Coi trọng giáo dục, tự giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ việt nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh v (Trang 101 - 129)

trình độ hiểu biết về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc

Từ xưa tới nay, phụ nữ nước ta luôn tham gia đóng góp công sức của mình vào sự phát triển của dân tộc. Nhưng sự hạn chế về trình độ hiểu biết đã và đang là những tác nhân quan trọng kìm hãm việc phát huy vai trò và tiềm năng của phụ nữ. Vì vậy, việc nâng cao trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết về truyền thống dân tộc, lịch sử dân tộc cho phụ nữ không thể xem nhẹ, bởi họ cũng có quyền được học tập, được hiểu biết để phát triển tiềm năng và để tự giải phóng mình.

Thực tế, ở những nơi còn nặng tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ, coi phụ nữ không cần học nhiều, thậm chí không cần học, đã ảnh hưởng lớn đến quyền bình đẳng nam nữ, quyền được đi học, được hiểu biết của

phụ nữ.

Do vậy cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống thì một yêu cầu cấp thiết hiện nay là đẩy mạnh công tác giáo dục và tự giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng cho mọi tầng lớp nhân dân trong đó có phụ nữ. Đó là nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu để tăng thêm hiểu biết về truyền thống đạo đức dân tộc, về lịch sử dân tộc, từ đó quá trình kế thừa, phát huy giá trị đạo đức truyền thống được nâng lên.

Quá trình giáo dục, tự giáo dục đạo đức truyền thống phải được thực hiện trong các môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình và nhà trường chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Gia đình là môi trường quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách của con người. Gia đình và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau. Gia đình đầm ấm sẽ góp phần vào sự phát triển hài hòa của xã hội, và xã hội tiến bộ, lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho gia đình ổn định. Gia đình càng giữ được "gia phong" thì kỷ cương xã hội càng nghiêm minh. Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta cũng

khẳng định: "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách" [11, tr. 15].

Gia đình có vị trí quan trọng, chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm coi trọng "Xây dựng gia đình văn hóa mới", coi đó là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng có ghi rõ: "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc làm cho gia đình thực sự là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác" [15, tr. 112-113].

Giáo dục trong gia đình cần nhấn mạnh việc giáo dục lối sống tình nghĩa, tinh thần tương trợ đùm bọc nhau, thái độ chăm chỉ trong lao động và trong đời sống; biết kính trên nhường dưới, giáo dục lòng kính trọng và biết ơn tổ tiên, biết ơn các vị anh hùng dân tộc... truyền thống đó được các gia đình Việt Nam nâng niu quý trọng, gìn giữ từ đời này qua đời khác.

Cùng với gia đình, giáo dục đạo đức trong nhà trường và xã hội là góp phần đào tạo cho đất nước những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay và trong tương lai. Nhưng một thời gian dài trước đây nhà trường của ta hoặc bỏ quên hoặc xem nhẹ môn học Đạo đức,

những năm gần đây, tình trạng này được khắc phục một cách đáng kể. Môn Đạo đức đã được đưa vào dạy ở các trường học kể cả các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong các Giáo trình Đạo đức học cũng như nội dung giáo dục ở nhiều trường, đạo đức truyền thống của dân tộc chưa được đề cập hoặc đề cập một cách rời rạc. Giảng viên giảng dạy Đạo đức học còn yếu và thiếu do không được đào tạo cơ bản về môn học, tình hình đó ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục đạo đức trong các nhà trường.

Do vậy, để đảm bảo hiệu quả công tác giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống trong nhà trường nói riêng, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, nhất là truyền thống đạo đức và văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao tự ý thức trách nhiệm của sinh viên, học sinh với bản thân, với gia đình và với quê hương; trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.

Tự giáo dục đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống nói riêng đòi hỏi người phụ nữ không chỉ dừng lại ở nhận thức, mà phải thể hiện nó bằng tình cảm, tâm lý, tập quán, lối sống. Để xây dựng nếp sống mới, phụ nữ phải khẳng định mình, tự khẳng định vị trí vai trò của mình bằng chính năng lực, trình độ của bản thân chứ không phải bằng sự "ưu tiên" của xã hội, phải chống những hủ tục lạc hậu, nhưng cũng phải biết kế thừa những nét đẹp truyền thống và nâng cao ý nghĩa của chúng trong cuộc sống hiện nay,

chẳng hạn như, trong việc cưới xin tránh những nghi thức rườm rà, phiền toái nhưng phải tạo nên sự sang trọng cần thiết để bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của lớp trẻ trong việc xây dựng tổ ấm gia đình bền vững. Lễ mừng thọ là biểu hiện thái độ tôn kính người già đã có từ lâu, nhưng không nên lợi dụng việc đó để chè chén linh đình, phô trương thanh thế gia đình và dòng họ, mà phải là dịp nêu gương tốt của lớp người đi trước cho các thế hệ mai sau noi theo.

Giáo dục đạo đức truyền thống, nâng cao trình độ hiểu biết về lịch sử dân tộc thông qua các lễ hội truyền thống, các ngày lễ lớn hàng năm và các phong trào quần chúng rộng rãi. Các lễ hội như Hội Đền Hùng, Hội Gióng, Hội Hai Bà Trưng... là nơi giáo dục một cách nhẹ nhàng, tế nhị truyền thống yêu nước, yêu quê hương, tưởng nhớ tới các vị anh hùng đã có công với nước. Các ngày lễ và ngày kỷ niệm trong năm như ngày thành lập Đảng, ngày Cách mạng tháng Tám, ngày Quốc khánh 2-9, ngày 8-3, ngày 20-10... là những dịp để mọi người dân Việt Nam nói chung, phụ nữ nói riêng ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, truyền thống vẻ vang của Đảng; cũng là dịp để chị em phụ nữ ôn lại truyền thống đầy tự hào của mình, tưởng nhớ và học tập gương Bác Hồ vĩ đại. Quá trình giáo dục, tự giáo dục cần có những giải pháp cơ bản sau:

+ Giáo dục lòng kính trọng ông bà, cha mẹ và lòng biết ơn tổ tiên, biết ơn các vị anh hùng dân tộc.

Đây là những việc làm tốt đẹp để xây dựng truyền thống văn hóa gia đình. Văn hóa, đạo đức gia đình là cái nền để tạo dựng và nuôi dưỡng con người, nó được lưu truyền và phát triển qua các thế hệ. Thông qua môi trường giáo dục gia đình, thế hệ trẻ có những hiểu biết đầy đủ hơn về truyền thống gia đình, dòng họ, là cơ sở để hiểu biết truyền thống dân tộc, lịch sử của dân tộc mình. Từ đó có ý thức và trách nhiệm với những thế hệ đi trước, nghĩa vụ với các thế hệ đi sau; và trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân đối với truyền thống đạo đức dân tộc, lịch sử dân tộc.

+ Giáo dục cho thế hệ trẻ có ý chí vươn lên trong học tập, có đức tính kiên trì, tính tự lập. Thói quen tư duy độc lập khoa học; không thỏa mãn với những kết quả đạt được, rèn luyện nếp sống có kỷ luật, biết sống trong khuôn phép gia đình có văn hóa, trong xã hội có kỷ cương, và biết tự chăm lo, rèn luyện sức khỏe trong ăn uống, trong sinh hoạt và trong học tập.

+ Quan tâm giáo dục kiến thức về giới tính cho con cái. Dạy con có thái độ đúng mực và kiềm chế hành vi đạo đức trong sáng, vô tư trong quan hệ giao tiếp, nhất là trong quan hệ với bạn bè khác giới. Có trình độ văn hóa ứng xử là hành trang để bước vào đời.

+ Động viên, kích thích niềm hứng thú của chị em tham gia vào câu lạc bộ nội trợ.

Câu lạc bộ nội trợ giỏi giúp chị em học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tư duy tính toán, sắp xếp nấu nướng bữa cơm

khéo léo, tiết kiệm, nhằm có những bữa ăn ngon miệng, hợp túi tiền, hợp khẩu vị, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Đây là hình thức câu lạc bộ mang đậm bản sắc văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc mà người phụ nữ trực tiếp giữ gìn, phát huy và truyền lại cho các thế hệ mai sau. Cần thường xuyên tổ chức hàng năm các cuộc thi nấu ăn cho phụ nữ; tổ chức tuyên truyền về "Ngày

gia đình"...

+ Tăng cường công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đẩy mạnh các hoạt động lồng ghép trong các chiến dịch truyền thông để giáo dục phụ nữ theo chuyên đề: dân số, chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.

+ Phối kết hợp với các ngành chức năng như y tế, công an... giúp những phụ nữ bị bệnh xã hội đi khám chữa bệnh, đi phục hồi nhân phẩm, tạo công ăn việc làm cho họ, giúp họ trở về cuộc sống cộng đồng.

+ Tạo dư luận xã hội ủng hộ, khuyến khích các hành vi tích cực, phê phán các hành vi tiêu cực. Dư luận phải có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, ý thức của con người.

Trong điều kiện của xã hội hiện đại với các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại chiếm ưu thế, thông tin sẽ có trách nhiệm, vai trò to lớn trong việc hướng dẫn dư luận tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân

tộc tới mọi người dân nói chung, phụ nữ nói riêng. Đồng thời nó vừa thể hiện sự đánh giá, sự yêu cầu và thái độ của xã hội trước một hiện tượng, một hành vi đạo đức nhất định. Có thể nói, đây là loại hoạt động giáo dục mang lại hiệu quả rất cao và nhanh nhậy.

+ Tăng cường các hoạt động truyền thông nhóm nhỏ, truyền thông cuốn sách: "Những điều cần biết cho sự sống", nói chuyện chuyên đề về gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... về những chuẩn mực gia đình mới hiện đại.

+ Các cấp Hội phụ nữ, ban Nữ công cần chủ động tập trung chỉ đạo hoạt động sưu tầm, đóng góp tư liệu, hiện vật hoàn thành xây dựng "Phòng truyền thống phụ nữ Vĩnh Phúc", nhằm giáo dục cho các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh về truyền thống lịch sử hào hùng của phụ nữ tỉnh nhà trong lịch sử.

+ Tích cực vận động chị em phụ nữ đọc sách báo, tài liệu, nghe đài, xem ti vi, và trao đổi nhận thức trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ, tổ phụ nữ, theo các chủ đề nhất định và các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội pháp luật, văn hóa...

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ người dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo, giúp họ có trình độ để xây dựng các phong trào phụ nữ địa phương, đáp ứng được nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc nêu cao những tấm gương đạo đức, gương anh hùng dân tộc trong lịch sử để mọi người hiểu biết và noi theo là vấn đề có ý nghĩa quan trọng của quá trình giáo dục và tự giáo đạo đức truyền thống, trong đó tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh ở tầm cao giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và nhân loại mà các thế hệ hiện nay và mai sau phải noi theo và học tập.

Quá trình giáo dục, tự giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của chị em phụ nữ về truyền thống đạo đức dân tộc, truyền thống phụ nữ, lịch sử dân tộc có ý nghĩa, vai trò to lớn cho quá trình hiểu biết, kế thừa, phát huy và nâng cao giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, lịch sử dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay.

kết luận chương 2

Truyền thống đạo đức dân tộc, truyền thống phụ nữ là những giá trị tinh thần được lưu truyền trong lịch sử, tùy từng giai đoạn phát triển của dân tộc mà các giá trị đó được phát huy lan tỏa. Sức mạnh của sự lan tỏa đó đã có ảnh hưởng tích cực đối với các thế hệ phụ nữ Vĩnh Phúc trong việc kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, và chính truyền thống vẻ vang, đầy tự hào của phụ nữ Vĩnh Phúc cũng góp phần quan trọng vào truyền thống đạo đức dân tộc, truyền thống phụ nữ Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài những giá trị cao quý, đạo đức truyền thống dân tộc còn có những mặt lạc hậu, hạn chế do nhiều nguyên nhân còn tồn tại trong xã hội ta, đã ảnh hưởng không tích cực tới đời sống đạo đức tới người dân Vĩnh Phúc nói chung, phụ nữ nói riêng, hạn chế khả năng phát huy giá trị đạo đức truyền thống của chị em, cản trở quá trình xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay, vì vậy, cần thiết phải có các phương hướng khắc phục và những giải pháp mang tính khả thi.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống là vấn đề có tính tất yếu về kinh tế xã hội trong đó có vai trò to lớn của các chủ thể đạo đức trong việc nhận thức, vận dụng sáng tạo quy luật kế thừa phát huy giá trị đạo đức vào việc giáo dục đạo đức và tự giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng ở trong các môi trường gia đình, nhà trường, xã hội với những nội dung hình thức phù hợp. Gắn với việc nâng cao hiệu lực hiểu biết và thi hành pháp luật sẽ có tác dụng ngăn ngừa những hành vi vô đạo đức và cổ vũ sự nỗ lực của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống phụ nữ, nâng cao vai trò, vị trí của họ trong gia đình và xã hội.

kết luận

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được hình thành trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc, nó trường tồn trong không gian và thời gian, được các thế hệ kế tiếp nhau trong lịch sử kế thừa, phát huy. Ngày nay trước những đổi thay của đất nước, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cũng vận động, đổi mới và bổ sung những giá trị mới cho phù hợp với thời kỳ phát triển hiện nay của đất nước.

Truyền thống đạo đức phụ nữ Việt Nam là một bộ phận của truyền thống đạo đức dân tộc. Phụ nữ Việt Nam đã đóng góp to lớn vào lịch sử vẻ vang của dân tộc, thể hiện những đức tính quý báu trong việc đảm đương nghĩa vụ đối với Tổ quốc và trách nhiệm đối với gia đình. Những trang sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đều ghi rõ công lao và sử tích anh hùng của người phụ nữ.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ nước ta đã phát huy truyền thống cách mạng của mình, vươn lên mạnh mẽ trong mọi

Một phần của tài liệu LUẬN văn phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ việt nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh v (Trang 101 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w