Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc

3.1.1. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc

Theo Điều 328 BLDS năm 2015 thì “trường hợp hợp đồng được giao kết, thực

hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc” và “nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc”.

Ngoài hai trường hợp này, tài sản đặt cọc còn phải trả lại cho bên đặt cọc trong các trường hợp sau: Hợp đồng chính không được giao kết, thực hiện do sự kiện khách quan, bất khả kháng hay do lỗi của hai bên thì bên đặt cọc cũng được nhận lại tài sản đặt cọc;78 khi bên nhận cọc vi phạm hợp đồng đặt cọc là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận (điểm a khoản 1 Điều 423 BLDS năm 2015); khi đặt cọc vô hiệu thì không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (đã đề cập ở Chương 2).79 Các trường hợp trả lại tài sản đặt cọc nêu trên có thể chia thành hai nhóm: (i) nhóm các trường hợp vô hiệu đặt cọc (ở khía cạnh đặt cọc không có hiệu lực) dẫn đến hệ quả là hoàn trả tài sản đặt cọc; (ii) nhóm các trường hợp vi phạm đặt cọc (ở khía cạnh đặt cọc đã phát sinh hiệu lực) dẫn đến hệ quả là hoàn trả tài sản đặt cọc. Vì yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc trong các trường hợp có vi phạm đặt cọc ở nhóm (ii) thuộc nội hàm của việc xử lý vi phạm đặt cọc, nên ở mục nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung phân tích vấn đề đó.

So sánh với pháp luật dân sự Vương quốc Anh, tại mục 49 (2) Luật sở hữu tài sản năm 1925 cũng ghi nhận khi đặt cọc không thực hiện được chức năng của mình thì “tài sản đặt cọc phải trả lại cho bên đặt cọc”. Nếu bên nhận cọc không trả tài sản đặt cọc thì bên đặt cọc có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên nhận cọc hoàn trả tài sản đặt cọc cho mình.80 Quy định này được giải thích trên cơ sở: (i) Bên đặt cọc đưa ra thông báo rằng cam kết đặt cọc không được thực hiện do bên nhận cọc không đáp ứng điều kiện tiên quyết để thực hiện cam kết. Lúc này, bên nhận cọc bị

78 Đỗ Văn Đại, tlđd (09), tr. 422.

79 Đặng Phước Thông và Lê Khả Luận (2021), “Thời hiệu khởi kiện trong các trường hợp yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và trả lại tài sản đặt cọc”, Tạp chí Luật học, số 9 (256), tr. 51.

80 Section 49 of Law of Property Act 1925

49. Applications to the court by vendor and purchaser

“(2) Where the court refuses to grant specific performance of a contract, or in any action for the return of a deposit, the court may, if it thinks fit, order the repayment of any deposit”.

cho là đã chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên bên đặt cọc được trả lại tài sản đặt cọc; (ii) Nếu bên nhận cọc không thực hiện cam kết theo đúng thời hạn thì bên đặt cọc có thể khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng và đòi lại tài sản đặt cọc.81

Quyền yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc, là một dạng quyền dân sự về tài sản được

hình thành để bảo vệ lợi ích của chủ thể trong quan hệ đặt cọc, và được BLDS năm 2015 ghi nhận. Việc ghi nhận này có thể được thực hiện thông qua quy định về thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 chưa có quy định trực tiếp điều chỉnh thời hiệu khởi kiện cho quyền yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc. Theo quy định chung về thời hiệu khởi kiện hay quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng thì có hai loại thời hiệu khởi kiện có thể áp dụng đối với yêu cầu này như sau:

(i) Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo Điều 429 BLDS năm 2015 là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

(ii) Không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo Điều 155 BLDS năm 2015 đối với các tranh chấp về bảo vệ quyền sở hữu....

Đối chiếu với quan hệ đặt cọc, vấn đề đặt ra là quyền yêu cầu đòi lại tài sản đặt

cọc trong tranh chấp về đặt cọc nói chung và đối với các trường hợp có vi phạm đặt

cọc nói riêng, thì sẽ áp dụng thời hiệu khởi kiện nào theo hai loại thời hiệu kể trên thì chưa rõ? Giả sử pháp lý rằng: (i) nếu áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng tại Điều 429 BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện bị giới hạn là 03 năm, quá thời hạn này, chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm sẽ mất quyền khởi kiện; (ii) nếu áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện về tranh chấp bảo vệ quyền sở hữu, tranh chấp đòi lại tài sản bị chiếm giữ không có căn cứ pháp luật thì thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế, chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có thể khởi kiện bất cứ lúc nào mà không sợ mất quyền khởi kiện.

Trong khoa học pháp lý và thực tiễn xét xử, việc lựa chọn loại thời hiệu khởi kiện nào áp dụng cho “quyền yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc” còn chưa thống nhất:

Nhóm thứ nhất,82 cho rằng tranh chấp đặt cọc là tranh chấp đòi tài sản, là tranh chấp

về bảo vệ quyền sở hữu mà pháp luật dân sự theo hướng không áp dụng thời hiệu

81 Stephen Clarke, “What can a seller do if a buyer fails to complete a purchase?”, Russell-Cooke LLP, [https://www.russell-cooke.co.uk/what-can-a-seller-do-if-a-buyer-fails-to-complete-a-purchase/], accessed on 19/3/2021.

82 Lê Minh Hùng và Lê Khả Luận, tlđd (19), tr. 40, 45. Và Đỗ Văn Đại, tlđd (9), tr. 454 – 455.

khởi kiện (khoản 2 Điều 155 BLDS năm 2015). Nhóm thứ hai,83 cũng là quan điểm phổ biến cho rằng, vì đặt cọc cũng là hợp đồng, mà thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 03 năm theo Điều 429 BLDS năm 2015, nên phải áp dụng thời hiệu đối với đặt cọc. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP có liệt kê các trường hợp không áp dụng thời hiệu84 nhưng trong danh sách này không có quy định về đặt cọc, nên phải áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Vì BLDS năm 2015 không đưa ra quy định trực tiếp điều chỉnh thời hiệu khởi kiện cho “quyền yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc” nên có các khả năng áp dụng thời hiệu khởi kiện như đã phân tích ở trên. Vậy loại thời hiệu khởi kiện nào được áp dụng cho yêu cầu này? Trước hết chúng ta cần phải đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn của “quyền yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc” thuộc phạm vi của bảo vệ quyền sở hữu hay tranh chấp nội dung hợp đồng?85 Từ đó, mới có cơ sở để quyết định thời hiệu khởi kiện nào được áp dụng cho loại tranh chấp này.

3.1.2. Thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc

Mặc dù các quy định chung về thời hiệu khởi kiện có thể được xem xét áp dụng cho các tranh chấp về đặt cọc nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này rất đa dạng và thiếu sự nhất quán, được thể hiện qua các trường hợp sau:

Thứ nhất, các trường hợp Tòa án xác định “yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc” là tranh chấp liên quan đến nội dung hợp đồng nên áp dụng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 03 năm. Hướng áp dụng loại thời hiệu khởi kiện này được thể hiện thông qua

các yêu cầu khởi kiện khác nhau, chẳng hạn:

(i) Yêu cầu hoàn trả tài sản đặt cọc độc lập. Tòa án xác định thời hiệu khởi kiện

cho yêu cầu này theo quy định tại Điều 184, 185 BLTTDS năm 2015 và Điều 429 BLDS năm 2015 là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng, có thời hạn là 03 năm. Nếu quá thời hạn này, nguyên đơn sẽ không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.86

83 Quan điểm này được tổng hợp từ Đỗ Văn Đại (2021), Án lệ 25/2018,Không phải chịu phạt cọc vì lí do khách quan,

https://www.youtube.com/watch?v=Ccwi5ogXgso&feature=emb_imp_woyt, truy cập 19/4/2021; Và Đỗ Văn Đại, tlđd (9), tr. 453.

84 Khoản 3 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP quy định thời hiệu đối với các tranh chấp dân sự được liệt kê sau: tranh chấp hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản, thuê tài sản, thuê khoán tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất”.

85 Đặng Phước Thông và Lê Khả Luận, tlđd (79), tr. 53.

86Vụ việc thứ 09: Ngày 15/7/2016, ông G ký hợp đồng đặt cọc với ông K để đảm bảo cho việc ông G sẽ cung cấp giống lúa RVT cho ông K. Tuy nhiên, giống lúa RVT không đạt chất lượng nên ông G yêu cầu ông K trả lại số tiền đã đặt cọc là 30 triệu đồng. Tòa án nhận định: hai bên xác lập và nhận tiền cọc vào tháng 8/2016,

(ii) Yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc và trả lại tài sản đặt cọc. Tòa án cũng đã áp

dụng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng tại Điều 427 BLDS năm 2005 (tương ứng với Điều 429 BLDS năm 2015) để xem xét cho cả yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc và trả lại tài sản đặt cọc. Trong vụ việc, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã không xem xét tới thời hiệu khởi kiện, xét xử vụ án khi thời hiệu khởi kiện đã hết, là không đúng pháp luật nên đã áp dụng thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 03 năm. Vì thời hiệu khởi kiện đã hết nên không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, đình chỉ giải quyết vụ án.87 Tuy vậy, Tòa án cấp Phúc thẩm không cho biết việc áp dụng thời hiệu này có dựa vào yêu cầu của đương sự hay không và vì sao Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét thời hiệu khởi kiện là không đúng pháp luật mà chỉ xác định từ ngày vi phạm đặt cọc đến ngày nguyên đơn khởi kiện là hết thời hiệu khởi kiện.

Bên cạnh đó, cũng với yêu cầu đòi hủy hợp đồng đặt cọc và hoàn trả tiền cọc, nhưng có Tòa án lại đưa ra cách xác định thời hiệu khởi kiện khác. Tòa án không mặc nhiên áp dụng thời hiệu khởi kiện là 03 năm khi có vi phạm xảy ra như trong vụ việc trên, mà dựa vào thời điểm bên nhận cọc đã hoàn thành các thỏa thuận cam kết trong

đặt cọc nhưng bên đặt cọc không tiếp tục hợp đồng thì mới xem xét đến việc áp dụng

thời hiệu khởi kiện.88 Nghĩa là chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện khi bên nhận cọc đã

thực hiện các cam kết, nhưng bên đặt cọc vi phạm đặt cọc.89 Vì vụ việc chỉ ở giai đoạn giao kết hợp đồng, chưa tồn tại hợp đồng chính, nên không áp dụng thời hiệu. Tuy nhiên, Tòa án cũng không cho biết lý do vì sao và dựa vào cơ sở nào để xác định.

đến ngày 13/12/2016 ông G khởi kiện là còn thời hiệu 03 năm theo quy định tại Điều 184, 185 BLTTDS năm 2015 và Điều 429 BLDS năm 2015.

Xem Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 06/9/2017 của TAND huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

87Vụ việc thứ 10: Nguyên đơn khởi kiện bị đơn yêu cầu hủy bỏ hợp đồng đặt cọc và trả lại tài sản đặt cọc. Ngày 07/10/2009, hai bên xác lập hợp đồng đặt cọc bảo đảm cho việc bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng phần đất của mình cho nguyên đơn với số tiền 600 triệu đồng, đặt cọc 300 triệu đồng. Ngày 7/10/2010, các bên vẫn chưa thực hiện hợp đồng nên ngày 13/11/2012, nguyên đơn khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận một phần đơn kiện của nguyên đơn, xử cho hủy hợp đồng đặt cọc, nhưng không chấp nhận yêu cầu trả lại tiền cọc. Nguyên đơn kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng Tòa án cấp sơ thẩm đã không xem xét tới thời hiệu khởi kiện, xét xử vụ án khi thời hiệu khởi kiện đã hết, là không đúng pháp luật, cần áp dụng quy định tại Điều 427 BLDS năm 2005 để xác định vụ án hết thời hiệu khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án.

Xem Bản án số 109/2013/DS-PT ngày 23/5/2013 của TAND tỉnh Bình Dương (Phụ lục 03).

88Vụ việc thứ 11: Ông M khởi kiện ông Kh đòi hủy hợp đồng đặt cọc và hoàn trả tiền cọc. Tháng 10/2000, ông M đặt cọc cho ông Kh 2 lượng vàng + 60 triệu đồng để bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất. Tuy nhiên, đến tháng 4/2014, vẫn chưa thực hiện được việc giao kết, thực hiện hợp đồng, nên ông M khởi kiện. Ông Kh cho rằng thời hiệu giải quyết tranh chấp đã hết, nên không chấp nhận việc hủy hợp đồng và trả tiền cọc. Tòa án nhận định: nếu ông Kh đã hoàn thành thủ tục chứng nhận đất thỏa thuận mua đúng như văn bản đã thỏa thuận mà ông M không tiếp tục hợp đồng thì mới xét đến thời hiệu khởi kiện. Vì vụ việc chỉ ở giai đoạn giao kết hợp đồng, chưa tồn tại hợp đồng chính, nên không áp dụng thời hiệu.

Xem Bản án số 26/2014/DS-ST ngày 11/7/2014 của TAND TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, trích theo Lê Minh Hùng và Lê Khả Luận, tlđd (19), tr. 46 – 47 (Phụ lục 04).

Theo tác giả, cách Tòa án nhận định về việc không áp dụng thời hiệu hay áp dụng thời hiệu như trên là chưa thuyết phục. Bởi lẽ, Tòa án chưa xác định đúng mấu chốt của vấn đề: quan hệ tranh chấp là đòi hủy bỏ đặt cọc để đòi tiền cọc hay đòi tuyên vô hiệu đặt cọc để trả tiền cọc, hay đơn giản chỉ là đòi lại tiền cọc?90

(iii) Yêu cầu đòi lại tiền đặt cọc và bồi thường tiền cọc. Hướng giải quyết của Tòa án cũng dựa vào thời hiệu khởi kiện về hợp đồng để xác định nguyên đơn có quyền khởi kiện hay không đối với cả yêu cầu đòi lại tiền đặt cọc và bồi thường tiền cọc. Tòa án căn cứ quy định tại Điều 427 BLDS năm 2005, xác định thời hiệu khởi kiện đối với hai yêu cầu này là 02 năm. Vì việc khởi kiện của nguyên đơn quá thời hiệu 02 năm nên Tòa án tuyên đình chỉ giải quyết vụ án.91 Ở đây, Tòa án cũng không giải thích lý do áp dụng quy định này mà theo hướng gộp chung các yêu cầu để áp dụng cùng một loại thời hiệu khởi kiện về hợp đồng.

(iv) Yêu cầu hủy giấy đặt cọc và yêu cầu đòi lại tiền đặt cọc. Tòa án xác định

thời hiệu khởi kiện tranh chấp là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng được quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015, là 03 năm. Tòa án cho rằng yêu cầu hủy giấy đặt cọc và yêu cầu đòi lại tiền đặt cọc có cùng một khoảng thời gian để giới hạn yêu cầu khởi kiện nên đã viện dẫn quy định trên để áp dụng cho cả hai yêu cầu này.92

(v) Yêu cầu hủy hợp đồng đặt cọc và giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy hợp đồng (trong đó có hoàn trả tài sản đặt cọc). Đối với các yêu cầu này, Tòa án

cũng theo hướng áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng theo Điều 429

90 Lê Minh Hùng và Lê Khả Luận, tlđd (19), tr. 47.

91Vụ việc thứ 12: Nguyên đơn A khởi kiện bị đơn B yêu cầu trả lại tiền đặt cọc và bồi thường tiền cọc trong hợp đồng đặt cọc bảo đảm hợp đồng mua bán nhà, đặt cọc 100 lượng vàng SJC. Ngày 20/12/2002, A và B ký “Giấy đặt cọc bán nhà”, do A là Việt kiều Mỹ, chưa được phép đứng tên sở hữu nhà ở Việt Nam nên các bên

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 43 - 56)