Thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi để công tác vận động

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ công giáo ở kon tum hiện nay (Trang 144 - 152)

- Từ năm 1975 cho đến nay

2.2.5. Thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi để công tác vận động

nước, tạo những điều kiện thuận lợi để công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo có hiệu quả ở các vùng dân tộc trong một địa phương đa dân tộc, đa tôn giáo như tỉnh KonTum.

Duy trì phong trào yêu nước của đồng bào Công giáo và phát huy các nhân tố tích cực trong phong trào yêu nước của đồng bào. Không ngừng tạodk cho đồng bào tiến bộ về mọi mặt, ngay cả trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo. Tích cực tạo điều kiện cho đồng bào phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao ý thức, trình độ và bản lĩnh làm chủ, giúp đỡ đồng bào ngay trong thực hành sinh hoạt tôn giáo cũng ngày càng tiến bộ hơn, xoá bỏ những hủ tục, mê tín ở vùng đồng bào các dân tộc ít người. Nhà nước phải hỗ trợ cho hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, đặc biệtu về kinh phí để cán bộ đi vào các vùng dân tộc đang bị bọn xấu lợi dụng, kích động lôi kéo tôn giáo để tuyên truyền, giải thích cho họ thấy rõ bộ mặt thật của bọn phản động đội lốt Công giáo.

Giải quyết mâu thuẫn giữa các dân tộc, giữa người theo đạo và không theo đạo: Đây là vấn đề không chỉ riêng ở KonTum

mà cả nước, cả thế giới lo ngại. Có hai loại phát sinh mâu thuẫn, một là do xích mích trong quan hệ hàng xóm, cộng đồng hay ganh đua trong làm ăn kinh tế, hai là do kẻ thù bên ngoài kích động tâm lý tự ty dân tộc, đòi ly khai tự trị. Xung đột dân tộc ở đây đồng nghĩa với sự bài người kinh để giành lại đất đai, giành lại quyền lãnh đạo do Fu Lao khởi xướng và hậu thuẫn thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” như đã làm ở Đông Âu trước đây. Đây là thủ đoạn tinh vi, nham hiểm của kẻ thù chúng ta cần cảnh giác cao. Hậu quả từ sự xung đột này thực tế vừa qua ở KonTum, Gia Lai, Đắc Lăc cho chúng ta nhiều bàihọc kinh nghiệm vô giá. Do vậy, chính quyền địa phương cần có sự điều chỉnh về đất đai, quy định rõ việc mua bán, chuyển nhượng và cần có sự hỗ trợ, trợ giá ưu tiên với đồng bào dân tộc bản địa, tạo điều kiện cho họ sản xuất làm kinh tế, không thể áp dụng hết mọi chính sách, quy định của pháp luật hay biện phá chế tài nào cho người dân tộc mà cần có sự cân nhắc, ưu tiên. Uỷ ban nhân dân tỉnh có kế hoạch điều chỉnh lại chủ trương giãn dân tách hộ lập vườn, phân bốlại khu vực cư trú của người dân cho hợp lý, vừa đảm bảo điều kiện sinh sống, vừa gián tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tổ quốc. Như vậy, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng Nhà nước và giải quyết tốt mâu thuẫn giữa các dân tộc điều đó, sẽ tạo điều kiện

thuận lợi cho công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo nói chung, quần chúng tín đồ Công giáo nói riêng, có hiệu quả hơn.

Kết luận

Nước ta hiện nay đang tiếp tục công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Điều đó tác động và làm chuyển biến mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời đòi hỏi công tác vận động quần chúng nói chung, công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo nói riêng cũng phải tiếp tục đổi mới toàn diện, từ quan điểm đánh giá nhận thức đến việc đề ra những chính sách cụ thể, nội dung phương thức vận động, tổ chức phong trào hành động cách mạng của quần chúng, xây dựng các tổ chức quần chúng... nhằm phát huy đầy đủ tiềm năng to lớn của quần chúng, đồng thời giải quyết những vấn đề xã hội, cấp bách của quần chúng do công cuộc đổi mới và phát triển đất nước đặt ra. Điều đó cũng khẳng định rằng, công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo của các tổ chức cơ sở ở Kon Tum đang đặt ra những yêu cầu mới, chất lượng mới, tầm cao mới.

Đạo Công giáo ở Kon Tum là một tôn giáo lớn nhất trong tỉnh, trong đó vấn đề tôn giáo lại quyện chặt với vấn đề dân tộc. Suốt hai cuộc kháng chiến, đông đảo quần chúng yêu nước đã đi theo cách mạng, theo Đảng và đã góp phần vào cuộc đấu tranh

giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay, quần chúng tín đồ Công giáo vẫn là lực lượng có vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn dân cư. Đồng thời, cùng với vấn đề dân tộc họ cũng đang là đối tượng mà các thế lực thù địch luôn triệt để tìm cách lợi dụng, thực hiện chiến lược "Diễn biến hòa bình" để chống phá công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Giương lên ngọn cờ dân tộc và tôn giáo kích động tâm lý dân tộc, đòi ly khai tự trị để chúng biến Việt Nam thành một Cô-Sô-Vô thứ hai ở Đông Nam á trong kế hoạch của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. Với chính sách thêm bạn bớt thù, chúng ta chủ động mở cửa hòa nhập với thế giới, làm bạn với tất cả các dân tộc, lợi dụng vấn đề này một số đối tượng truyền đạo kể cả trong và ngoài nước len lỏi đến các vùng sâu, vùng xa, tuyên truyền lôi kéo quần chúng vào đạo, biến họ thành lực lượng đối trọng ngay trong lòng đất nước, tạo nên mâu thuẫn xã hội bên trong và tách họ ra khỏi Đảng cộng sản. Do vậy, công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở Kon Tum là một công tác vô cùng quan trọng, nó tác động sâu sắc đến quá trình phát triển phong trào cách mạng của quần chúng tại địa phương.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới"

và thực hiện Nghị định 69/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), công tác vận động quần chúng tín đồ tôn Công giáo nói riêng, bước đầu đã có nhiều chuyển biến.

Trước hết phải nói đến đội ngũ cán bộ của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các Đoàn thể đã có được những tiến bộ mới trong nhân thức về tôn giáo và công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo, từ nhận thức đó qua hoạt động thực tiễn công tác vận động quần chúng giáo dân đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức tư tưởng trong quần chúng giáo dân; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đã hạn chế được các mặt tiêu cực đồng thời phát huy những mặt tích cực của họ thúc đẩy quần chúng giáo dân theo đạo Công giáo tham gia tích cực vào các phong trào hành động cách mạng của địa phương.

Song, chất lượng của phong trào, hiệu quả của công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao và những vấn đề bức xúc đặt ra cần được quan tâm giải quyết. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở các tổ chức cơ sở địa phương còn nhiều yếu kém; trong nhận thức còn chưa am hiểu về tôn giáo; chưa nắm được những quan điểm, chính sách và chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo. Chính từ đó đã nảy sinh ra những cách làm, những phương pháp xử lý trong quá trình vận động quần chúng giáo dân còn nhiều lúng túng, lúc

tả, lúc hữu, nhất là thiếu cương quyết và nhạy bén trong đấu tranh với kẻ thù lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương còn chưa quan tâm tới việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và tôn giáo vận, việc xây dựng lực lượng cốt cán giáo còn chưa được quan tâm đầu tư và chỉ đạo chặt chẽ. Việc nắm tình hình, tổ chức tập hợp và xây dựng phong trào quần chúng Công giáo chưa được Mặt trận và các đoàn thể coi trọng. Tất cả những điều trên, gây nên hậu quả tiêu cực trong xã hội và làm giảm sút niềm tin của quần chúng giáo dân vào Đảng, vào chế độ.

Để nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo trong tình hình mới, đưa quần chúng giáo dân tham gia vào các hoạt động phong trào hành động cách mạng ở địa phương. Tác giả luận văn đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu. Trước hết, về phương hướng: Đổi mới nhận thức về tôn giáo, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay; phân công và phối hợp thống nhất hành động giữa các ngành, các cấp trong việc vận động quần chúng tín đồ Công giáo; Chú ý mối quan hệ giữa vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc. Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo.

Thứ hai, về giải pháp: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho quần chúng tín đồ Công giáo; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tỉnh để làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo; phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng tín đồ Công giáo; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo và tăng cường công tác cán bộ ở vùng Công giáo, xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng tín đồ; thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi để công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo có hiệu quả. Một hệ thống phương hướng và giải pháp góp phần củng cố và phát huy hơn nữa sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng niềm tin vào sự nghiệp đổi mới, huy động được đông đảo quần chúng, giáo dân vào sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh", qua đó thể hiện được ước nguyện sống "tốt đời, đẹp đạo" của đông đảo quần chúng giáo dân ở Kon Tum.

Những kết quả đạt được trong luận văn chỉ là bước đầu. Do đó, tác giả còn phải cố gắng để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa nhận thức của mình về các vấn đề có liên quan đến đề tài này.

Một phần của tài liệu LUẬN văn nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ công giáo ở kon tum hiện nay (Trang 144 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w