệm với Chúa – Cầu nguyện như một tiếng gọi tương giao giữa Thiên Chúa với họ. Họ tin tưởng rằng, lời cầu nguyện sẽ được Chúa Cha
nhận lời, sẽ được giải thoát cho họ trong đời sống thực. Bởi vậy, xây dựng niềm tin vào chủ nghĩa xã hội trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với quần chúng tín đồ Công giáo là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, đứng trước sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, sự phân hoá giàu nghèo, những tệ nạn xã hội, sự thoái hoá bin chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù… đã và đang làm cho một bộ phận quần chúng tín đồ Công giáo dao động về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Họ không đủ cơ sở để cắt nghĩa được sự biến động ấy của xã hội, cũng như những cảnh khó khăn, đói nghèo đang còn hiện nay.
Để xây dựng lòng tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong quần chúng tín đồ Công giáo, nội dung cốt lõi là phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Nghĩa là phải làm rõ bản chất Cách mạng và khoa học cảu những nội dung vừa nêu, tạo cơ sở cho họ hiểu rõ những khó khăn hiện tại của đất nước, sự biến động trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và con đường tất yếu mà đất nước ta phải trải qua để đạt tới “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Chỉ có trang bị Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với một phương pháp khoa học thì quần chúng tín đồ Công giáo mới có cơ sở, niềm tin kiên định con đường Cách mạng xã hội chủ nghĩa mà
Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Vấn đề đặt ra là lựa chọn nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp với đối tượng quần chúng tín đô Công giáo, mà ở đây ở Kom Tum – có đặc thù là quần chúng tín đồ Công giáo đa số là người dân tộc.
Việc tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng là rất cần thiết đối với quần chúng giáo dân. Song, trong tình hình hiện nay với trình độ văn hóa và nói chung về mội mặt của chúng ta không thể tuyên truyền giáo dục cho quần chúng giáo dân cũng với nội dung phương pháp như cán bộ, Đảng viên. Với quần chúng giáo dân là những người lao động bình thường chúng ta chủ yếu tập trung tuyên truyền giáo dục làm rõ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, tín ngưỡng… Đặc biệt làm rõ những điểm gặp nhau giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội; khai thác những nội dung có tính tương đồng trong lý tưởng xã hội chủ nghĩa và lý tưởng chân chính của đạo Công giáo. Lý tưởng (mục tiêu) xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, một xã hội thế tục: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lý tưởng tôn giáo là khát vọng của một thế giới tự do, hoà bình, bác ái, vì mục đích con người. Điểm tương đồng ấy là mục tiêu độc lập, tự do và hạnh phúc của con người. Theo Linh mục Trần Tam Tình, trong một buổi nói chuyện
với các giáo hữu người Việt Nam đại Pháp, Hồ Chí Minh quả quyết nói rằng, lý tưởng chân chính của người Công giáo không khác gì lý tưởng của chủ nghĩa xã hội Hồ Chủ Tịch nói: “Mục đích Chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Song để đạt tới hạnh phúc đó cho con người, cầnd phải xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Nếu Đức Giê Su sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước những nỗi khổ đau của người đương thời, chắc Ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm đường cứu khổ loài người”*.
Khai thác những nội dung tương đồng ấy, sẽ tạo cho quần chúng tín đồ Công giáo niềm tin rằng, ở Kom Tum và Việt Nam nói chung, những người tín hữu có thể đồng hành lâu dài với những người Cách mạng, những người cộng sản. Sự đồng hành đó không chỉ diễn ra trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập mà chủ yếu sẽ tiếp tục diễn ra trong các thời kỳ xây dựng hoà bình lâu dài sau đó… Quần chúng tín đồ Công giáo vừa là một tín hữu của đạo Công giáo, vừa là một công dân Việt Nam. Họ có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ có một công dân Việt Nam, được học tập, rèn luyện lao động sản xuất và công tác trong môi trường xã hội, trong tổ chức các đoàn thể xã hội. Họ được kết nạp vào Đoàn, vào Đảng cộng sản Việt Nam nếu họ có nguyện vọng và phấn đấu tốt.
* (Linh mục Trần Tam Tĩnh (1988), Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí
Với quần chúng giáo dân là trí thức, là cán bộ, bộ đội, về hưu chúng ta có thể nói sâu hơn, rộng hơn, dùng nhiều luận chứng khoa học để nâng cao tính thuyết phục. Nhưng dù sao nội dung tuyên truyền giáo dục cũng không thể làm như trong nội bộ Đảng được.
Về phương pháp và quy mô tiến hành, chúng ta không thể mở lớp học tập trung nhiều ngày như Đảng viên mà chủ yếu thông qua các buổi học tập nghị quyết, nói chuyện chuyên đề, thời sự chính chính… Nếu có điều kiện để tổ chức cho giáo dân trao đổi để nâng cao nhận thức.
Việc lựa chọn phương pháp tuyên tuyền cho quần chúng cũng là một khó khăn cho tổ chức cơ sở Đảng. Chúng ta không thể nói với quần chúng rằng không có Chúa, không có Thánh Thần, giáo lý Công giáo là nhảm nhí… Làm như vậy là tuyên chiến với tôn giáo, xúc phạm thô bạo tới tình cảm quần chúng, dễ bị bọn xấu lợi dụng kích động quần chúng đấu tranh với chúng ta. Vì vậy tuyên truyền đưa các quan điểm khoa họcu vào quần chúng giáo dân phải hết sức tế nhị, khôn khéo, dễ hiểu. Thông thường là phải dùng hình thức gián tiếp, qua thực tiễn sản xuất và đời sống để quần chúng chấp nhận. Điều quan trọng là làm cho giáo dân thấy được chế độ xã hội chủ nghĩa là mang lại lợi ích cho họ chứ không phải cần đạo, xoá đạo.
Các tổ chức cơ sở Đảng cần phát huy thế mạnh của công tác tuyên truyền cổ động miệng. Đây là hình thức đơn giản, nhẹ nhàng ít tốn kém nhưng mạng lại hiệu quả cao. Cần phát huy thế mạnh của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở. Hàng tháng Huyện mở lớp bồi dưỡng báo cáo viên, phổ bin những chủ trương mới, thông tin, thời sự chính sách… Đội ngũ này lan toả xuống cơ sở mang tiếng nói của Đảng đến với quần chúng giáo dân.
Cùng với tuyên truyền miệng, ở cơ sở cần triệt để khai thác, các phương tiện thông tin đại chúng hiện có, cần xây dựng hệ thống loa truyền thanh ở Huyện, xã, thị trấn vì nó tác dụng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của quần chúng giáo dân như nghe phổ bin thời vụ sản xuất, phòng trừ sâu bệnh, thông báo của Huyện, xã xuống từng gia đình, cần có đài phát thanh bằng tiếng nói dân tộc bởi vì đa số giáo dân người dân tộc còn chưa thạo tiếng kinh với lại giáo dân người dân tộc thiểu số với lối tư duy cụ thể, trực tiếp, cảm tính. Do nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp gắn với giáo dân người dân tộc thiểu số từ hàng ngàn năm nay, hầu như không thay đổi, họ tiếp xúc trực tiếp với mảnh ruộng, núi rừng, bầy gia súc, gia cầm, các đàn thú trong rừng… tất cả như người bạn thân tình của họ. Với điều kiện sản xuất như thế, họ ít được đi xa, họ không nhận biết được những thay đổi và sự khác nhau giữa các bản, các làng của đất nước. Vì thế tầm mắt và sự
suy nghĩ của họ không được mở rộng, chỉ gắn trực tiếp với những sự vật, hiện tượng cụ thể hàng ngày, do đó trở thành hời hợt, thiển cận, vụn vặt, tầm thường… Họ quen suy nghĩ và nhận thức trên cơ sở các giác quan đã tiếp xúc trực tiếp nên ở họ dễ xây dựng được niềm tin và cũng dễ gây mất niềm tin vào con người, vào Cách mạng, sống theo cảm xúc, tình cảm. Họ thường xúc động và dễ tin vào những việc, những người có hành động cụ thể, gần gũi, hoà hợp với cuộc sống của giáo dân. Mặc dù những hành động đó có thể là bề ngoài, đôi khi giả dối. Họ cũng thường dễ mất niềm tin (và mất niềm tin lần đầu thì khó xây lại niềm tin lần thứ hai). Họ thường đánh giá con người thông qua những kết qủa trước mắt, chưa biết dùng lý trí để phân tích sự đúng sai của các hiện tượng và sự đúng sai của những biểu hiện trong tình cảm, hành động của họ. Vì thế, họ dễ bị kẻ thù lợi dụng để tuyên truyền, kích động phá hoại Cách mạng. Cho nên đối với quần chúng giáo dân người dân tộc thiểu số cần phải dùng phương pháp tuyên truyền giáo dục cá biệt, lấy quần chúng giáo dục quần chúng, bằng những việc làm, hành động cụ thể. Ví dụ như: Trước đây, một số bà con giáo dân ốm đau không chạyu chữa, lúa bị sâu không phun thuốc… họ chỉ cần Chúa ban cho thoát khỏi những tai hoạ ấy. ở đây chúng ta phải chỉ cho họ thấy sự khác nhau giữa hai người ốm, một người chữa bằng thuốc, một người chỉ cầu kinh. Giữa hai cánh đồng bị sâu bệnh, một bên dùng thuốc trừ sâu, một bên chỉ cầu chúc. Lúc đó bà con giáo dân mới nhận ra rằng: nếu ốm đau
mà không chạy chữa có ngày chết oan; lúa bị sâu mà không phun thuốc có ngày mất trắng. Đây cũng chính là các hình thức giáo dục thực tiễn bằng phương pháp so sánh đưa khoa học vào quần
chúng giáo dân một cách gián tiếp, tế nhị, đầy thuyết phục mang lại hiệu quả.
Chúng ta cần tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội ở địa phương để quần chúng tín đồ Công giáo hiểu rõ những thành tựu, những khó khăn của quê hương, đất nước, địa phương. Từ đó, họ xác lập được niềm tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới quê hương, đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; có lập trường kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; làm cho ý chí kiên định đó trở thành niềm tin, trách nhiệm, lập trường chính trị kiên định đó trở thành niềm tin, trách nhiệm, lập trường chính trị không thể lay chuyển. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch, bôi nhọ hoặc đi ngược lại mục tiêu, lý tưởng của Đảng; quyết tâm phấn đấu vì sự phát triển và phồn thình của quê hương, đất nước. Quá trình tuyên truyền giáo dục cho quần chúng giáo dân cần quan tâm chú ý từng thời kỳ, từng đối tượng thích hợp nhưng làm sao bin lý tưởng ấy trở thành lý trí và tình cảm Cách mạng, thành hành động thực tiễn của họ.
Hai là: Tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống Cách mạng vẻ vang của Đảng, truyền thống đoàn kết toàn dân.
Truyền thống được hiểu là cơ chế giữ gìn, lưu truyền, tái sản xuất, phát huy và phát triển những kinh nghiệm xã hội, những giá trị xã hội đã tích luỹ trong quá khứ.
Con người có thể tự giác để giữ gìn, phát huy một loại truyền thống nào đó và lọc bỏ những truyền thống khác. Truyền thống có nhiều mức độ và cấp độ khác nhau. Có truyền thống gia đình, truyền thống địa phương, truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc, phù hợp với pháp luật, tập quán văn minh của các quốc gia trên thế giới. Nguyên tắc chung của việc giữ gìn và phát huy truyền thống là phải đảm bảo sự kế thừa biện chứng, có lọc bỏ, giữ lại, cải bin và sáng tạo ra những giá trị mới làm phong phú thêm cho truyền thống.
Trong lịch sử dựng nước và giã nước của nhân dân ta, trong lịch sử cách mạng của Đảng, truyền thống yêu nước và cách mạng luôn là tài sản quý báu. Truyền thống ấy là nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần, là giá trị cao quý góp phần làm nên sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Truyền thống yêu nước và cách mạng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thấm sâu vào máu thịt của mỗi người Việt Nam, trở thành một đặt điểm cơ bản, bền vững trong đời sống
tinh thần của dân tộc, là cội nguồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trước mọi thử thách hiểm nghèo.
Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong một bộ phận quần chúng tín đồ Công giáo ở Kom Tum có sự giảm sút lòng yêu quê hương, đất nước; không tha thiết gắn bó với quê hương. Vấn đề hiện nay là làm thế nào để giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc cho họ. Từ đó bin nó thành giá trị cao đẹp, động lực tinh thần cho quần chúng giáo dân.
Kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động của quần chúng ở KonTum cho thấy, giáo dục truyền thống cho quần chúng phải được tiến hành đồng bộ, liên tục. Giáo dục truyền thống không phải chỉ là sự “phản ánh” mà còn là sự bảo vệ, giữ gìn và phát huy. Nội dung giáo dục truyền thống cho quần chúng tín đồ Công giáo, bên cạnh việc giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cần hết sức coi trọng chăm lo bồi dưỡng truyền thống Nhân, Trí, Dũng cao đẹp của dân tộc. Bảo vệ và phát huy nền tảng tư tưởng của Đảng, những giá trị văn hóa tốt đẹp, bền vững của dân tộc; lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, “uống nước nhớ nguồn”; ý chí vượt qua mọi cám giỗ, thách thức; tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, học tập; tinh
thần cần kiệm xây dựng đất nước, làng xóm, gia đình; tinh thần hiếu học, tự lập thân; đức tính thẳng thắn, trung thực, dân chủ gắn với kỷ cương; lối sống thuỷ chung, nhân ái, không tự ty, tự mãn; bài trừ hủ tục cũ và mới, mê tín…
Truyền thống yêu nước là mẫu số chung của mọi người Việt Nam thuộc các tầng lớp xã hội, tộc người và tôn giáo khác nhau. Đó là cơ sở chung cần được phát huy để đoàn kết, tập hợp