hậu, tiêu cực của đạo đức truyền thống dân tộc đối với phụ nữ
Dân tộc ta có một truyền thống lâu đời về đạo đức, truyền thống đó được kết tinh trong 4000 năm dựng và giữ nước của dân tộc. Chính những truyền thống đạo đức, những phẩm chất cao đẹp về đạo đức của con người Việt Nam đã giúp cho dân tộc ta đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của lịch sử để tồn tại và phát triển.
Bên cạnh những phẩm chất cao đẹp về đạo đức đó, nhân dân ta sống lâu đời trong nền sản xuất nhỏ, chịu sự tác động hàng chục thế kỷ của hệ tư tưởng phong kiến, đã không tránh khỏi có những hạn chế, những điểm tiêu cực trong tư tưởng và hành vi đạo đức. Đối với di sản của quá khứ, làm thế nào một mặt tránh được chủ nghĩa hư vô để có thể kế thừa và phát huy hơn nữa những truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc; mặt khác, tẩy trừ được những ảnh hưởng tiêu cực, lạc hậu của đạo đức phong kiến, của truyền thống cũ không còn thích hợp, đang cản trở tiến trình cách mạng, cản trở những chuẩn mực đạo đức mới nảy sinh, phát triển, đối với đời sống đạo đức, lối sống của nhân dân ta nói chung, phụ nữ nói riêng, đang là vấn đề cần được giải quyết.
Trong khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, chúng ta phải thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kế thừa, khôi phục tư tưởng truyền thống. Người nói: "Khôi phục vốn cũ thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra... cái gì tốt thì ta nên khôi phục và phát triển, còn cái gì xấu thì ta phải bỏ đi" và Bác phê phán những trường hợp khôi phục tư tưởng truyền thống một cách máy móc như khôi phục cả "đồng bóng, rước xách thần thánh" [61, tr. 248].
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về truyền thống, nhân dân ta kiên quyết đấu tranh gạt bỏ mọi truyền thống lỗi thời, những phong tục, tập quán cũ, bởi như Mác - Ăngghen khẳng định: "Truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống" [56, tr. 145]. Do đó, theo Mác - Ăngghen: "Cách mạng cộng sản chủ nghĩa... trong tiến trình phát triển của nó, nó đoạn tuyệt một cách triệt để nhất với những tư tưởng kế thừa của quá khứ" [55, tr. 626], đây là sự cắt đứt đối với những tư tưởng đã giữ địa vị thống trị trong xã hội cũ và đang cản trở bước tiến của xã hội mới; khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, lạc hậu của đạo đức truyền thống dân tộc đang làm trở ngại việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc của phụ nữ.
Với quan điểm trên, dựa trên căn cứ về nguyên nhân tồn tại của tàn dư đạo đức phong kiến mà chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị chế độ phong kiến kìm hãm lâu đời, dựa vào
"sức ỳ" của tâm lý, tập quán và thói quen cũ, một số tàn tích của đạo đức phong kiến còn tồn tại và gây ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội ta. Nhiệm vụ của chúng ta là phải phơi bày những tàn tích đó, đấu tranh để xóa bỏ chúng một cách triệt để, và đây còn là nhiệm vụ cấp thiết trong cuộc vận động "Xây dựng nền văn hóa mới đậm đà bản sắc dân tộc" hiện nay mà toàn dân ta đang chú trọng xây dựng, phát triển. Để thực hiện nhiệm vụ trên phương hướng khắc phục hiện nay là:
- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu cũ, đồng thời xây dựng nếp sống mới, phong tục, tập quán mới trong nhân dân.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường tối ưu để xóa bỏ tình trạng sản xuất nhỏ, đưa nền kinh tế của đất nước lên sản xuất lớn hiện đại, là tiền đề xóa bỏ triệt để những cơ sở kinh tế xã hội của chế độ phong kiến, bởi những tàn tích phong kiến chỉ có thể bị xóa bỏ dần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng, hình thành lối sống mới trong nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng là con đường tích cực làm trong sạch môi trường kinh tế xã hội, xóa bỏ tận gốc những điều kiện trú ngụ của những tàn dư tư tưởng phong kiến, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, truyền thống đạo đức phụ nữ. Tuy
nhiên, đấu tranh khắc phục những tàn dư tư tưởng đạo đức phong kiến không thể thụ động trông chờ vào sự phát triển kinh tế, mà ngược lại, tính độc lập tương đối của ý thức tư tưởng đòi hỏi và cho phép tiến hành cuộc đấu tranh tích cực trên lĩnh vực tư tưởng,
bởi vì, những tàn dư tư
tưởng đạo đức phong kiến có sức sống dai dẳng một phần cũng do chúng trú ngụ trong các phong tục tập quán truyền thống lạc hậu của nhân dân. Cho nên, trước mắt cần cải tạo các phong tục tập quán cũ như "lệ làng", hương ước, bởi nhiều nơi còn tư tưởng "lệ làng hơn phép nước", "phép vua thua lệ làng" gạt bỏ tâm lý "trọng nam khinh nữ", gia trưởng độc đoán... kiên quyết xóa bỏ hủ tục lạc hậu như bói toán, tướng số, những lễ nghi quá rườm rà, lãng phí trong việc ma chay, cưới xin, mừng thọ... Đồng thời tổ chức một số lễ hội truyền thống có tính giáo dục cao về lịch sử, văn hóa dân tộc; xây dựng những tập quán mới phù hợp với cuộc sống đang được hiện đại hóa ở nông thôn.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ tổ chức phải coi trọng vấn đề giải phóng phụ nữ. Phải xóa bỏ nhận thức, quan niệm không đúng về phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ, độc đoán, gia trưởng.
Từ trước tới nay Đảng ta luôn coi "nhiệm vụ phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng là trách nhiệm của chính đảng của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân muốn giải phóng mình thì phải giải phóng phụ nữ. Vì phụ nữ chiếm một nửa dân số, là lực lượng
quan trọng trong mọi cuộc cách mạng và trong lao động sản xuất" [87, tr. 74]. Nói về vấn đề giải phóng phụ nữ đồng chí Lê Duẩn có nhận xét:
Từ trước đến nay, không những phụ nữ bị áp bức nhiều nhất về mặt giai cấp mà cả về mặt tập quán và đạo đức cũ... ví dụ, vấn đề "tam tòng tứ đức" đó là sợi dây oan nghiệt buộc chặt người phụ nữ dưới chế độ phong kiến... Nếu không giải phóng phụ nữ khỏi sự ràng buộc của nền nếp đạo đức phong kiến cổ hủ thì lập trường giai cấp vẫn còn thiếu sót [87, tr 74].
Ngày nay, chế độ xã hội chủ nghĩa đã cắt đứt sợi dây oan nghiệt của đạo đức phong kiến Nho giáo, nhưng người phụ nữ vẫn chưa thực sự được giải phóng một cách triệt để, chưa được coi trọng đúng mức, phụ nữ lắm khi còn bị khinh rẻ và bạc đãi, còn bị đánh đập, đối xử bất công. Trên thực tế, tư tưởng địa vị, tâm lý hiếu danh, đầu óc bảo thủ, coi thường lớp trẻ, coi thường phụ nữ trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý... được biểu hiện ra một cách rất hủ bại. Vì vậy, phải khắc phục từng bước có hiệu quả những nhận thức lệch lạc về phụ nữ, tạo sự bình đẳng nam - nữ trong xã hội.
- Phụ nữ cần khắc phục tâm lý ngại khó, đầu óc tự ti, mặc cảm, phải thẳng thắn đấu tranh với những thói xấu như tham ô, lãng phí, kiên quyết bài trừ một số tư tưởng, tâm lý đang cản trở bước tiến của chị em. Đồng thời tự học tập, rèn luyện, nâng cao
trình độ hiểu biết, kiến thức mọi mặt. Tích cực tham gia hoạt động xã hội, tham gia các phong trào... của Hội phụ nữ các cấp ở cơ sở.
Thực tế, nếu không có đấu tranh, không có quá trình cải tạo công phu và sâu sắc thì những tàn dư của đạo đức cũ không tự mất đi, trái lại, chúng còn tiếp tục gây ra ảnh hưởng tai hại, làm chậm và kéo lùi công cuộc xây dựng xã hội mới, cũng như việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ hiện nay. Ngày nay, lực lượng lao động nữ ngày càng tăng, số lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ngày càng nhiều, phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó của dân tộc và của phụ nữ không chỉ thu hẹp và ảnh hưởng trong gia đình mà được mở rộng và ảnh hưởng đến toàn xã hội. Vì thế, phụ nữ phải xây dựng cho mình tính độc lập, tự chủ, làm quen với nền nếp lao động khoa học và hiện đại; khắc phục khó khăn, đầu tư cho học tập để có tri thức hoàn thành mọi nhiệm vụ và cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
- Đẩy mạnh dân chủ hóa trong toàn xã hội.
Dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội là yêu cầu cấp thiết của sự phát triển đất nước. Đảng, Nhà nước ta coi trọng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Khắc phục tình trạng quan liêu, dân chủ hình thức, khắc phục tình trạng ức hiếp quần chúng, coi thường phụ nữ. Dân chủ hóa nhằm xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa trong sạch vững mạnh với đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay.
Để đạt được các phương hướng trên cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Xử phạt hành chính những trường hợp vi phạm luật Hôn nhân và gia đình, đảng viên có hành động bạo lực đối với phụ nữ thì cảnh cáo toàn đảng bộ; vi phạm nhiều lần, tùy theo mức độ có thể truy tố pháp luật.
+ Đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa, tăng cường hoạt động sinh hoạt của các câu lạc bộ như: câu lạc bộ hát ru, hát dân ca... nhằm ôn lại truyền thống cũ, là dịp phê phán truyền thống lạc hậu, cổ hủ đang cản trở quá trình phát triển của phụ nữ.
+ Xóa bỏ những lệ làng, hương ước lạc hậu, giải quyết hài hòa mối quan hệ "lệ làng" phép nước.
+ Kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan.
+ Mở các lớp tập huấn về giới cho nhiều đối tượng như trí thức, cán bộ phụ nữ, những người làm công tác quản lý, tổ chức hoạt động xã hội và bản thân các tầng lớp phụ nữ, nhằm nâng cao nhận thức xã hội trên vấn đề Giới.
Kế thừa, phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt lạc hậu, tiêu cực của đạo đức truyền thống trong việc xây dựng chuẩn mực đạo đức mới của người phụ nữ là hai việc có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó mặt phát huy là chủ đạo. Chỉ có kế thừa, phát huy
những giá trị đạo đức quý báu của dân tộc trên cơ sở đó mới hình thành những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới cho mọi người dân nói chung phụ nữ nói riêng. Đồng thời nêu cao phê bình và tự phê bình của phụ nữ, giúp họ có phương pháp đấu tranh đúng đắn, triệt để, với những tư tưởng lạc hậu, bảo thủ của đạo đức phong kiến; mặt khác, tạo điều kiện, động viên họ tự rèn luyện bản thân, có ý chí vươn lên khắc phục những khó khăn, hạn chế của bản thân để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thời đại. Ngày nay, mỗi thắng lợi của sự nghiệp phát triển đất nước, mỗi bước tiến của phụ nữ đều góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước Việt nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh