Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc

ĐẶT CỌC VÔ HIỆU

2.1. Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu hiệu

2.1.1. Các trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu

Theo khoản 1 Mục I Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP thì đặt cọc cũng là một loại giao dịch dân sự nên chịu sự điều chỉnh của các quy định về giao dịch dân sự, do đó, muốn một giao dịch đặt cọc có hiệu lực pháp lý, thì phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.45 Khi đặt cọc không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì có thể bị xem xét để tuyên vô hiệu. Theo Điều 122 BLDS năm 2015 thì giao dịch dân sự bị vô hiệu nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015, cụ thể: (a) Chủ thể tham gia giao dịch không có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự phù hợp; (b) Chủ thể tham gia giao dịch không hoàn toàn tự nguyện (do bị bắt buộc hay bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, nhầm lẫn, giả tạo…); (c) Mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Đối với yêu cầu về hình thức của đặt cọc, khác với BLDS năm 2005 là thỏa thuận đặt cọc phải được lập thành văn bản, BLDS năm 2015 đã không còn quy định về vấn đề này.46 Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch thì các bên vẫn nên xác lập các thỏa thuận rõ ràng để pháp luật dễ nhận biết và dễ xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Vì đặt cọc không thuộc trường hợp phải tuân thủ hình thức nên không áp dụng quy định xử lý đặt cọc vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức.47

Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, tác giả chưa thấy có

quy định cụ thể. Nếu áp dụng thời hiệu khởi kiện tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nói chung tại Điều 132 BLDS năm 2015, thì tùy thuộc vào căn cứ dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu mà có thời hiệu khởi kiện tương ứng. Có hai loại thời hiệu có thể áp dụng là thời hiệu có thời hạn (khoản 1 Điều 132 BLDS năm 2015) và thời hiệu không bị hạn chế (khoản 3 Điều 132 BLDS năm 2015):

(i) Đối với giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể, về ý chí tự nguyện của chủ thể trong việc xác lập giao dịch, trừ trường hợp giả tạo, thì thời hiệu là 02

45 Tưởng Duy Lượng, tlđd (6), tr. 167.

46 Theo Khoản 1 Điều 358 BLDS năm 2005 thì “Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản”, tuy nhiên đến BLDS năm 2015 đã bỏ quy định này. Do đó, có thể hiểu đặt cọc không bắt buộc phải tuân thủ hình thức bằng văn bản.

năm kể từ ngày xác lập giao dịch,48 hoặc ngày người có quyền biết hoặc phải biết hành vi vi phạm,49 hoặc ngày bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm;50

(ii) Đối với giao dịch vô hiệu do có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội; do giả tạo thì thời hiệu không bị hạn chế.51

Bên cạnh quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, thì còn có quy định về hợp đồng dân sự bị vô hiệu do có “đối tượng không thể thực hiện được” tại Điều 408. Quy định này được đặt ra trong chế định về hợp đồng chứ không nằm trong các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nên chỉ được áp dụng đối với việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu chứ không được áp dụng đối với các loại giao dịch dân sự khác.52 Thời hiệu khởi kiện khi hợp đồng vô hiệu do có “đối tượng không thể thực hiện được” là thời hiệu khởi kiện về hợp đồng quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015, có thời hạn là 03 năm. Vì đặt cọc cũng chịu sự điều chỉnh của các quy định về hợp đồng nên thời hiệu khởi kiện về hợp đồng cũng có thể được xem xét áp dụng.53

Về hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu.

Áp dụng khoản 2 Điều 132 BLDS năm 2015 về hậu quả của hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên giao dịch dân sự vô hiệu thì: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều

này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực”. Câu hỏi đặt ra là nếu hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô

hiệu thì có áp dụng quy định này để công nhận hiệu lực cho đặt cọc hay không? Tác giả cho rằng, nếu dựa vào hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên giao dịch dân sự vô hiệu để áp dụng cho yêu cầu tuyên đặt cọc vô hiệu, thì khi hết thời hiệu khởi kiện, đặt cọc sẽ trở nên có hiệu lực. Điều này dẫn tới hậu quả pháp lý ràng buộc mà các bên phải thực thi là phải giao kết, hoặc thực hiện, hoặc vừa

48 Đối với giao dịch dân sự do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi (Điều 128 BLDS năm 2015); Giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 BLDS năm 2015), do đặt cọc không thuộc trường hợp phải tuân thủ hình thức nên không xử lý vô hiệu do vi phạm quy định này.

49 Đối với giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 BLDS năm 2015); do bị nhầm lẫn, bị lừa dối (Điều 126, Điều 127 BLDS năm 2015).

50 Đối với giao dịch dân sự được xác lập do đe dọa, cưỡng ép (Điều 127 BLDS năm 2015).

51 Những vi phạm này mang tính chất nghiêm trọng, trái với nguyên tắc cơ bản trong giao lưu dân sự, vi phạm khoản 3 Điều 3 BLDS năm 2015 về nguyên tắc thiện chí, trung thực, có tác động lớn đến lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước và trật tự xã hội nên không bị giới hạn về thời gian, các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu bất cứ thời điểm nào.

52 Đoàn Thị Phương Diệp (2019), “Pháp luật hợp đồng Việt Nam nhìn ở góc độ so sánh với luật Cộng hòa Pháp”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210324, truy cập ngày 08/3/2021.

phải giao kết và thực hiện một hợp đồng khác. Từ chỗ lẽ ra xử lý đặt cọc vô hiệu để giải quyết hoàn trả tài sản đặt cọc, thì quy định này đã biến đặt cọc thành hợp đồng có hiệu lực, nếu bên nào vi phạm thì bị phạt cọc và bên đặt cọc không được đòi lại tài sản đặt cọc. Đây chính là điểm “vô lý” của vấn đề. Đến đây, thì việc vi phạm đặt cọc lại có một số phận pháp lý mới, có thời hiệu khởi kiện mới: thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo quy định tại Điều 429 BLDS năm 2015.54 Điều này đã đi ngược lại với mong muốn của các nhà làm luật đối với quy định về đặt cọc – một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Khi hết thời hiệu khởi kiện thì quyền khởi kiện sẽ mất đi, nhưng không có nghĩa trong mọi trường hợp, hợp đồng sẽ trở nên có hiệu lực. Chẳng hạn, hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được thì khó có thể hình dung hợp đồng đó trở nên có hiệu lực, vì đối tượng không thể tự sinh ra hay trở thành có thể thực hiện sau khi hết thời hiệu. Hơn nữa, nếu coi hợp đồng trở nên có hiệu lực, có nghĩa là hợp đồng có thể thực hiện được và phải được thực hiện, điều này là vô lý vì nếu có yêu cầu thực hiện hợp đồng thì Tòa án sẽ giải quyết bằng cách nào? Tòa án không thể yêu cầu bị đơn thực hiện một nghĩa vụ không thể thực hiện trên thực tế. Nếu áp dụng Điều 425 BLDS năm 2015 để hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện thì bên nào sẽ phải bồi thường?55 Mặt khác, các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, giải quyết tranh chấp vẫn phải được thực hiện, điều này là bất hợp lý.56 Vì thế, chúng ta cần cân nhắc khi áp dụng hậu quả pháp

lý của hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu để ghi nhận hậu quả pháp lý của hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu.

2.1.2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu xử lý hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị vô hiệu cũng tương tự hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 131 BLDS năm 2015, theo đó: giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Đối với đặt cọc, điều này đồng nghĩa với việc không

54 Lê Minh Hùng và Lê Khả Luận, tlđd (19), tr. 44.

55 Trần Quang Cường (2021), “Vấn đề áp dụng thời hiệu khi hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được - Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Pháp”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử,

[https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat-the-gioi/van-de-ap-dung-thoi-hieu-khi-hop-dong-vo-hieu-do-co- doi-tuong-khong-the-thuc-hien-duoc-nghien-cuu-so-sanh-phap-luat-viet-nam-va-phap], truy cập ngày 2/4/2021.

56 Ví dụ: bên bán đáng ra có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do đối tượng đã bị tiêu hủy tại thời điểm giao kết thì sau khi hết thời hiệu khởi kiện, nếu hợp đồng bị hủy bỏ và trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm, bên bán phải chịu thiệt thòi.

có đặt cọc ngay từ đầu, do đó không thể phát sinh vấn đề phạt cọc. Khi đặt cọc vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức bị tịch thu theo quy định của pháp luật, bên nào có lỗi57 gây thiệt hại thì phải bồi thường.58

Trên thực tế có nhiều tình huống đương sự vừa yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu và/ hoặc vừa yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu thì quy định về thời hiệu khởi kiện cho các yêu cầu này cũng được đặt ra. Lúc này, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa các loại thời hiệu khởi kiện về khả năng có thể xảy ra cũng như tính hợp lý khi áp dụng thời hiệu để giải quyết hậu quả của đặt cọc vô hiệu. Trong BLDS năm 2015, tác giả chỉ tìm thấy quy định về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 132, mà không tìm thấy quy định về thời hiệu để xử lý hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Do đó, có các khả năng có thể xảy ra trong việc áp dụng pháp luật về thời hiệu khởi kiện như sau:

Khả năng thứ nhất, nếu đương sự vừa yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, vừa

yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu, thời hiệu khởi kiện được áp dụng theo quy định tại Điều 132 BLDS năm 2015. Nếu hết thời hiệu yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, thì yêu cầu xem xét đặt cọc vô hiệu sẽ không được chấp nhận. Vì hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu là một nội dung của tranh chấp về đặt cọc vô hiệu, nên nếu không giải quyết tuyên bố đặt cọc vô hiệu, thì sẽ không có việc xem xét hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu, tức cũng không có căn cứ để giải quyết việc đòi lại tài sản đặt cọc, đòi bồi thường thiệt hại và tiền lãi phát sinh từ việc chiếm dụng tiền cọc… Nhưng nếu giải quyết đình chỉ vụ án do hết thời hiệu, với hệ quả kéo theo vừa nêu, thì thật là vô lý, bởi lẽ, đặt cọc chỉ là một biện pháp bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện một hợp đồng khác nên không thể vì hết thời hiệu tuyên bố đặt cọc vô hiệu mà đình chỉ giải quyết cả vụ án.59

Khả năng thứ hai, nếu đương sự chỉ yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, không

yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu. Theo Văn bản giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của TAND tối cao về việc giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ thì: “Khi giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô

57 Lỗi ở đây được hiểu là lỗi làm cho đặt cọc vô hiệu chứ không phải là lỗi vi phạm hợp đồng.

58 Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP thì thiệt hại từ giao dịch vô hiệu còn bao gồm chênh lệch giá tài sản từ thời điểm giao dịch đến thời điểm giải quyết hậu quả giao dịch vô hiệu.

hiệu nhưng đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, Tòa án phải giải thích cho các đương sự về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu […] Trường hợp Tòa án đã giải thích nhưng tất cả đương sự vẫn không yêu cầu… thì Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà không phải giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu […]”. Như vậy, khi đương sự không yêu cầu giải quyết hậu quả pháp

lý của đặt cọc vô hiệu thì Tòa án chỉ xem xét đặt cọc có rơi vào các căn cứ để tuyên vô hiệu hay không, mà không giải quyết hậu quả pháp lý của nó.60 Thời hiệu khởi

kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu lúc này áp dụng theo Điều 132 BLDS năm 2015 là thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Nếu sau đó, thời hiệu khởi kiện vẫn còn mà đương sự có yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý của đặt cọc vô hiệu thì cũng sẽ được xem xét giải quyết.

Khả năng thứ ba, nếu đương sự không yêu cầu xem xét giao dịch đặt cọc có bị

vô hiệu theo các căn cứ của pháp luật hay không, mà chỉ đòi lại tài sản đặt cọc, vì các bên không thể tiếp tục giao kết, thực hiện hợp đồng bằng biện pháp đặt cọc đó, hay yêu cầu bồi thường thiệt hại do một bên có lỗi làm cho đặt cọc vô hiệu… thì các yêu cầu này có được chấp nhận hay không?

Vì bản chất của đặt cọc là không chuyển giao quyền sở hữu, tài sản đặt cọc vẫn thuộc sở hữu của bên đặt cọc nên bên nhận cọc được coi là đang chiếm giữ tài sản đặt cọc không có căn cứ pháp luật.61 Do đó, dù trong trường hợp đương sự chỉ khởi kiện yêu cầu đòi lại tài sản đặt cọc do đặt cọc vô hiệu, hay đòi lại tài sản đặt cọc mà không yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu, hay khi thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu đã hết, thì chúng ta vẫn có thể xem bên đặt cọc trên danh nghĩa là chủ sở hữu, có quyền đòi lại tài sản của mình. Điều này dẫn đến sự xung đột giữa hai loại quan hệ tranh chấp khi xem xét thời hiệu khởi kiện là: (i) quan hệ tranh chấp yêu

cầu tuyên bố đặt cọc vô hiệu áp dụng thời hiệu khởi kiện tại Điều 132 BLDS năm 2015 là 02 năm hoặc không áp dụng thời hiệu; (ii) quan hệ tranh chấp đòi quyền sở

Một phần của tài liệu Thời hiệu khởi kiện trong giải quyết tranh chấp đặt cọc theo quy định của pháp luật dân sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)