Yếu tố văn hóa, tập quán

Một phần của tài liệu vo-thi-dieu-huong (Trang 36 - 39)

7. Bố cục của Luận văn

1.3.3. Yếu tố văn hóa, tập quán

Phong tục tập quán được thừa nhận gián tiếp là một nguồn của pháp luật thông qua nguyên tắc chung và quy định về áp dụng tập quán tại Điều 5 của BLDS 2015, theo đó pháp luật dân sự đã ghi nhận tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. Đồng thời cũng quy định rõ về việc áp dụng tập quán trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của BLDS 2015.

BĐS là tài sản đặc biệt, có giá trị lớn và mang nhiều vai trò, ý nghĩa đối với cuộc sống con người. BĐS đã tồn tại xuyên suốt dòng lịch sử phát triển của con người Việt Nam, các giao dịch liên quan đến BĐS đã được thực hiện từ hàng ngàn năm qua, do đó tất yếu phải hình thành nên những tập quán quen thuộc vẫn còn nhiều tác động cho đến ngày nay. Đồng thời, với bản chất của PLVN là sự thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, trong mối tương quan với sự tác động và điều chỉnh của tập quán đến ý chí và hành vi của mọi người trong xã hội, dẫn đến hệ quả tất yếu rằng PLVN nói chung và pháp luật về chuyển nhượng dự án đầu tư KDBĐS nói riêng không thể thoát khỏi sự tác động đến từ yếu tố tập quán này. Với quyền lực của giai cấp thống trị, tầng lớp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam hoàn toàn có khả năng nâng ý chí của mình từ tập quán lên thành pháp luật và đảm bảo thực hiện nó bằng sức mạnh Nhà nước.

Tiểu kết chƣơng 1

Từ cơ sở nghiên cứu, đánh giá những vấn đề lý luận của Chương 1 tác giả đã tiến hành đi vào phân tích làm r một cách khái quát nhất về vấn đề chuyển nhượng dự án:

Thứ nhất, về khái niệm: chuyển nhượng dự án là việc chuyển nhượng toàn bộ quyền, nghĩa vụ và các lợi ích hợp pháp từ chủ đầu tư cũ sang cho chủ đầu tư mới thông qua hợp đồng bằng văn bản và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Thứ hai, về các nguyên tắc: khi chuyển nhượng chủ đầu tư phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành. Ngoài ra, chủ đầu tư còn phải tuân thủ các nguyên tắc mang đặc trưng tạo nên nét riêng biệt cho hoạt động chuyển nhượng dự án.

Thứ ba, mục đích, ý nghĩa của chuyển nhượng dự án: Giúp chủ đầu tư vượt qua được những khó khăn về tài chính. Đồng thời, chuyển nhượng dự án mang ý nghĩa trong việc thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh bất động sản phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, hạn chế được các dự án treo và đồng thời chuyển nhượng dự án làm “sống lại” các dự án đang gặp khó khăn.

Thứ tư, sự cần thiết của quy định pháp luật về chuyển nhượng dự án: đối với nhà nước dễ dàng trong công tác quản lý, chủ đầu tư có thể giải quyết được khó khăn để an tâm kinh doanh và khách hàng được pháp luật bảo vệ.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CHUYỂN NHƢỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƢ

Một phần của tài liệu vo-thi-dieu-huong (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w