Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường do vi phạm đặt cọc

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường do vi phạm đặt cọc

3.2.1. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu phạt cọc

3.2.1.1. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu phạt cọc

Các trường hợp áp dụng chế tài phạt cọc: Theo Điều 328 BLDS năm 2015 thì

(i) nếu bên đặt cọc có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết, thực hiện thì bị mất cọc, lúc này “tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc”; (ii) nếu bên nhận cọc có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết, thực hiện thì phải trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khoản tiền gấp ba, bốn hoặc bao nhiêu lần giá trị tài sản đặt cọc.117 Bên cạnh đó, điểm a khoản 1 Mục I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP cũng quy định: “Trong trường

hợp đặt cọc để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết, vừa bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng, thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc”.

Như vậy, “phạt cọc” có thể xảy ra đối với cả bên đặt cọc và bên nhận cọc. Theo BLDS năm 2015 thì điều kiện để “phạt cọc” là khi bên đặt cọc hay bên nhận cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng. Theo Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP thì điều kiện để “phạt cọc” còn là do bên đặt cọc hay bên nhận cọc “có lỗi làm cho hợp đồng

không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu”. Khi đủ điều kiện

để “phạt” bên đặt cọc thì về nguyên tắc, tài sản đặt cọc thuộc sở hữu của bên nhận cọc mà không cần bất kỳ thủ tục nào (nếu không có thỏa thuận khác).118 Khi đủ điều kiện để “phạt” bên nhận cọc thì bên nhận cọc phải trả lại tài sản đặt cọc và bồi thường một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc hoặc theo thỏa thuận. Vì đặt cọc để bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng, nên nếu việc giao kết, thực hiện không xảy ra thì đặt cọc phát huy vai trò của mình là xử lý bên làm cho hợp đồng không được giao kết, thực hiện,119 trừ các trường hợp không phạt cọc được phân tích dưới đây.

Các trường hợp không áp dụng chế tài phạt cọc: Không phải trong mọi trường

hợp, khi hợp đồng chính không được giao kết, thực hiện thì phạt cọc đều đặt ra. Theo

117 Hoàng Thế Liên, tlđd (03), tr. 148 – 149.

118 Tuy nhiên, khoản 2 Điều 30 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP còn quy định bên đặt cọc có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho bên nhận đặt cọc theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận.

Trích theo Đỗ Văn Đại, tlđd (09), tr. 414.

điểm b, điểm d khoản 1 Mục I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP thì (i) trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu, thì “không phạt cọc”; (ii) trường hợp cả hai bên cùng có lỗi hoặc có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì “không phạt cọc”; (iii) trường hợp bên nhận cọc không thực hiện đúng cam kết do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước, được coi là vì lý do khách quan và bên nhận cọc “không phải chịu phạt cọc” (Án lệ số 25/2018/AL được HĐTP TAND tối cao thông qua ngày 17/10/2018).

Việc áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi tiền phạt cọc. Nghiên cứu BLDS

năm 2015 và Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP cho thấy có nhiều quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề phạt cọc khi có vi phạm đặt cọc xảy ra. Quyền yêu cầu đòi tiền phạt cọc là một dạng quyền dân sự về tài sản được hình thành để bảo vệ lợi ích của chủ thể trong quan hệ đặt cọc, và được BLDS năm 2015 ghi nhận. Việc ghi nhận này có thể được thực hiện thông qua quy định về thời hiệu khởi kiện. Dưới góc nhìn của Điều 429 BLDS năm 2015, thì thời hiệu khởi kiện các tranh chấp về hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Còn dưới góc nhìn của quy định cụ thể, thì chưa có quy định trực tiếp điều chỉnh thời hiệu khởi kiện cho “quyền yêu cầu đòi tiền phạt cọc”. Do đó, câu hỏi đặt ra là: có được áp dụng thời hiệu khởi kiện tại Điều 429 BLDS năm 2015 để giải quyết cho yêu cầu đòi tiền phạt cọc hay không?

Tác giả cho rằng, để trả lời cho câu hỏi trên thì tất yếu cần phải có sự đánh giá về mặt thực tiễn đối với các dạng vi phạm đặt cọc để xem xét khi nào thì áp dụng thời hiệu khởi kiện theo Điều 429 BLDS năm 2015 để giải quyết yêu cầu đòi tiền phạt cọc và hệ quả của việc áp dụng thời hiệu khởi kiện đó là gì?

3.2.1.2. Thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu phạt cọc

Áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi tiền phạt cọc do vi phạm đặt cọc

Thực tiễn xét xử cho thấy, yêu cầu đòi tiền phạt cọc trong các tranh chấp đặt cọc là phổ biến, thể hiện dưới nhiều dạng khởi kiện, có thể phân thành ba nhóm chính sau: (i) chỉ khởi kiện yêu cầu đòi tiền phạt cọc (có tính độc lập); (ii) khởi kiện yêu cầu đòi tiền phạt cọc cùng với các yêu cầu khác trong tranh chấp đặt cọc (như yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu, yêu cầu hủy bỏ đặt cọc, yêu cầu đòi tài sản đặt cọc, yêu cầu trả lãi phát sinh…); (iii) khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng chính và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ (trong đó có yêu cầu đòi tiền phạt cọc)...

Mặc dù yêu cầu đòi tiền phạt cọc phổ biến trong các tranh chấp đặt cọc nhưng BLDS năm 2015 chưa có quy định cụ thể điều chỉnh thời hiệu khởi kiện cho yêu cầu này.

Khi phạt cọc xảy ra do một bên có lỗi, từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc, đòi trả tài sản đặt cọc

và phạt cọc... Lúc này, có 02 tình huống có thể nảy sinh trong việc áp dụng thời hiệu

khởi kiện cho yêu cầu đòi tiền phạt cọc là:

Một là, nếu xem yêu cầu đòi tiền phạt cọc là hậu quả pháp lý của hợp đồng bị

hủy bỏ, thì thời hiệu khởi kiện được áp dụng là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo Điều 429 BLDS năm 2015 là 03 năm.

Hai là, nếu xem yêu cầu đòi tiền phạt cọc trong mối quan hệ riêng rẽ thì yêu cầu

này mang bản chất là một dạng tranh chấp về vi phạm nghĩa vụ, một dạng tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và cũng có thời hiệu khởi kiện là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo Điều 429 BLDS năm 2015 là 03 năm.

Mặc dù có 02 tình huống có thể nảy sinh trong việc áp dụng thời hiệu khởi kiện cho yêu cầu đòi tiền phạt cọc, nhưng tựu trung lại, quy định được áp dụng là quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo Điều 429 BLDS năm 2015. Trong một số vụ việc tương tự, yêu cầu phạt cọc được khởi kiện cùng với yêu cầu hủy giấy nhận cọc và trả lại tài sản đặt cọc, Tòa án cũng đã áp dụng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng tại Điều 429 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi tiền phạt cọc là 03 năm.120 Hay trong một vụ việc khác được nêu trong Bản án số 101/2019/DS-PT của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả lại tiền đặt cọc và đòi tiền phạt cọc. Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 517 BLTTDS năm 2015 và Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 về việc thi hành BLTTDS (Nghị quyết số 103/2015/QH13) để xác định việc áp dụng thời hiệu và tính thời hiệu khởi kiện là 02 năm theo Điều 427 BLDS năm 2005. Trong phần này, tác giả chỉ bàn đến thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi tiền phạt cọc, còn đối với yêu cầu đòi tiền đặt cọc, tác giả đã phân tích ở phần trên. Theo đó, đối với yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc thì Tòa án phải áp dụng quy định về bảo vệ quyền sở hữu để không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

120Vụ việc thứ 20: Ngày 05/10/2018, anh L lập giấy nhận cọc với anh L1 để đảm bảo cho việc chuyển nhượng QSDĐ. Do anh L1 vi phạm thỏa thuận theo Giấy nhận cọc nên ngày 11/11/2018, anh L1 viết cam kết hẹn ngày 13/11/2018 sẽ hoàn trả tiền cọc 700 triệu đồng và phạt cọc 600 triệu nhưng đến ngày 23/11/2018 anh L1 vẫn chưa trả nên anh L khởi kiện yêu cầu hủy giấy nhận cọc; yêu cầu anh L1 trả cho anh L số tiền đặt cọc và phạt cọc. Tòa án nhận định các yêu cầu khởi kiện vẫn còn trong thời hạn 03 năm theo Điều 429 BLDS năm 2015. Xem Bản án số 86/2019/DS-ST ngày 18/6/2019 của TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An (Phụ lục 10).

Như vậy, đối với thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi tiền phạt cọc, hướng xét xử

của Tòa án thường thấy là xem yêu cầu đòi tiền phạt cọc như là hậu quả pháp lý của tranh chấp về hợp đồng, hoặc là một dạng tranh chấp về vi phạm nghĩa vụ, hoặc là một dạng tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, để áp dụng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo Điều 427 BLDS năm 2005, tương ứng với Điều 429 BLDS năm 2015 là 03 năm. Tuy nhiên, việc áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi tiền phạt cọc trở nên phức tạp hơn trong trường hợp: (i) tài sản đặt cọc “được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền” trong hợp đồng chính; (ii) hợp đồng chính vô hiệu do một bên có lỗi. Các trường hợp này sẽ được phân tích ở nội dung dưới đây.

Áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi tiền phạt cọc khi tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền” trong hợp đồng chính

Một trong những yếu tố then chốt để giải quyết hệ quả có phạt cọc hay không là dựa vào mục đích của các bên khi xác lập giao dịch đặt cọc. Vì BLDS năm 2015 không quy định bắt buộc về hình thức đối với đặt cọc, nên nếu mục đích của đặt cọc là để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng; hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng; hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết, vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng, không được minh thị bởi hình thức và nội dung cụ thể, thì việc xác định hệ quả có hay không phạt cọc, để áp dụng thời hiệu khởi kiện là gặp nhiều khó khăn.

Một khó khăn phổ biến trong việc xác định hệ quả có phạt cọc hay không là khi đặt cọc có mục đích bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng, hợp đồng chính được ký kết, đồng thời số tiền đặt cọc “được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền” trong hợp đồng chính (theo khoản 2 Điều 328 BLDS năm 2015). Lúc này, vấn đề đặt ra là đặt cọc có còn giá trị pháp lý không, hiệu lực của đặt cọc có phụ thuộc vào việc tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng chính hay không? Vấn đề này, hiện nay BLDS năm 2015 chưa có câu trả lời. Trong thực tiễn xét xử và khoa học pháp lý còn nhiều ý kiến trái chiều về căn cứ chấm dứt đặt cọc là dựa vào mục đích của đặt cọc đã hoàn thành121 hay dựa trên số tiền đặt cọc đã được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.122 Nếu không xác định đúng thời điểm đặt cọc chấm dứt, thì sẽ ảnh hưởng đến việc áp dụng chế tài phạt cọc khi có vi phạm xảy ra, đồng thời ảnh hưởng đến việc áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu phạt cọc trong trường hợp này.

121 Tức là cho đến khi mục đích thực hiện hợp đồng chính hoàn thành thì mới chấm dứt đặt cọc.

122 Tức là khi tiền đặt cọc được chuyển hóa thành tiền thanh toán thì làm chấm dứt quan hệ đặt cọc kể cả khi đặt cọc đang có mục đích bảo đảm để thực hiện hợp đồng chính.

Trong thực tiễn xét xử, tồn tại những quan điểm khác nhau giữa các cấp tòa. Chẳng hạn, khi xem xét tranh chấp hợp đồng đặt cọc có mục đích bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, Tòa án cấp sơ thẩm xác định hợp đồng đặt cọc có hiệu lực độc lập với hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, nên lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu về hình thức và nội dung dẫn đến vi phạm đặt cọc thuộc về bị đơn và tuyên phạt cọc. Tuy nhiên, ở Tòa án cấp phúc thẩm thì khẳng định tiền đặt cọc đã được chuyển hóa sang thành tiền thanh toán trong hợp đồng chính nên từ thời điểm hai bên ký kết hợp đồng chính, đặt cọc đã không còn giá trị pháp lý. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt cọc là không có cơ sở.123

Trong khoa học pháp lý, cũng tồn tại các quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng khi đặt cọc bảo đảm giao kết và thực hiện hợp đồng hoặc bảo đảm thực hiện hợp đồng mà thực tế các bên đã bước sang giai đoạn thực hiện, hay khi tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng thì coi như hợp đồng đặt cọc đã chấm dứt chức năng bảo đảm và chuyển sang chức năng thanh toán,124 nên sẽ không xem xét phạt cọc. Quan điểm khác lại cho rằng, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên chỉ khi hợp đồng được thực hiện xong, đặt cọc mới hết chức năng bảo đảm của mình,125 và đặt cọc vẫn phát huy vai trò là phạt bên có lỗi làm cho hợp đồng không được thực hiện.

Nghiên cứu quy định hiện hành tại Điều 328 BLDS năm 2015 và điểm a, điểm b khoản 1 Mục I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP có thể khẳng định rằng, những trường hợp vi phạm đặt cọc dẫn đến phạt cọc bắt nguồn từ việc xác định mục đích ban đầu mà các bên thiết lập nên đặt cọc. Ở đây, tác giả cho rằng, nên chia thành hai nhóm mục đích nhằm xác định phạt cọc để áp dụng thời hiệu khởi kiện, như sau:

(i) Nếu mục đích chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết thì chịu phạt cọc. Trong trường hợp các bên đã bước sang giai đoạn thực hiện hợp đồng thì áp dụng quy định tại điểm b khoản 1 Mục I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐT, theo đó “trong quá trình thực hiện hợp đồng

123Vụ việc thứ 21: Ngày 25/5/2015, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, yêu cầu bị đơn trả tiền đặt cọc và chịu phạt cọc. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận xử theo hướng vi phạm hợp đồng đặt cọc, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng: “Căn cứ vào giấy chuyển nhượng QSDĐ và trình bày của các đương sự thì số tiền 1 tỷ 700 triệu đồng đã đặt cọc ngày 25/5/2015 chuyển sang thanh toán cho Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ ngày 26/5/2015. Do đó từ thời điểm hai bên ký kết Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thì hợp đồng đặt cọc đã chấm dứt không còn giá trị pháp lý để các bên thực hiện. Việc Tòa án cấp sơ thẩm xem xét hợp đồng đặt cọc và cho rằng lỗi thuộc về phía bị đơn và tuyên phạt cọc là không có căn cứ”. Xem Bản án số 03/2018/DS-PT ngày 11/01/2018 của TAND tỉnh Bình Phước.

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 56 - 81)