Đặc điểm tình hình quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ công giáo ở kon tum hiện nay (Trang 34 - 50)

- Từ năm 1975 cho đến nay

1.1.3. Đặc điểm tình hình quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum

Qua tìm hiểu nghiên cứu tình hình đạo Công giáo ở Kon Tum, có thể khái quát quần chúng tín đồ Công giáo ở đây có những nét đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, quấn chúng tín đồ theo đạo Công giáo ở Kon Tum không chỉ có giáo dân người kinh mà còn có và chủ yếu là giáo dân người dân tộc thiểu số. Đạo Công giáo ở Kon Tum không những có vùng toàn tòng mà còn có vùng tập trung hoặc đan xen

trong các vùng dân cư, có các tôn giáo khác hoặc không có tôn giáo.

Hiện nay, Kon Tum có 7 huyện, thị xã có tín đồ theo đạo Công giáo sinh sống, phân bố trên tất cả từ khu vực thị xã đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dần tộc, vùng kinh tế mới, đặc biệt ở một số địa bàn chiến lược quan trọng như: Đăk glu (vùng cao Ngọc Linh, Mường Hon); Măng Bút, Măng Đen (Kon plông); Ngọc Hồi (ngã ba Đông Dương). Đặc biệt, có xã và điểm kinh tế mới toàn tòng (chiếm 75% đến 80% giáo dân so với dân số trong xã) như ở Đăk tơ re - huyện Kon plông, xã Ya Chim - thị xã Kon Tum, xã Diên Bình - huyện Đăk Tô nhiều làng dân tộc trước đây bị địch dồn dân lập ấp chiến lược khi trở về 100% giáo dân theo đạo Công giáo. Trong các cơ quan nhà nước như ngành giáo dục, y tế, các doanh nghiệp và lâm trường, trạm, trại số giáo dân cũng chiếm tỉ lệ đáng kể (trên 2347 người, trong đó có 10% lợi dụng để dạy giáo lý cho học sinh). Tổng số giáo dân là 94.075 tín đồ trong đó có 73.566 tín đồ là đồng bào dân tộc ít người * (Báo cáo công toác tôn giáo của Ban tôn giáo ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, số 35/BC - TG ngày 15 tháng 1 năm 2000). Tập trung đông nhất là ở thị xã Kon tum: 44.689 tín đồ; Đăk Hà: 18.436 tín đồ; Đăk Tô: 16.130 tín đồ; Ngọc Hồi: 5.024 tín đồ; Đăk glu: 2.596 tín đồ; Sa Thầy: 3.140 tín đồ; Kon plông: 4.060 tín đồ. Toàn tỉnh có 2 Giám mục, 19 Linh mục trong đó có 3 Linh mục đang đi học ở

Pháp, 88 nữ tu, 514 giáo phu, câu biện đặc biệt ở Kon Tum có dòng tu ảnh phép lạ dành riêng cho chị em người dân tộc tại chỗ, Về tổ chức giáo hội có Tòa Giám mục chung của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai, riêng ở Kon Tum có 27 xứ đạo 22 họ đạo... trong đó có 13 xứ đạo có nhà thờ còn 14 xứ đạo chưa có nhà thờ hoặc đã dó nhưng đã bị hư hỏng do chiến tranh, hoặc thời tiết, có 11 nhà thờ, toàn tỉnh có 45 nhà nguyện các loại, có 2 nhà trẻ mồ côi với hơn 400 cháu của thị xã và các huyện đang được nuôi dạy, 19 lớp mẫu giáo tư thục với hơn 500 cháu theo học, Tòa Giám mục đang quản lý 24,4 ha đất các loại (trước giải phóng giáo hội Kon Tum quản lý, sử dụng 2091,5 ha và nhiều sở kinh tế, giáo dục, y tế, từ thiện sau giải phóng 1975 họ đã hiến hoặc chuyển quyền sử dụng, cho chính quyền mượn tổng số có 20 cơ sở chuyển thành sở hữu nhà nước.

Hai là, Giáo dân Công giáo ở Kon Tum phần đông là người

lao động, chủ yếu là nông dân, họ là những người cần cù lao động, gắn bó với quê hương, có tinh thần đoàn kết cộng đồng. Giáo dân người dân tộc thiểu số ở đây sống chân thật, chất phác, đơn giản và dễ hiểu, tông giáo còn mang đậm sắc thái "văn hóa bản địa".

Điều kiện tự nhiên của tỉnh Kon Tum có diện tích tương đối lớn, đất rộng, người thưa. Giáo dân phân bố không đồng đều, trừ một số sống tập trung ở thị xã Kon Tum là tiểu thương; làm ăn

buôn bán nhở, còn chủ yếu là người nông dân lao động sống ở các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới, vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn về điều kiện sản xuất, đi lại, điện nước sinh hoạt, điều kiện học hành và nhu cầu văn hóa khác.

Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, đồng bào giáo dân đã hưởng ứng tích cực, phát huy nguồn lực của cộng đồng, đầu tư sản xuất chuyển dịch cơ cấu, đa dạng hóa ngành nghề, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mỗi vùng dân cư ngày càng phát triển. Nhiều giáo dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới đã hòa nhập với phong trào chung, đầu tư chiều sâu, mở rộng ngành nghề truyền thống, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Một bộ phận giáo dân làm kinh tế qua gia đình quản bằng thâm canh tăng vụ, khoanh nuôi, cải tạo, tách hộ lập vườn, nhận đất khoán rừng, bảo vệ rừng; khai thác kinh tế vùng đồi. Nhiều gia đình có vốn trồng cà phê, sắn, dứa, các loại cây ăn quả, như ở các huyện Đăk glây, Đắc Hà, Đắc Tô, thị xã Kon Tum. Đời sống của giáo dân đang có nhiều đổi mới, khởi sắc theo đà phát triển chung của xã hội.

Đánh giá về sự chuyển đổi trong đời sống kinh tế của đồng bào giáo dân Kon Tum, Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 24 - NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, của Tỉnh ủy Kon Tum ngày 01/7/1997

ghi rõ: "Số hộ có kinh tế khá tăng từ 5 - 10%, số hộ nghèo đói giảm từ 40% năm 1991 xuống còn 25% năm 1996, có nơi chỉ có 15 - 20%, nhiều nhà dân đời sống khá, có điện để sinh hoạt, nhiều gia đình mua sắm được xe máy, đài, ti vi, các phương tiện khác phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống tinh thần, các hoạt động "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa" ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, cùng nhau giúp vốn xây dựng cuộc sống mới, xóa đói giảm nghèo, nuôi con khỏe dạy con ngoan... được giáo dân hưởng ứng tốt. Tinh thần chung của giáo dân là cởi mở, giải tỏa bớt mặc cảm, coi sự nghiệp đổi mới của Đảng phù hợp với lợi ích của bản thân và gia đình họ, do đó họ đã hưởng ứng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và thực hiện pháp luật của nhà nước.

Hình dung như một bức tranh thu nhỏ của đất nước, hiện nay ở Kon Tum song song tồn tại hai thành phần dân cư - dân tộc chủ yếu. Đó là khối dân cư người kinh và khối dân cư người dân tộc ít người. Với quấn chúng tín đồ Công giáo là cư dân dân tộc ít người, bên cạnh tôn thờ tôn giáo độc thân (Công giáo) vẫn cùng lúc tôn thờ tín ngưỡng đa thần, mang đậm mầu sắc phong tục tập quán trong ma chay, cưới xin, cúng Giàng. Sau mùa thu hoạch xong tổ chức đâm trâu, cúng thần mưa, thần gió... kéo dài vài ngày. Riêng đối với tín đồ Công giáo người Kinh là những cư dân có nguồn gốc từ đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ, vẫn giữ nguyên

những phong tục tập quán của nguồn cội, quê hương, dân tộc, thờ Thần Hoàng tổ chức cúng hàng năm, thờ cúng Đức Thánh Trần, cúng sao... hành hương về các chùa tổ. Điều đó thể hiện tính đan xen, hòa quyện giữa đức tin và sắc thái văn hóa trong đời sống tinh thần của quần chúng tín đồ theo đạo Công giáo ở Kon Tum.

Ba là, giáo dân Công giáo tỉnh Kon Tum về đời sống vật chất và tinh thần, những năm gầy đây, tuy đã được cải thiện song so với yêu cầu chung thì còn nhiều thấp kém; giác ngộ chính trị thấp, nhiều người thiếu hiểu biết pháp luật, ý thức vươn lên làm chủ chưa cao, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng có xu hướng tăng:

Với sự da dạng, phức tạp có tỷ lệ dân theo Công giáo vào loại cáo nhất so với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (chiếm gần 28% dân số toàn tỉnh) và vấn đề tôn giáo lại quyện chặt với vấn đề dân tộc. Đa số tín đồ Công giáo là nông dân lao động, có một số tín đồ người Kinh buôn bán làm dịch vụ. Giáo dân người Kinh cuộc sống của họ có khá hơn giáo dân người dân tộc, bởi lẽ cuộc sống của họ thường ở những nơi có khu vực thuận lợi, trù phú, đặc biệt ở thị trấn, thị xã, ven trục đường lớn, thuận lợi về giao thông và giao lưu xã hội; trong có chế thị trường, một phầ trong số họ biết cách kinh doanh, làm ăn đã giầu lên, có người trở thành chủ doanh nghiệp nhỏ. Nhưng nhìn chung đời sống của giáo dân người Kinh ở đây do làm lao động thủ công và dịch vụ tự do nên cũng chỉ đủ ăn, một số đông người vẫn còn túng thiếu.

Họ là những người có tín ngưỡng Công giáo, cuộc sống còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa thấp, nên họ theo đạo khá sâu sắc và có một bộ phận cuồng tín. Số người biết làm ăn kinh tế, đời sống khá giả chỉ chiếm khoảng 5 - 8%. Một bộ phận từ 20 - 25% đời sống còn khó khăn; trình độ dân trí thấp, thấp hơn những cư dân không theo đạo. Trên 80% giáo dân có trình độ hết phổ thông cơ sở, số người có trình độ phổ thông trung học và cao hơn chỉ chiếm trên 10%. Số người mù chữ và tái mù chữ còn khá lớn. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường, giáo dục vùng giáo vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Học sinh gốc giáo bỏ học nhiều hơn, nhất là học sinh ở các lớp cuối phổ thông cơ sở. Qua thăm dò ý kiến ở các xã có đông giáo dân như xã Đăk Kong (huyện Ngọc Hồi) và ngay cả thị xã Kon Tum cho thấy: 40% muồn con em học hết cấp II; 18% cho học hết phổ hông trung học và chỉ có gần 2% cho con em theo học đại học, cao đẳng. Nhìn chung trình độ giác ngộ, nhận thức xã hội còn thấp, người giáo dân lại rất chăm chỉ việc đạo, siêng đi rước lễ, xưng tội. Đó là vấn đề đáng lo ngại và có ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt trong đó có công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo.

Do tín ngưỡng Công giáo bén rễ ăn sâu vào tư tưởng, tỉnh cảm của mỗi con người, qua nhiều thế hệ, chi phối nếp nghĩ, lối sống và ứng xử của cả một cộng đồng lớn, nhở khác nhau. Con người tìm đến với đạo như tìm niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần, tuy

nhiên không phải chỉ "sự sợ hãi tạo ra thần linh" mà cả những tình cảm tích cực như: niềm vui sướng, sự thỏa mãn, lòng kính trọng, tự hào... con người cũng muốn san sẻ trong tôn giáo.

Quần chúng giáo dân người KInh có niếm tin "tuyệt đối" vào chúa, tin có thiên đàng, địa ngục. Quan hệ giữa chúa và giáo dân là quan hệ giữa cha và con: "Kính mến Chúa là trên hết mọi sự". Còn quan hệ giữa người có đạo và giám mục, linh mục là mối quan hệ giữa người "Chăn chiên" với bề tôi.

Dưới chế dộ cũ, đạo Công giáo đã từng phát triển với quy mô nhiều mặt, in dấu ấn sâu vào từng xóm, thôn. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa với chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với đạo Công giáo, hoạt động của đạo công giáo được pháp luật bảo hộ - diễn ra bình thường. Do vậy các tín đồ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và chính sánh của Nhà nước ta. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, quấn chúng tín đồ Công giáo người Kinh có nguyện vọng thiết tha là được tự do hành đạo, tuân thủ hiến pháp và pháp luật, xây dựng đất nước giầu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người được sống trong hạnh phúc.

Đối với quần chúng tín đồ Công giáo người dân tộc thiểu số mức sống còn thấp hơn nhiều so với giáo dân người Kinh, họ chủ yếu phân bố ở các xã vùng sâu, vùng xa nên tính bảo thủ các tập tục, tâm lý lạc hậu còn rất lớn. Sự phân bố như vậy ít tạo điều

kiện có các giáo dân người dân tộc ít người học tập, tiếp thu những cái hay, cái tốt ở cộng đồng khác, nhất là cộng đồng người Kinh.

Với nền kinh tế cổ truyền dựa vào thiên nhiên và mang tính chất tự nhiên, tự cấp tự túc. Đó là nền kinh tế mà chăn nuôi chưa tách ra khỏi trồng trọt, ngành nghề thủ công còn ở trình độ thấp kém, hoạt động trao đổi hàng hóa chưa phát triển để cho phép hình thành một lớp thương nhân chuyên nghiệp bản địa cũng như để hình thành một sự phân công chuyên hóa trong lao động. Sản phẩm truyền thống và một vài vật dụng cần thiết cho cuộc sống. Phương thức canh tác phổ biến của giáo dân người dân tộc là phát - đất - chọc - tỉa. Họ gieo trồng lúa, khoai, sắn, bắp... trên các nương rẫy mới được khai hoang để rời vài ba năm sau lại bỏ hóa và tiếp tục cuộc sống du canh, du cư. Công cụ lao động của họ còn hết sức đơn giản, như sử dụng bàn tay để tuốt lúa, gậy để chọc lôc, hoặc tiến bộ hơn mới dùng cuốc, niếc. Trong kỹ thuật canh tác đã sử dụng phương pháp xen canh giới vụ. Gần đây với sự vận động và đầu tư của nhà nước, một số vùng đã biết kỹ thuật canh tác lúa nước, kỹ thuật trồng các loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su... cũng như kỹ thuật bảo vệ rừng.

Cao nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, nhưng từ xưa đến nay, giáo dân người dân tộc vẫn có thói quen chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: Trâu, bò, heo, gà,

dê... Theo phương thức thả rong gần nơi cư trú hay trong rừng. Người giáo dân ở đây có một tính cảm đặc biệt với mọi vật nuôi, và có lé vật nuôi có giá trị để làm lễ vật, cúng tế, phạt vạ nhiều hơn là giá trị dùng để trao đổi hoặc là nguồn sức lao động hay thực phẩm. Khác với các dân tộc ở phía Nam Tây nguyên, săn bắt không phải là một nghề chính, họ không có những phường hội săn bắt, vũ khí sử dụng và phương thức săn bắt cũng hết sức thô sơ đơn giản. Hái lượm lâm thổ sản sẵn có trong rừng vẫn được coi như một nghề trong cuộc sống.

Ngoài hoạt động nông nghiệp, đồng bào giáo dân còn có một số ngành thủ công truyền thống như: Đan lát, dệt, mộc, rèn, làm đồ gốm... Hoạt động thương mại trong cộng đồng giáo dân người dân tộc còn rất sơ khai, hàng hóa mới chỉ đóng vai trò làm chức năng trao đổi chứ chưa đủ sức phát triển mạnh thành một thị trường kinh tế hàng hóa.

Bản thân nền kinh tế cổ truyền của họ là dựa vào thiên nhiên, mang tính tự cấp, tự túc, đơn vị kinh tế vẫn là từng gia đình, phương thức sản xuất lại lạc hậu theo tập quán từ ngàn đời nên hiệu quả sản xuất rất thấp, sản phẩm làm ra không đủ nuôi sống bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, một đặc điểm đáng chú ý là việc thiếu kế hoạch, thiếu tính toán lâu dài và lãng phí trong các lễ nghi, hội hè của giáo dân đã làm cho cuộc sống của họ càng khó khăn, đói kém.

Từ khi chia tách tỉnh đến nay, đưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương. Tỉnh ủy Kon Tum đã có nhiểu chủ trương quan tâm đầu tư xây dựng ở các vùng cao, vùng biên giới, vùng đồng bào có đông giáo dân sinh sống ở trên tất cả các mặt: Tình hình kinh tế chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng ở những nơi đó có bước chuyển biến đáng kể; đời sống đồng bào dân tộc (cũng như giáo dân) đã từng bước được cải thiện. Song tình trạng đói nghèo bệnh tật, dân trí thấp vẫn còn phổ biến; (hộ nghèo còn nhiều, loại thu nhập 50.000đ/người/ tháng chiếm 57%; loại thu nhập 40.000đ/ người/ tháng chiếm 28%; loại 20.000đ/ người/ tháng còn 20%. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng giáo dân người

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ công giáo ở kon tum hiện nay (Trang 34 - 50)