7. Bố cục của Luận văn
1.3.1. Chính sách kinh tế, xã hội từng giai đoạn
Qua từng giai đoạn lịch sử, đòi hỏi pháp luật về chuyển nhượng dự án BĐS nói riêng và pháp luật về BĐS nói chung đều phải có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành và đảm bảo
tính khả thi, sát thực tiễn. Hoạt động chuyển nhượng dự án bất động sản phụ thuộc rất lớn vào chính sách tài chính, điều kiện kinh tế của từng thời điểm. Việc mở rộng hay thắt chặt chính sách tài khóa đều ngay lập tức có tác động đến thị trường bất động sản. Cho nên việc sử dụng chính sách tài chính như một công cụ pháp lý linh hoạt để kiểm soát, bình ổn giá BĐS, điều tiết hợp lý các lợi ích từ BĐS, bảo đảm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, không để xảy ra tình trạng “sốt giá”, “bong bóng BĐS” gây nguy hại cho nền kinh tế.
Khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, cán bộ, công chức nhà nước, các tầng lớp nhân dân có nhiều điều kiện để đầu tư và kênh đầu tư mà đa số mọi người đều muốn tiếp cận đó là thị trường BĐS. Qua đó sẽ tăng thêm số lượng giao dịch trên thị trường BĐS nói chung và các hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư KDBĐS nói riêng. Số người tham gia thị trường tăng dẫn đến các mối quan hệ trong lĩnh vực này ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đặt ra yêu cầu pháp luật cần phải thay đổi để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, khi nền kinh tế phát triển, các tầng lớp nhân dân sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ và các kênh thông tin, nhờ đó những chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhân dân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật trở thành như cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể mang tính tự giác, tích cực. Còn khi kinh tế chậm pháp triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp còn gia tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ, nhân dân gặp khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật. Đây chính là mảnh đất lý tưởng cho sự xuất hiện các loại hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại các giá trị, chuẩn mực pháp luật, như tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng trong cán bộ, viên chức nhà nước; buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế từ phía các doanh nghiệp; trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy…trong các thành phần xã hội bất hảo…