Quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi ngườ

Một phần của tài liệu Sử dụng ngƣời lao động cao tuổi theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 34)

động cao tuổi nghỉ hưu

Nếu giao kết HĐLĐ là cơ sở để tạo tiền đề cho QHLĐ được hình thành thì chấm dứt HĐLĐ chính là sự kiện pháp lý để chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên theo HĐLĐ đã giao kết25. Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý rất quan trọng, bởi hậu quả pháp lý của nó là sự kết thúc QHLĐ đã được hình thành giữa hai bên trước đó và trong một số trường hợp nó ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, cuộc sống của NLĐ thậm chí gia đình họ, gây xáo trộn lao động trong đơn vị và có thể gây thiệt hại cho NSDLĐ26.

Việc chấm dứt HĐLĐ là một hiện tượng khách quan của QHLĐ, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân dẫn đến HĐLĐ được chấm dứt có thể khác nhau, trong đó đơn phương chấm dứt HĐLĐ thường xảy ra27. Chính vì vậy, để

25

Lê Thị Hoài Thu (2014), “Pháp luật hợp đồng lao động – tư quy định đến thực tiễn”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23, tr.55.

26 Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (19), tr.259.

27 Trần Hoàng Hải – Nguyễn Thị Hoa Tâm (2012), “Một số ý kiến nh m hoàn thiện các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 02, tr.43.

bảo vệ QHLĐ, quyền lợi của các bên, nhất là NLĐ cao tuổi, pháp luật cũng quy định cụ thể và chặt chẽ các trường hợp chấm dứt và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt HĐLĐ. Theo đó việc NSDLĐ và NLĐ cao tuổi chấm dứt HĐLĐ có thể do sự thoả thuận của hai bên hoặc do ý chí của mỗi bên.

Khoản 4 Điều 36 BLLĐ năm 2012 trước đó có quy định việc chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ cao tuổi chỉ khi có đủ cả 2 điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH. Mặc dù quy định này hướng đến việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, tạo điều kiện cho NLĐ hưởng đầy đủ chế độ BHXH khi không còn điều kiện lao động. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, thực tiễn cho thấy quy định này đã làm nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập. Cụ thể là, đối với hai NLĐ với độ tuổi như nhau, điều kiện sức khoẻ như nhau và làm công việc giống nhau, tuy nhiên đơn vị sử dụng lao động chỉ chấm dứt HĐLĐ được với NLĐ đủ điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng BHXH, còn NLĐ chưa đủ thời gian đóng BHXH thì đơn vị sử dụng lao động không được quyền chấm dứt HĐLĐ. Điều này làm cho doanh nghiệp khó bố trí sản xuất (vì NLĐ cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc) hoặc có thể dẫn tới vi phạm pháp luật (vì Luật lao động cấm sử dụng NLĐ trong những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)28

.

Đến BLLĐ năm 2019, quy định tại BLLĐ mới đã không còn nội dung NLĐ phải đủ cả hai điều kiện về độ tuổi và thời gian đóng BHXH như ở BLLĐ trước nữa mà chỉ giữ điều kiện về độ tuổi, đồng thời bổ sung việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ của cả NLĐ và NSDLĐ cùng sự cho phép “thoả thuận khác” nh m tạo sự linh hoạt, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tế lao động. Điểm e khoản 2 Điều 35 và điểm đ khoản 1 Điều 36 BLLĐ năm 2019 đã có quy định về việc NLĐ hoặc NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169, trừ trường hợp cả hai bên có thoả thuận khác. So sánh với BLLĐ năm 2012, đối với việc chấm dứt HĐLĐ với NLĐ cao tuổi, quy định ở BLLĐ năm 2019 đã có thay đổi hợp lý hơn cho quy định này, bảo đảm NLĐ tự do thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của mình29.

Quy định dựa vào tuổi hưu để chấm dứt QHLĐ vừa giải quyết vướng mắc gặp phải ở quy định cũ, vừa thúc đẩy lao động trẻ kịp thời tham gia vào các QHLĐ.

28 Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017), “Luận bàn vài vấn đề trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động năm 2017”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17, tr.32.

29 Đoàn Thị Phương Diệp (2020), “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11, tr.28.

Trong trường hợp NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH, nếu NLĐ vẫn có khả năng tiếp tục lao động thì họ vẫn có thể ký kết HĐLĐ với NSDLĐ để tiếp tục tham gia BHXH30

.

Mặc dù đây là điểm bổ sung hợp lý của pháp luật thể hiện tính linh hoạt trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ với NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu hơn so với quy định tại BLLĐ năm 2012. Tuy nhiên, ở quy định NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu tại điểm đ khoản 1 Điều 36 BLLĐ năm 2019, quy định này đã biến quyền nghỉ hưu của NLĐ do Nhà nước thừa nhận thành cơ sở để NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ31. Xét về nguyên lý tiếp tục tham gia lao động của NLĐ cao tuổi, việc đủ tuổi hưu không hạn chế quyền tham gia lao động của NLĐ cao tuổi, do đó đây không được xem là lý do để buộc NLĐ cao tuổi nghỉ việc trong khi HĐLĐ còn có hiệu lực và thời hạn HĐLĐ vẫn còn. Do đó cần phân biệt rõ r ng Người sử dụng lao động được quyền đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu” và sau

đó hai n có thể ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với nhau nếu cả hai

bên có nhu cầu”32.

Một phần của tài liệu Sử dụng ngƣời lao động cao tuổi theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)