Thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô

Trong thực tiễn, thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu thường dựa trên quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 132 BLDS năm 2015. Tùy thuộc vào căn cứ để tuyên bố đặt cọc vô hiệu, có các dạng thời hiệu khởi kiện như:(i) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu là 02 năm; (ii) thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu không bị hạn chế; (iii) thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu là 03 năm.

(i) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu là 02 năm. Tòa án xác

định hợp đồng đặt cọc vi phạm điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể, chẳng hạn trong vụ việc được dẫn chứng ở đây là do nhầm lẫn,62 hay do gian đối, không trung thực.63 Tòa án đã căn cứ vào Điều 126 BLDS năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn và giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối tại Điều 127 BLDS năm 2015 để tuyên vô hiệu hợp đồng đặt cọc. Dựa trên căn cứ vô hiệu nêu trên, thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố đặt cọc vô hiệu được áp dụng theo Điều 132 BLDS

62Vụ việc thứ 01: Bà B đặt cọc 200 triệu đồng cho ông Th để đảm bảo thực hiện hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thửa đất 658. Tuy nhiên, ông Th không nêu rõ giới hạn của thửa đất và đã bán cho ông Đ một phần đất trong phạm vi thửa 658 nhưng không thể hiện trong hợp đồng đặt cọc. Tòa án nhận định: Do nội dung đặt cọc không đúng, tạo ra sự nhầm lẫn về đối tượng chuyển nhượng nên bị vô hiệu do nhầm lẫn.

Xem Bản án số 36/2020/DS-ST ngày 21/12/2020 của TAND huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ.

63Vụ việc thứ 02: Ông B đặt cọc cho vợ chồng ông T 100 triệu đồng để ký kết và tiến hành các thủ tục chuyển nhượng 02 thửa đất. Tuy nhiên, vợ chồng ông T không trung thực và có hành vi gian dối trong việc chuyển nhượng đất, không thông báo cho ông B biết về hiện trạng đất có quy hoạch mở đường nên diện tích đất không còn đủ như giấy tờ, đồng thời diện tích đất chuyển nhượng đang có tranh chấp về lối đi nên nếu chuyển nhượng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của ông B. Do đó, Tòa án nhận định đặt cọc trên bị vô hiệu.

năm 2015 là 02 năm kể từ ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, lừa dối.

(ii) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu không bị hạn chế. Nếu

hợp đồng đặt cọc có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, do giả tạo thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu là không bị hạn chế. Chẳng hạn, trong một vụ việc, Tòa án xác định đặt cọc vi phạm điều cấm của luật theo quy định tại Điều 123 BLDS năm 2015, nên thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế theo quy định tại Điều 132.64

(iii) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu là 03 năm.Tòa án xác

định quan hệ tranh chấp đặt cọc là tranh chấp hợp đồng nên đã áp dụng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015 là 03 năm.65 Trong vụ việc vừa dẫn chứng, Tòa án xác định Giấy nhận tiền đặt cọc giữa bà H và anh K có đối tượng không thể thực hiện, nên bị vô hiệu theo Điều 408 BLDS năm 2015. Do đó, theo Điều 429 BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện được áp dụng là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, có thời hạn là 03 năm.

Trong thực tiễn, cũng có trường hợp Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu là 03 năm nhưng căn cứ được Tòa án áp dụng là do trái pháp

luật, vi phạm điều cấm của luật.66 Có thể thấy, việc áp dụng pháp luật về thời hiệu để

64Vụ việc thứ 03: Bà A khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng QSDĐ vô hiệu và buộc ông K trả lại số tiền cọc đã nhận. Tòa án nhận định, do diện tích đất giao dịch thuộc trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm nên người sử dụng đất là cá nhân không có quyền chuyển nhượng QSDĐ. Do đó, hợp đồng đặt cọc giữa bà A và ông K là trái với quy định tại Điều 114 Luật Đất đai năm 2003, không đáp ứng điều kiện có hiệu lực quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005, cần phải tuyên vô hiệu. Về thời hiệu khởi kiện, Tòa án đã áp dụng Điều 123, khoản 3 Điều 132 BLDS năm 2015 xác định hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật nên thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế.

Xem Bản án số 03/2019/DS-ST ngày 12/4/2019 của TAND thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

65Vụ việc thứ 04: Anh K khởi kiện yêu cầu hủy Giấy nhận tiền đặt cọc để chuyển nhượng QSDĐ ký ngày 11/4/2018 giữa anh K và bà H; yêu cầu bà H, anh T, anh T1 trả cho anh K 800 triệu đồng, và phạt cọc 300 triệu đồng. Tòa án nhận định: Ngày 27/3/2018, bà H ký giấy nhận tiền cọc với anh T, đến ngày 11/4/2018, lại ký tiếp Giấy nhận tiền cọc với anh K mà không hủy Giấy nhận tiền cọc đã ký với anh T. Anh T nhận chuyển nhượng QSDĐ từ bà H, sau đó chuyển nhượng lại cho anh K nhưng không đứng ra ký Giấy nhận tiền cọc mà để bà H ký tên và nhận tiền cọc. Như vậy, cùng một phần đất, bà H đã chuyển nhượng cho hai chủ thể khác nhau. Do đó, Giấy nhận tiền cọc giữa bà H và anh K có đối tượng không thể thực hiện được, nên bị vô hiệu theo Điều 408 BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, cụ thể là 03 năm.

Xem Bản án số 147/2019/DS-ST ngày 24/9/2019 của TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

66Vụ việc thứ 05: Ngày 06/12/2019, nguyên đơn làanh T đặt cọc cho anh Q (người đại diện theo ủy quyền cho chủ sử dụng đất hợp pháp) 200 triệu đồng để đảm bảo thực hiện việc chuyển nhượng đối với diện tích 1041,0m2. Tuy nhiên, thửa đất này đã được chủ sử dụng đất thế chấp cho Ngân hàng để đảm bảo khoản vay 999 triệu đồng. Ngân hàng không biết việc chủ sử dụng đất ủy quyền cho anh Q chuyển nhượng diện tích đất đã thế chấp và cũng không có bất cứ thỏa thuận nào khác. Do vậy hợp đồng đặt cọc giữa anh Q và anh T là

trái pháp luật, vi phạm điều cấm của luật. Tòa án nhận định: ngày 04/8/2020 anh T khởi kiện nên vụ án vẫn đảm bảo thời hiệu là 03 năm theo quy định tại các Điều 149, 429 của BLDS.

giải quyết đặt cọc vô hiệu giữa các Tòa án là chưa thống nhất: cùng căn cứ vô hiệu do trái pháp luật, vi phạm điều cấm của luật nhưng Tòa án trong trường hợp (ii) nêu trên thì cho rằng thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế, còn Tòa án trong trường hợp này lại áp dụng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng tại Điều 429 BLDS năm 2015, là 03 năm. Tác giả cho rằng, Tòa án trong trường hợp này đã có sự nhầm lẫn trong việc áp dụng thời hiệu khởi kiện vì khi căn cứ tuyên vô hiệu rơi vào Điều 117, Điều 123 BLDS năm 2015, thì lẽ ra thời hiệu khởi kiện được áp dụng theo Điều 132, nhưng Tòa án lại áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng theo Điều 429.

Nhìn chung, trong thực tiễn, thời hiệu khởi kiện được áp dụng cho các tranh

chấp về yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu là đa dạng và tùy thuộc vào điều kiện về nội dung nào bị vi phạm dẫn đến đặt cọc vô hiệu mà áp dụng thời hiệu khởi kiện tương ứng. Có những trường hợp vi phạm điều kiện dẫn đến áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu là 02 năm, có những trường hợp là không bị hạn chế, và có những trường hợp là 03 năm. Nếu chỉ đơn giản chủ thể khởi kiện theo các căn cứ yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu như là một giao dịch độc lập thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 132 BLDS năm 2015 được áp dụng. Nếu căn cứ làm cho đặt cọc vô hiệu là do có đối tượng không thể thực hiện được thì thời hiệu khởi kiện được áp dụng là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo Điều 429 BLDS năm 2015.

Bình luận về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu khi xem xét đặt cọc trong mối quan hệ với hợp đồng chính

Vấn đề chúng ta cần quan tâm là hiệu lực của đặt cọc có bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng chính không và khi hợp đồng chuyển sang giai đoạn thực hiện hay số tiền đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của hợp đồng chính thì đặt cọc có chấm dứt chức năng của mình không, vì các vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc xác định thời hiệu khởi kiện cho các tranh chấp đặt cọc phát sinh. Giả sử rằng, đặt cọc chấm dứt chức năng của mình thì quan hệ tranh chấp giữa các bên sẽ xử lý theo quy định về bồi thường thiệt hại do hợp đồng chính bị vô hiệu,67 thời hiệu khởi kiện sẽ được áp dụng theo quy định về tranh chấp hợp đồng.

Với quy định tại Điều 328 BLDS năm 2015 thì rất khó để khẳng định khi nào hợp đồng chính đã được thực hiện và đặt cọc hoàn tất sứ mệnh của mình hay chưa, vì BLDS quy định đặt cọc có chức năng bảo đảm giao kết hoặc “thực hiện hợp đồng”

nhưng lại không thực sự xác định rõ về khái niệm “thực hiện hợp đồng”.68 Ngoài ra, về yêu cầu tuyên vô hiệu, điểm c khoản 1 Mục I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP quy định trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng chính cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng chính bị vô hiệu khi đặt cọc bị vô hiệu. Tuy nhiên, khi hợp đồng chính vô hiệu thì đặt cọc có bị vô hiệu hay không, và thời hiệu khởi kiện được xác định như thế nào thì tác giả không thấy quy định cụ thể.

Trong thực tiễn, quan điểm của các Tòa án về xử lý đặt cọc vô hiệu với tư cách là một hợp đồng độc lập, hay với tư cách hợp đồng chính, cũng như thời hiệu khởi kiện khi các tranh chấp phát sinh là đa dạng, được chia thành 02 nhóm chính: (i) Thời

hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng chính; (ii) thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu không bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng chính.

(i) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng chính

Ở nhóm này, Tòa án xác định rằng hiệu lực của đặt cọc bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng chính nên thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu cũng phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Chẳng hạn như trong vụ việc tranh chấp về hợp đồng mua bán có đặt cọc, Tòa án đã áp dụng các căn cứ làm cho hợp đồng mua bán vô hiệu để xem xét tuyên vô hiệu đối với đặt cọc và cho rằng đặt cọc vô hiệu khi hợp đồng mua bán vô hiệu. Về thời hiệu khởi kiện, Tòa án nhận định rằng hợp đồng vô hiệu về hình thức và chủ thể giao dịch nên áp dụng thời hiệu khởi kiện là 02 năm; còn vô hiệu do vi phạm điều cấm thì thời hiệu không bị hạn chế. Căn cứ vi phạm về hình thức và nội dung cũng như thời hiệu khởi kiện tương ứng đã được Tòa án xem xét áp dụng để tuyên vô hiệu cho cả hợp đồng chính và đặt cọc.69

68 Đỗ Văn Đại, tlđd (09), tr. 390.

69Vụ việc thứ 06: Ngày 09/9/2009, nguyên đơn A ký hợp đồng với C (người đại diện cho bị đơn B) để mua 01 căn nhà. Để bảo đảm cho việc mua bán nhà, cùng ngày hai bên lập hợp đồng đặt cọc, và A đã giao số tiền cọc cho bên bán vào ngày 19/9/2009. Quá trình thực hiện có nhiều vấn đề phát sinh về chủ thể giao dịch, các bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng nên xảy ra tranh chấp. Ngày 12/9/2011, A khởi kiện yêu cầu B trả lại tiền cọc; B không đồng ý và cho rằng tranh chấp trên đã hết thời hiệu. Tòa án nhận định: Căn cứ vi phạm hình thức và chủ thể giao dịch vẫn nằm trong thời hiệu khởi kiện là 02 năm; còn căn cứ vi phạm điều cấm có thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế nên vẫn giải quyết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuyên vô hiệu cả hợp đồng chính và đặt cọc, không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập giao dịch, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trong vụ việc này, xuất phát từ hợp đồng chính có vi phạm nên vô hiệu, Tòa án đã theo hướng xem xét vô hiệu cả đặt cọc. Thời hiệu khởi kiện được Tòa án áp dụng cho yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu cũng là thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chính vô hiệu. Mặc dù vậy, Tòa án chưa đưa ra được lý giải và cơ sở pháp lý cụ thể cho việc áp dụng pháp luật trong trường hợp này.

(ii) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu không bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng chính

Ở nhóm này, Tòa án xác định rằng hiệu lực của đặt cọc không bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của hợp đồng chính nên thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính: có trường hợp Tòa án cho rằng đặt cọc đã chấm dứt chức năng bảo đảm nên chỉ xem xét hợp đồng chính vô hiệu; có trường hợp Tòa án cho rằng căn cứ vô hiệu hợp đồng chính không làm cho đặt cọc vô hiệu nên không xem xét đặt cọc vô hiệu...

Phổ biến trong thực tiễn, khi có tranh chấp, Tòa án thường chỉ xem xét tranh chấp hợp đồng chính và áp dụng chế tài bồi thường trong hợp đồng chính, cũng như thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng chính70 chứ không xem xét vô hiệu đặt cọc. Chẳng hạn trong vụ việc, các cấp Tòa đều xử hợp đồng đặt cọc hết hiệu lực, hợp đồng mua bán vô hiệu và cho rằng vì khoản tiền đặt cọc đã nhập vào thanh toán, nên không

còn là giao dịch đặt cọc, hợp đồng đặt cọc đã hết hiệu lực. Do đó, cần xem đây như

là một khoản tiền thanh toán hợp đồng để giải quyết hợp đồng mua bán vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng mua bán vô hiệu.71

Hay trong một vụ việc khác, mặc dù tài sản đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa

vụ thanh toán của hợp đồng chính nhưng Tòa án cũng chỉ xem xét vô hiệu hợp đồng

chính và áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên hợp đồng chính vô hiệu chứ không xem xét đến sự vô hiệu của đặt cọc. Tòa án cho rằng căn cứ vô hiệu hợp đồng chính

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)