làm việc không trọn thời gian đối với lao động cao tuổi
Để có thể làm việc hiệu quả, NLĐ phải có thời gian nhất định dành cho nghỉ ngơi. Đó chính là giai đoạn NLĐ có thể tái sản xuất sức lao động vì con người là thực thể sinh học, hệ thần kinh của con người cũng hoạt động theo chu kỳ sinh học. Do đó, các quy định về thời gian làm việc cũng cần được quy định hợp lý để cân b ng và tái tạo sức lao động cho NLĐ.
Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc quan trọng của Luật lao động là bảo vệ NLĐ. Trong QHLĐ, NLĐ thường có vị thế yếu hơn, do đó nếu để NSDLĐ tự do quyết định và thoả thuận thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đây sẽ là cơ sở để NLĐ bị lạm dụng sức lao động. Do vậy Nhà nước cần can thiệp điều chỉnh b ng việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lí.
Xuất phát từ đặc điểm riêng của NLĐ cao tuổi mà nguyên tắc pháp lí về thời giờ làm việc của họ cũng được điều chỉnh riêng. Đối với nhóm đối tượng này, nghiên cứu về tâm sinh học cho thầy mức hao phí lao động của họ dễ bị tổn hại hơn so với NLĐ thông thường khi áp dụng chung một điều kiện làm việc, chung một công việc. Do đó khả năng tái tạo sức lao động và phục hồi các chức năng cơ thể, phục hồi sức khoẻ và tinh thần cũng hạn chế hơn. Chính vì vậy NLĐ cao tuổi được Nhà nước bảo vệ hơn với quy định giảm số giờ làm việc tối đa, tăng số giờ nghỉ ngơi tối thiểu so với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thông thường. Đương nhiên, NLĐ cao tuổi vẫn được đảm bảo các quyền lợi có liên quan như được trả đủ lương cho thời giờ làm việc được rút ngắn này.
Đối với NSDLĐ, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý phù hợp với sức lao động của NLĐ cao tuổi cũng sẽ giúp NSDLĐ xây dựng được kế hoạch tổ chức sản xuất, bố trí sử dụng lao động hợp lý nh m đạt hiệu quả cao nhất.
Ở quy định của pháp luật, cụ thể khoản 3 Điều 166 BLLĐ năm 2012 quy định trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, NLĐ cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc h ng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Mặc dù các quy định tại BLLĐ năm 2012 không quy định cụ thể việc rút ngắn bao nhiêu giờ trong tổng thời giờ làm việc của NLĐ cao tuổi khi tiếp tục thực hiện HĐLĐ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 10 Điều 3 của Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày
10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động, đối với NLĐ cao tuổi thì thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
Quy định này được hiểu là chỉ áp dụng chế độ giảm giờ làm ít nhất 1 giờ và NLĐ cao tuổi vẫn được hưởng nguyên lương trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, còn việc NSDLĐ có tiếp tục giữ hay giao kết HĐLĐ mới với NLĐ cao tuổi để tiếp tục làm việc sẽ phụ thuộc vào thoả thuận của hai bên. Do vậy luật không có quy định riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm đêm, làm thêm, các điều này sẽ do hai bên thoả thuận để cân b ng lợi ích và duy trì QHLĐ19.
Ngoài ra, trong quá trình tiếp tục tham gia lao động, NLĐ cao tuổi cũng được rút ngắn thời giờ làm việc hơn so với thời giờ làm việc bình thường mà vẫn hưởng nguyên lương20. Quy định này xuất phát từ đặc điểm của NLĐ cao tuổi có sự suy giảm về sức khoẻ và tâm lý như đã phân tích ở trên, do đó việc rút ngắn giờ làm đối với NLĐ cao tuổi nh m bảo vệ, tái tạo sức lao động của họ cũng như hạn chế các tổn thương về thể chất và tinh thần là điều hợp lý.
Đến BLLĐ năm 2019, quy định về rút ngắn thời gian làm việc này này đã có sự thay đổi so với BLLĐ năm 2012 trước đó. Trong quá trình tham gia vào quan hệ lao động sau độ tuổi lao động, “người lao động cao tuổi có quyền thoả thuận với
người sử ụng lao động về việc r t ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp ụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Dễ dàng nhận thấy, thay vì được áp dụng rút
ngắn thời giờ làm việc h ng ngày hoặc chế độ làm việc không trọn thời gian như vậy, từ năm 2021, NLĐ cao tuổi phải thoả thuận với NSDLĐ để được áp dụng một trong hai cách trên21. Việc áp dụng chế độ nào cũng đều cần có sự đồng ý giữa các bên trong QHLĐ.
Quy định mới cho thấy được r ng thay vì đưa ra một quy định có tính chất mệnh lệnh, các nhà làm luật đã đi theo hướng mềm dẻo hơn, đó là lấy sự thoả thuận
19 Nguyễn Hiền Phương (2018), “Quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và kiến nghị sửa đổi bổ sung”,
Tạp chí Luật học, số 12, tr.41.
20 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Lưu Bình Nhưỡng (chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, tr.409.
21 Tú Quỳnh, “Người lao động cao tuổi không còn “đặc quyền” rút ngắn thời giờ làm việc”,
https://laodong.vn/cong-doan/nguoi-lao-dong-cao-tuoi-khong-con-dac-quyen-rut-ngan-thoi-gio-lam-viec-
giữa các bên làm nền tảng trong mối quan hệ lao động. Hướng quy định này theo tác giả một mặt nâng cao tinh thần tự thoả thuận giữa hai bên trong QHLĐ, mặt khác còn nâng cao vị trí, vai trò của NSDLĐ trong QHLĐ với NLĐ cao tuổi, đưa vị thế của đơn vị lao động đúng với tính chất QHLĐ của nó.