Về thời giờ làm việc rút ngắn của ngƣời lao động cao tuổi

Một phần của tài liệu Sử dụng ngƣời lao động cao tuổi theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 41)

BLLĐ năm 2019 có quy định về NLĐ cao tuổi và quyền được rút ngắn thời giờ làm việc qua khoản 2 Điều 148: “Người lao động cao tuổi có quyền thoả thuận

với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”. Có thể nói, quy định tại khoản 2 Điều

148 đã kế thừa những nội dung hợp lý trong quy định về rút ngắn thời giờ làm việc dành cho NLĐ cao tuổi ở khoản 2 Điều 166 BLLĐ năm 2012 trước đó.

Với nguyên tắc tôn trọng sự tự do tự nguyện, tự thoả thuận của các bên trong QHLĐ, BLLĐ năm 2019 đã ghi nhận quyền thoả thuận của NLĐ cao tuổi với NSDLĐ để rút ngắn thời giờ làm việc hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian sao cho hợp lý. Đây là một trong những quy định có lợi cho NLĐ cao tuổi nh m bảo vệ và tái tạo sức lao động của họ. Tuy nhiên cho đến hiện tại, chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn chi tiết về quy định này. Do đó trên thực tế, việc xác

định thời giờ làm việc h ng ngày được rút ngắn hoặc thực hiện quy định này cũng phát sinh nhiều lúng túng.

Hình thức áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian, về bản chất được hiểu là thời giờ làm việc linh hoạt, theo đó thời gian và thời điểm làm việc của NLĐ có sự co dãn, mềm dẻo hơn về độ dài thời gian và thời điểm làm việc38. NSDLĐ và NLĐ có thể thoả thuận điều chỉnh độ dài cũng như thời điểm làm việc, tự phân phối thời gian làm việc sao cho phù hợp với nhu cầu của NLĐ và yêu cầu của NSDLĐ. Căn cứ vào thời giờ làm việc theo chế độ quy định, NLĐ có thể lựa chọn mức thời giờ làm việc không trọn ngày, trọn tuần, trọn tháng, trọn năm khác nhau39.

Chính vì sự linh hoạt, mềm dẻo về thời gian làm việc như vậy mà hình thức làm việc này được các nhà làm luật áp dụng cho NLĐ đặc thù nói chung và NLĐ cao tuổi nói riêng, cho phép NLĐ cao tuổi có thể thoả thuận với NSDLĐ về chế độ làm việc không trọn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho cả NLĐ cao tuổi và NSDLĐ thiết lập QHLĐ. Do đó, trong phần này, tác giả chỉ tập trung phân tích và làm rõ các tình huống có thể xảy ra khi áp dụng quy định về rút ngắn thời giờ làm việc h ng ngày của NLĐ cao tuổi.

Một phần của tài liệu Sử dụng ngƣời lao động cao tuổi theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)