Nội dung, yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới và những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần phát huy

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ việt nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh v (Trang 33 - 53)

và những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần phát huy

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội và là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. Đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các hình thái ý thức xã hội khác như hình thái ý thức chính trị, hình thái ý thức pháp luật, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật... mỗi hình thái ý thức xã hội là sự phản ánh một mặt của tồn tại xã hội. Đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã hội và thay đổi theo sự thay đổi của tồn tại xã hội. Mỗi hiện tượng đạo đức đều có nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp ra đời đạo đức đó. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mỗi giai cấp có quan niệm đạo đức phù hợp

với lợi ích của mình. Luận chứng cho bản chất xã hội của đạo đức, Mác - Ăngghen đặc biệt chú ý đến tính giai cấp của đạo đức, trong tác phẩm "Chống Đuy rinh" Ph.Ăngghen khẳng định:

Xét cho đến cùng, mọi thuyết về đạo đức đã có từ trước tới nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp: hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là, khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức [57, tr 137].

V.I. Lênin phê phán những quan điểm mơ hồ về những kiểu đạo đức phi giai cấp, và nêu lên một kiểu đạo đức hoàn toàn mới, đạo đức của giai cấp công nhân. Đạo đức này hoàn toàn đối lập với mọi kiểu đạo đức của các giai cấp bóc lột. Lênin viết: "Chúng ta nói rằng: đạo đức đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản" [49, tr. 369].

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã không ngừng giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ và nhân dân. Đạo đức mới được thể hiện ở lòng nhiệt tình cháy bỏng của nhân dân trong thực hiện đường lối đổi mới của

Đảng, được kết tinh trong những hành động dũng cảm và quyết thắng trước mọi nhiệm vụ, trước mọi khó khăn, trước mọi quân thù. Đạo đức ấy đang phát huy sức mạnh của nó trên mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày. Để cho đạo đức mới, nhất là đạo đức mới của người phụ nữ thực sự chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, cần phải kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đã có trong lịch sử.

Kế thừa, phát huy là một trong những đặc trưng cơ bản, phổ biến của quy luật phủ định của phủ định, nó biểu hiện mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới khi cái mới ra đời thay thế cái cũ, nhưng vẫn giữ lại một số yếu tố của cái cũ cần thiết cho sự ra đời và phát triển cái mới. Tính kế thừa, phát huy biểu hiện sự thống nhất giữa gián đoạn và liên tục trong sự vận động và phát triển, là sự thể hiện của tính liên tục giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, tùy theo tính chất đặc điểm của từng sự vật, hiện tượng hay quá trình nhất định mà có sự kế thừa, phát huy cho phù hợp.

Quá trình kế thừa, phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chịu tác động của kinh tế và sự tác động biện chứng giữa đạo đức với các hình thái ý thức khác như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức tôn giáo, ý thức khoa học... Đạo đức bao giờ cũng chịu sự chi phối của tư tưởng chính trị, của giai cấp thống trị trong xã hội.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường do những đặc điểm của nó như đã phân tích, cần hết sức coi trọng giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đã trường tồn trong lịch sử đến hiện tại, mà ngày nay trong quá trình xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ nó vẫn còn có ý nghĩa tích cực. Đó là các giá trị: chủ nghĩa yêu nước; đức tính cần cù, đảm đang; tinh thần đoàn kết cộng đồng; lòng nhân ái, trung thực... Đây là những giá trị làm nên bản sắc Việt Nam, tâm hồn, lối sống con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Đạo đức truyền thống là tiền đề trực tiếp cho sự hình thành và phát triển của đạo đức cách mạng (đạo đức mới). Đạo đức cách mạng của người phụ nữ là sự tiếp nối và phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp của các thời đại trước để lại.

Những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ trong sáng và sâu sắc đã từng tạo nên ý nghĩa tích cực trong sự phát triển đạo đức của người phụ nữ Việt Nam khi xưa, thì giờ đây những giá trị ấy vẫn không ngừng phát huy những ảnh hưởng tích cực trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho người phụ nữ hiện đại. Đảng và Nhà nước ta đã ghi nhận vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với tư duy và hành động của phụ nữ nước ta trong sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Tuy nhiên, trong khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần kiên quyết loại bỏ những truyền thống cũ lỗi thời, không còn phù hợp, đồng thời qua thực tiễn khẳng định

những giá trị mới nảy sinh phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Sự biến động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế xã hội, tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức một cách nhanh chóng, phức tạp, có cả tích cực và tiêu cực. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa hai lối sống có lý tưởng lành mạnh, trung thực, thủy chung với lối sống thực dụng, dối trá ích kỷ, chạy theo đồng tiền hết sức quyết liệt. Đạo đức mới của người phụ nữ vừa phải đấu tranh với các hệ thống đạo đức khác vừa phải tự đổi mới, tự khẳng định mình trong điều kiện mới.

Thực hiện Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới"; Chỉ thị 37 của Ban Bí thư về tăng cường công tác cán bộ nữ và mục tiêu Đại

hội phụ nữ toàn quốc lần

thứ VIII đã chỉ ra nhiệm vụ của người phụ nữ trong tình mới rất nặng nề, Đại hội nhấn mạnh chúng ta phải chủ động đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ chị em phụ nữ thực hiện tốt mục tiêu, chương trình Hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 ngang tầm thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ đất nước" đáp ứng được chuẩn mực đạo đức người phụ nữ thế kỷ XXI.

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, những yêu cầu, nội dung đặt ra về đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay là:

- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi các phong trào phụ nữ mà Đảng, Trung ương Hội phụ nữ đề ra, thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tinh thần yêu nước ngày nay là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống dân tộc. Lòng yêu nước là một trong những tình cảm tự nhiên sâu sắc nhất của con người được củng cố qua hàng ngàn năm tồn tại của các quốc gia dân tộc. Khi lòng yêu nước phát triển lên một trình độ nhận thức sâu sắc và có hệ thống chi phối một cách có ý thức mọi hành vi ứng xử của con người, nó trở thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị truyền thống của dân tộc ta.

Ngày nay phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, quan niệm yêu nước của đạo đức mới ở người phụ nữ nước ta có nội dung là yêu nước xã hội chủ nghĩa. Đó là lòng tự hào dân tộc, lòng tự hào về những gương anh hùng, bất khuất, bảo vệ lợi ích của quốc gia, của nhân dân, là tinh thần xả thân vì sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức quan trọng đòi hỏi người phụ nữ chuyển từ lòng tự hào, từ tình yêu quê hương đất nước thành ý thức, trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc. Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động, trong học tập và nghiên cứu, quyết chiến thắng nghèo đói, lạc hậu, từng bước nâng cao đời

sống của nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chủ nghĩa yêu nước chân chính hiện nay cần được thể hiện trong đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và quyền bình đẳng dân tộc; trong xây dựng đất nước giàu mạnh. Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa kế thừa tinh thần yêu chuộng hòa bình và mong muốn hòa hiếu với nhân dân các nước trên thế giới của dân tộc ta với khẩu hiệu: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" [15, tr. 58] của Đảng ta.

Tinh thần yêu nước của phụ nữ hiện nay còn được biểu hiện ở tình yêu những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời "tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác" [15, tr. 30]. Truyền thống yêu nước của dân tộc, của phụ nữ trước đây được phát huy cao độ trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, thì ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển đất nước, một mặt phải thường xuyên chăm lo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phát huy khí thế anh hùng, bất khuất trong chiến tranh, không lùi bước trước những khó khăn, gian khổ, không chịu lạc hậu và lệ thuộc, quyết tâm vươn lên trong sự nghiệp đổi mới và luôn cảnh giác trước mọi âm mưu "diễn biến hòa bình" của địch; mặt khác, phải gạt bỏ những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu

đối với phụ nữ, dồn sức cho nhiệm vụ xây dựng đất nước với ý thức coi đói nghèo, lạc hậu là nỗi đau không khác gì nỗi nhục mất nước. Phụ nữ phải luôn kề vai sát cánh cùng nam giới "tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mở ra chương sử mới rạng rỡ cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới" [79, tr. 193], phải nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng ở tiền đồ tươi sáng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Thông minh, sáng tạo trong lao động.

Lao động sáng tạo là hoạt động của con người dùng cải biến giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Trong lao động, sự thông minh, sáng tạo và thái độ đối với lao động là chuẩn mực quan trọng để đo phẩm giá con người. Đạo đức mới đòi hỏi con người có thái độ lao động đúng đắn, lao động tự giác, có kỷ luật, cần cù, sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Thông minh, sáng tạo trong lao động, ham học hỏi vươn lên về mọi mặt là một nội dung quan trọng trong đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay. Lịch sử truyền thống phụ nữ đã có không ít những tấm gương phụ nữ thông minh sáng tạo, mưu trí trong đánh giặc, trong sản xuất và trong tổ chức cuộc sống gia đình. Ngày nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phụ nữ không chỉ cần cù, đảm đang công việc gia đình mà còn phải thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong tổ chức đời sống và sinh

hoạt xã hội. Tính sáng tạo là đặc trưng của con người hiện đại, nó phải được quán triệt trong cách nghĩ, cách làm vừa đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống hiện đại, vừa phải biết nhìn xa trông rộng, mưu tính lâu dài vì cuộc sống của mình và sự phát triển lâu bền của đất nước.

Phát huy truyền thống cần cù, đảm đang, với tinh thần tự lực vượt khó, bằng trí thông minh, khả năng lao động sáng tạo, với khát vọng thoát khỏi đói nghèo, vươn tới bình đẳng, phát triển, đông đảo các tầng lớp phụ nữ nước ta luôn tin tưởng và gắn bó với sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng, gắn bó với phong trào chung, tự chủ trong suy nghĩ, hoạt động của mình.

Những năm qua, phụ nữ nước ta trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, xã hội đều có những bước tiến bộ lớn, họ đã vượt mọi khó khăn, thử thách của cơ chế thị trường khẳng định vai trò của mình trong mặt trận kinh tế, họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết tâm đưa bản thân, gia đình, và đất nước thoát khỏi cái nhục đói nghèo đeo bám bao đời nay trong cuộc sống của người dân Việt Nam, qua thử thách đã hình thành những người phụ nữ lao động giỏi; năng động, tháo vát, mạnh dạn thay đổi phương án sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả cao trong lao động, mở rộng thị trường, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập góp phần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chị em phụ nữ trí thức mặc dù còn rất khó khăn trong đời sống, trong học tập, nghiên cứu khoa học, nhưng vẫn tìm cho mình

niềm say mê khoa học, tiến hành nhiều công trình nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn cao.

Trên mặt trận sản xuất, vượt qua những thiếu thốn, khắc nghiệt của thiên tai, phụ nữ nước ta đã tích cực tìm hiểu, học hỏi phương thức làm ăn mới, thích nghi với cơ chế chuyển đổi trong nông nghiệp, phát huy tính tự chủ trong đơn vị kinh tế hộ gia đình. Các chị đã cùng gia đình chủ động trong kế hoạch sản xuất, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có thể nói, những thành tựu trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua có sự đóng góp to lớn của phụ nữ nước ta.

Ngày nay, phụ nữ có điều kiện, phương tiện thuận lợi hơn để giảm nhẹ nhiều công việc gia đình, do đó họ sẽ có thời gian cho học tập, cho hoạt động xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia lao động tăng thêm thu nhập, giúp cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình. Với truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, với tâm lý muốn đi làm, muốn tham gia vào các hoạt động xã hội, chắc chắn bước sang thế kỷ XXI này, phụ nữ Việt Nam sẽ có bước tiến mới trong sự bình đẳng giới cả trong gia đình và ngoài xã hội. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tạo điều kiện nhiều mặt cho chị em. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX có viết:

Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao

học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và trẻ em, tạo điều

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ việt nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh v (Trang 33 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w