đạo đức người phụ nữ Vĩnh Phúc hiện nay
Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, sự nghiệp giải phóng phụ nữ ở nước ta đã tiến thêm được những bước quan trọng. Việt Nam là một trong những nước sớm ký Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và ủng hộ Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về phụ nữ. Bên cạnh đó, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta đã có tác động mạnh đến đời sống của các hộ gia đình. Vì thế, người phụ nữ cũng được cải thiện đáng kể về trình độ văn hóa, về điều kiện tham gia công tác xã hội, về vai trò trong hoạt động kinh tế cũng như trong việc nuôi dạy con cái trong gia đình. Về nguyên tắc, Nhà nước ta luôn chủ trương xóa bỏ mọi hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trên cơ sở giới cũng như bất cứ hình thức bất bình đẳng nam - nữ nào khác.
Chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong việc giải phóng phụ nữ nhưng trong xã hội vẫn còn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu, những tàn dư tư tưởng đạo đức phong kiến đã ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng đạo đức mới của phụ nữ nước ta nói chung, phụ nữ Vĩnh Phúc nói riêng. Đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ, vấn đề bạo lực trong gia đình, nhất là bạo lực đối với
phụ nữ, nạn tảo hôn, tệ mê tín dị đoan... đang có chiều hướng gia tăng.
Nạn mại dâm đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Thực tiễn những năm chuyển sang kinh tế thị trường làm cho lợi ích cá nhân được quan tâm chú ý. Lợi ích cá nhân của phụ nữ được khuyến khích và được pháp luật thừa nhận, nhiều chị em vì lợi ích mà sa ngã vào con đường hư hỏng, tự đánh mất nhân phẩm của mình, bất chấp luân thường, đạo lý, coi nhẹ truyền thống đạo đức dân tộc, truyền thống đạo đức phụ nữ
Thực tế nạn mại dâm phát triển ở Vĩnh Phúc với số lượng ngày càng gia tăng về số lượng (phụ lục 2), lan rộng về địa dư, nếu như năm 1997 chỉ phát hiện được những trường hợp ở thị xã và các huyện đồng bằng, thì năm 1999 đến nay (tháng 7/năm 2001) đã phát hiện được một vài tụ điểm có chứa gái mại dâm ở một số địa phương vốn được coi là "lành mạnh" trong sạch.
Mại dâm là một trong những hiện tượng mà xã hội đang lên án mạnh mẽ cũng như tìm hướng khắc phục. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có nhiều. Nguyên nhân khách quan: một bộ phận người giàu có (nhất là bộ phận làm ăn phi pháp) có xu hướng ăn chơi, sa đọa, trụy lạc, nhiều người trong số họ đã sa vào tệ mãi dâm; một bộ phận người trong đó có cả phụ nữ vì lợi nhuận, vì mong muốn làm giàu một cách dễ dàng nên coi thường pháp luật, tham gia vào kinh doanh mại dâm, ma túy... hoặc tìm mọi cách để kiếm tiền bằng những hoạt động lừa đảo, dụ dỗ những phụ nữ,
thiếu nữ nhẹ dạ, cả tin nhất là phụ nữ nông thôn không có việc làm, khó khăn trong đời sống, hứa sẽ giúp đỡ họ về việc làm, rồi ép buộc họ trở thành "gái làng chơi".
Mại dâm có nguyên nhân từ chính người phụ nữ, cụ thể: Một số chị em vì đồng tiền mà nhắm mắt đưa chân, mặc dù đã biết rõ về hậu quả của tệ nạn đó, nhưng để mặc cho cuộc sống trôi dạt; một số phụ nữ do khó khăn trong cuộc sống, hoặc không có việc làm buộc họ phải kiếm sống bằng mọi cách, kể cả bán rẻ thân xác của mình. Kết quả khảo sát phụ nữ làm nghề mại dâm cho thấy, thiếu hoặc không có việc làm là nguyên nhân chính dẫn chị em tới con đường lỗi lầm đó. Cũng có một số nữ thanh niên có chút ít văn hóa nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều, lại thích ăn chơi, đua đòi, số này thường có nguyện vọng hướng ra thành thị nhưng lại không có nghề nghiệp, nên họ dễ bị bọn kinh doanh mại dâm, ma túy dụ dỗ, lừa gạt để lợi dụng. Đây là một trong những nguyên nhân để nạn mại dâm và tệ nạn xã hội phát triển.
Mại dâm là một nạn xã hội. Đây là một tệ nạn ảnh hưởng xấu đến đời sống đạo đức xã hội nói chung, đạo đức phụ nữ nói riêng. Nó là môi trường để nạn đại dịch HIV/AIDS lây lan. Đồng thời, nó là nguyên nhân làm cho nhiều gia đình tan vỡ, nhiều phức tạp xã hội nảy sinh, nhiều cán bộ đảng viên bị tha hóa, gây mất lòng tin của nhân dân đối với phẩm chất đạo đức người cán bộ, gây nên dư luận xấu, ảnh hưởng không tốt trong quần chúng nhân
dân. Vì vậy, vấn đề đặt ra phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, khắc phục tệ nạn này.
- Vấn đề hôn nhân và gia đình.
Vĩnh Phúc là tỉnh chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng đạo đức phong kiến, người phụ nữ từ xưa đã quen với nếp sống chịu sự ràng buộc bởi "tam tòng". Đến nay nếp sống của người dân có nhiều thay đổi, Nhà nước ta đã ban hành luật Hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định nam - nữ được tự do lựa chọn người kết hôn thay thế các cuộc hôn nhân do bố mẹ sắp đặt. Nhưng mặc dù vậy, ở nhiều địa phương còn tồn tại tư tưởng phong kiến nặng nề trong vấn đề hôn nhân và gia đình, ở Vĩnh Phúc hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại, chủ yếu ở nông thôn và vùng các dân tộc ít người.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do:
- Một số nam nữ thanh niên ở lứa tuổi vị thành niên nên không ý thức được bản thân, thiếu tu dưỡng về đạo đức, lối sống, sớm ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo đồi trụy "phản văn hóa", có những quan hệ nam nữ không lành mạnh trước hôn nhân đưa tới "việc đã rồi" phải "cưới chạy".
- Do quan niệm của một số bậc cha mẹ, con trai chưa có gia đình dễ hư hỏng, con gái sợ ế chồng nên vội vàng xếp đặt, thậm chí ép gả trong hôn nhân.
Những cuộc hôn nhân "vội vàng" đó do nam nữ thanh niên tuổi đời còn rất trẻ nên khi bước vào hôn nhân các em chưa được chuẩn bị kỹ về tâm sinh lý, về tổ chức cuộc sống gia đình. Sự thiếu hụt kiến thức làm mẹ, làm vợ, làm con dâu trong gia đình, do vậy không tránh khỏi những trường hợp đứa trẻ sinh ra không được chăm sóc đầy đủ, dễ bị suy dinh dưỡng; nhiều cặp vợ chồng do quá trẻ không tự dàn hòa được những mâu thuẫn nhỏ, những va chạm trong cuộc sống gia đình dẫn tới ly hôn, gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường đạo đức xã hội. Về phía phụ nữ họ không có điều kiện, có cơ hội vươn lên học tập, tham gia hoạt động xã hội. Vì vậy vấn đề đặt ra làm cách nào để không còn tồn tại nạn tảo hôn, giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc gia đình quá sớm và cũng là gián tiếp giảm tỷ lệ tăng dân số ở nước ta nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng.
Trong vấn đề hôn nhân và gia đình, ngoài tảo hôn thì một vấn đề mà dư luận xã hội đang chú ý lên án, đó là nạn bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ và trẻ em, nhất là bạo lực của chồng đối với vợ.
Vấn đề bạo lực trong gia đình đang tồn tại ở nước ta nói chung, ở Vĩnh Phúc nói riêng khá nghiêm trọng. Nó có nguồn gốc từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởng; nhiều người đàn ông tự cho mình quyền đối xử bất công, bất bình đẳng với phụ nữ, với vợ mình dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau.
Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng, lễ giáo phong kiến theo quan niệm Nho giáo nên một số ông chồng coi vợ là một thứ "sở hữu", một thứ của riêng mình có quyền làm gì tùy ý. Đó là mảnh đất tốt để nạn bạo lực gia đình phát triển. Thực trạng cho thấy, tình trạng "bạo lực trong gia đình xảy ra khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, những con số thống kê vụ bạo hành trong gia đình so với thực tế là quá ít. Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì con số này lớn hơn rất nhiều, trong đó không ít vụ cấu thành tội phạm hình sự" [26, tr. 29]. Điều đó cho thấy hiện tượng bạo lực trong gia đình đang có chiều hướng gia tăng mà vẫn chưa được nhà nước và xã hội quan tâm đúng mức.
Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến những xung đột trong gia đình, có những nguyên nhân sau:
- Số liệu khảo sát về bạo lực tại Vĩnh Phúc cho thấy khoảng 50%
số cặp vợ chồng có sự bất đồng ý kiến với những mức độ khác nhau. Những bất đồng liên quan đến chuyện làm ăn kinh tế 58,2%, hoặc nuôi dạy con cái 41,3% [32, tr. 21]. Nhưng thực tế có nhiều trường hợp bất đồng về kinh tế không phải là nguyên nhân trực tiếp mà còn có những lý do "hợp lý" do người chồng đưa ra, biện hộ cho hành vi bạo lực của họ.
- Cộng đồng, làng xóm tuy có phản đối hành động bạo lực nhưng sợ liên lụy không muốn can thiệp vào chuyện riêng gia đình người khác.
- Các cơ quan pháp luật địa phương thường coi là chuyện va chạm trong gia đình nên chỉ hòa giải, mà thường thì người đàn ông được vô tội, vậy nên hành động bạo lực vẫn công khai tồn tại.
- Do hạn chế về trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của cả người vợ và người chồng. Người chồng hoặc không hiểu, hoặc coi thường pháp luật, không biết rằng bạo lực với phụ nữ là vi phạm pháp luật. Người vợ cũng không hiểu luật pháp nên không dám đấu tranh, hoặc e ngại dư luận xã hội, muốn gia đình yên ấm nên không nhờ pháp luật, Hội phụ nữ... can thiệp.
Bên cạnh những hậu quả về sức khỏe, bạo lực gia đình cũng đem lại những hậu quả không kém phần nghiêm trọng đối với đời sống tinh thần của phụ nữ. Khi bị chồng đánh đập, mắng chửi, không ít người vợ đã phải bỏ đi khỏi nhà, thậm chí không muốn sống nữa. Nhiều khi nỗi đau tinh thần của nạn nhân còn cao hơn cả nỗi đau về thể xác và nó ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, tình cảm của người phụ nữ. Dù là lý do gì thì bạo lực đối với phụ nữ là hiện tượng mà dư luận xã hội từ trước tới nay đã lên án nhiều, bởi những bất hạnh do nó gây ra lại đổ lên đôi vai người phụ nữ vốn đã được gọi là "phái yếu".
Bạo lực trong gia đình đã trở thành hiểm họa của xã hội lại xuất phát từ chính gia đình, tế bào xã hội, bạo lực "nó sẽ như đợt
sóng ngầm gặm nhấm thiết chế gia đình, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống" [26, tr. 28], trong đó có giá trị đạo đức người phụ nữ. Có thể nói, gia đình có bền vững thì xã hội mới cường thịnh và những đứa trẻ mới có môi trường sống và giáo dục lành mạnh.
Thực tế có rất nhiều hành vi bạo lực chà đạp lên nhân phẩm và danh dự của người phụ nữ, là một trong những nguyên nhân chính đẩy nhiều gia đình đến chỗ tan vỡ, đẩy trẻ em ra đường phải sống lang thang, một số em đã trở nên hư hỏng và phạm pháp. Do vậy, ngăn chặn hành vi bạo lực trong gia đình, giúp cho phụ nữ hiểu pháp luật, trả lại danh dự nhân phẩm cho họ và bảo vệ quyền được học hành của trẻ em đang là trách nhiệm của cộng đồng và của toàn xã hội.
Trong gia đình người phụ nữ còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng "trọng nam khinh nữ", biểu hiện ở quan niệm "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" trong gia đình. Thực tế cho thấy những người phụ nữ là con dâu cả hoặc là con dâu hay vợ của người trưởng họ thì sức ép về việc sinh con trai là rất lớn. Giới tính của đứa con góp phần quan trọng trong việc khẳng định vị thế của người phụ nữ trong gia đình và họ tộc nhà chồng, chừng nào chưa sinh được con trai người phụ nữ vẫn cảm thấy chưa yên tâm, họ thấy mình là người có lỗi, mặc dù lỗi hoàn toàn không phải do họ, nhưng người phụ nữ vẫn cảm thấy bị các thành viên khác trong gia đình nhà chồng coi thường.
Nguyên nhân còn tồn tại tư tưởng trên là do trình độ nhận thức xã hội của bản thân người phụ nữ và những người trong gia đình, họ tộc còn thấp kém. Mặt khác, công tác tuyên truyền dân số - kế hoạch hóa gia đình còn chưa thật đem lại hiệu quả cao.
Một hiện tượng xã hội mà những năm gần đây có xu hướng gia tăng ở nhiều nơi trên đất nước ta đó là tệ mê tín dị đoan. Đây là một biến tướng của tín ngưỡng, của niềm tin tôn giáo trong một bộ phận người dân, trong đó có thể nói phần đông hơn là phụ nữ. Chị em nhiều thành phần kinh tế, nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều lứa tuổi còn tin ở tướng số, thầy mo, thầy cúng, cô đồng cùng nhiều tôn giáo lạ mang tính chất duy tâm thần bí thiên về mê tín dị đoan ở Vĩnh Phúc như Thanh Hải vô thượng sư, Long Hoa di lạc đã lôi kéo không ít phụ nữ trong tỉnh tin theo. Hiện tượng đó gây mất ổn định chính trị xã hội ở địa phương, gây nên tâm lý hoang mang, dao động của người dân, ảnh hưởng không tốt tới đời sống, sức khỏe, đạo đức của người phụ nữ. Những thái độ và hành động đó của người phụ nữ đã tạo mảnh đất thuận lợi cho những hủ tục lạc hậu... tồn tại dai dẳng trong xã hội ta, có thể là môi trường tạo điều kiện cho các phần tử xấu kích động, tuyên truyền tôn giáo... gây mất ổn định xã hội.
Từ những ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu và một số tính xấu của đạo đức ảnh hưởng đến đạo đức người phụ nữ qua điều tra xã hội học ở Vĩnh Phúc tháng 7-2000 với 2.836 phiếu thu được (phụ lục 3), kết quả cho thấy trong đời sống xã hội những mặt hạn
chế, tiêu cực của đạo đức truyền thống, những tập quán, thói quen xấu đã tác động không tốt tới đạo đức của người phụ nữ hiện nay còn chiếm tỷ lệ tương đối cao, như sự xúc phạm danh dự, nhân phẩm người phụ nữ chiếm tỷ lệ 66,04% số lượng người được hỏi, nạn bạo lực trong gia đình 60,78%, nói một đường làm một nẻo 58,11%, không trung thực 48,34%... Vì vậy, vấn đề đặt ra là, vì sao người phụ nữ cần cù, đảm đang, trung hậu lại cam chịu cảnh bị đánh đập, bị đối xử bất công... như trên, nguyên nhân chính về phía người phụ nữ là tâm lý mặc cảm, tự ti vốn có từ lâu đời ở phụ nữ nước ta nói chung, ở phụ nữ Vĩnh Phúc nói riêng. Tự ti ở hoàn cảnh, ở trình độ hiểu biết có hạn của mình, ngoài ra còn có những nguyên nhân khác.
Những tác động tiêu cực nêu trên tới việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ở người phụ nữ, theo chúng tôi do những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất: Sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường. Từ khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường, nhiều quan niệm đạo đức khác nhau tự phát xuất hiện, tồn tại đan xen với đạo đức, chuẩn mực truyền thống. Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế nhiều giá trị đạo đức truyền thống bị tác động mai một. Chủ nghĩa cá nhân thực dụng có nơi, có lúc lấn át đạo đức truyền thống. Kinh tế thị trường làm nảy sinh tư tưởng trọng lợi, coi tiền là tiêu chuẩn "duy nhất" đánh giá mọi hành vi quan hệ của con người, làm cho nhiều phụ nữ chỉ quan tâm đến lợi