Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu

tuyên bố đặt cọc vô hiệu

Từ góc nhìn về mặt văn bản, và thực tiễn áp dụng, để xác định thời hiệu khởi kiện cho các tranh chấp yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, chúng ta cần xác định rõ mục đích, chức năng của đặt cọc. Đồng thời, chúng ta cũng cần lưu ý đến căn cứ làm cho đặt cọc vô hiệu có thuộc trường hợp vô hiệu theo quy định của BLDS hay không, hậu quả pháp lý của vô hiệu là gì, từ đó mới có thể áp dụng thời hiệu khởi kiện tương ứng cho từng tranh chấp. Bên cạnh đó, hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu cũng chưa được quy định cụ thể. Mặt khác, tác giả chưa tìm thấy sự phù hợp khi áp dụng quy định về hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu để điều chỉnh hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu.

Kiến nghị 1: Có thể thấy, việc áp dụng quy định thời hiệu để xem xét căn cứ tuyên bố đặt cọc vô hiệu, hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện tuyên bố đặt cọc vô hiệu cũng như thời hiệu khởi kiện áp dụng để giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu còn nhiều vướng mắc về nhận thức, áp dụng. Do đó, tác giả kiến nghị cần thiết phải bổ sung quy định trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời HĐTP TAND cần sớm ban hành Nghị quyết mới nhằm thay thế Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003, trong đó có quy định về đặt cọc. Cụ thể:

Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, cần xác định đặt cọc đã

vi phạm điều kiện nào dẫn tới vô hiệu:

(i) Nếu đặt cọc vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể giao kết, ý chí tự nguyện của chủ thể… thì vẫn phải xem xét thời hiệu khởi kiện, cụ thể là 02 năm.

(ii) Chỉ khi đặt cọc vô hiệu do giả tạo, do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì thời hiệu khởi kiện mới không bị hạn chế.

(iii) Nếu đặt cọc vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được thì thời hiệu khởi kiện được áp dụng là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng.

Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu xử lý hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu, do

văn bản không trực tiếp quy định nên việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp về vấn đề này vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng. Do đó, những quy định này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể trong Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết của HĐTP TAND tối cao để đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện cả trong quy định cũng như trong quá trình áp dụng pháp luật. Cụ thể:

(i) Đối với yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc: Nếu có cơ sở chứng minh đặt cọc vô hiệu, mà bên nhận cọc chiếm giữ, không trả lại tài sản đặt cọc, thì việc chiếm giữ này là không có căn cứ pháp luật và cũng không phải là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. Do đó, thời hiệu khởi kiện tranh chấp này áp dụng giống như thời hiệu khởi kiện đòi tài sản, bảo vệ quyền sở hữu, tức là không áp dụng thời hiệu khởi kiện

như quy định tại khoản 2 Điều 155 BLDS năm 2015.

(ii) Đối với yêu cầu phạt cọc, yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu trả lãi phát sinh do chiếm dụng tiền cọc: Nếu đương sự khởi kiện các yêu cầu này như là hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu khi có lỗi của một bên thì áp dụng thời hiệu khởi kiện

yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 132 BLDS năm 2015. Nếu đương

sự khởi kiện các yêu cầu một cách riêng rẽ thì áp dụng thời hiệu khởi kiện về hợp

đồng tại Điều 429 BLDS năm 2015.

Kiến nghị 2: Về hậu quả pháp lý nếu hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, thì không áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 132 BLDS năm 2015 để công nhận hiệu lực của đặt cọc. Bởi lẽ, từ chỗ lẽ ra xử lý đặt cọc vô hiệu để giải quyết hoàn trả tài sản đặt cọc, thì quy định này đã biến đặt cọc thành hợp đồng có hiệu lực, nếu bên nào vi phạm thì bị phạt cọc và bên đặt cọc không được đòi lại tài sản đặt cọc. Điều này đã đi ngược lại với mong muốn của các nhà làm luật đối với quy định về đặt cọc – một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và có thể dẫn đến sai lầm trong áp dụng pháp luật.

Do đó, theo tác giả, quy định tại khoản 2 Điều 132 BLDS năm 2015 cần loại trừ

áp dụng đối với việc đòi lại tài sản đặt cọc do đặt cọc vô hiệu; đồng thời cần bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 132 BLDS năm 2015 theo hướng không hạn chế thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu đòi tài sản đặt cọc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việc xác định đúng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không chỉ có ý nghĩa đối với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các tổ chức làm công tác tư vấn pháp luật mà còn có ý nghĩa rất quan trọng để các đương sự tự chủ động yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đối với giao dịch dân sự đã xác lập.

Trong chương này, tác giả đi sâu nghiên cứu quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu. Có hai vấn đề chính trong việc áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu được tác giả phân tích, bao gồm: (i) Các trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu; (ii) thời hiệu khởi kiện yêu cầu xử lý hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu. Thông qua việc áp dụng các quy định về thời hiệu khởi kiện để giải quyết các tranh chấp liên quan tới việc xem xét đặt cọc vô hiệu, tác giả đã chỉ ra được những vướng mắc, bất cập còn tồn tại. Từ đó, đưa ra những kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện quy định pháp luật dân sự Việt Nam về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu.

Trong nội dung phân tích, tác giả đã làm rõ các đặc trưng của đặt cọc cũng như thời hiệu khởi kiện tương ứng với từng căn cứ yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu và thời hiệu khởi kiện trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu. Đồng thời, tác giả đã đánh giá, bình luận về việc áp dụng thời hiệu khởi kiện khi đặt cọc được đặt trong mối liên hệ với hợp đồng chính. Đối với hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu, tác giả đã xem xét thời hiệu khởi kiện áp dụng cho các yêu cầu: hoàn trả tài sản đặt cọc, yêu cầu bồi thường, yêu cầu phạt cọc (trong trường hợp trường hợp đặt cọc vô hiệu do có cùng căn cứ tuyên vô hiệu hợp đồng chính và một bên có lỗi làm cho hợp đồng chính vô hiệu)… Từ đó, trong phần kiến nghị, tác giả đã đưa ra những đề xuất hướng dẫn cụ thể trong việc lựa chọn thời hiệu khởi kiện áp dụng tương ứng với từng loại tranh chấp liên quan đến sự vô hiệu của đặt cọc, nhằm giúp các chủ thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất trên thực tế.

CHƯƠNG 3. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM ĐẶT CỌC

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 43)