Quy định về điều kiện sức khoẻ và an toàn lao động cho người lao

Một phần của tài liệu Sử dụng ngƣời lao động cao tuổi theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 32)

mà lương của họ bị thấp hơn.

BLLĐ năm 2019 và cả BLLĐ năm 2012 đều có quy định về việc NLĐ cao tuổi được trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng BHXH, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hàng năm nếu lao động cao tuổi không thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia các loại bảo hiểm trên. Tại BLLĐ năm 2019, quy định này được thể hiện ở khoản 2 Điều 149. Quy định này được hiểu r ng, đơn vị sử dụng lao động và cả NLĐ phải tham gia BHXH, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp nếu lao động cao tuổi chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH; cũng như được hưởng các chế độ về BHXH theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Hàng tháng, đơn vị sử dụng lao động đóng cho NLĐ và trích một khoản tiền lương để đóng vào quỹ bảo hiểm này. Do đó, trong trường hợp NLĐ đã được hưởng lương hưu thì đơn vị sử dụng lao động không cần đóng các loại bảo hiểm trên, thay vào đó, NSDLĐ sẽ chi trả thêm khoản tiền tương đương với khoản tiền nộp các loại bảo hiểm này vào tiền lương tháng hàng của NLĐ.

Như vậy, thực chất khoản tiền được chi trả thêm hàng tháng cho NLĐ cao tuổi thuộc diện hưu trí chính là khoản tiền tham gia BHXH thuộc trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động phải đóng cho NLĐ. Tuy nhiên vì NLĐ cao tuổi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu, do đó đơn vị sử dụng lao động không phải nộp khoản tiền này về quỹ BHXH nữa, thay vào đó đơn vị sử dụng chuyển khoản tiền này cho NLĐ cao tuổi.

1.2.5. Quy định về điều kiện sức khoẻ và an toàn lao động cho người lao động cao tuổi tuổi

Trong các quy định giữa NSDLĐ với NLĐ nói chung, pháp luật lao động luôn ưu tiên và bảo vệ các quyền lợi cho NLĐ trên nguyên tắc xây dựng QHLĐ lành mạnh, hài hoà. Chính vì vậy, trong những QHLĐ với một bên tham gia lao động là những đối tượng có tính chất nhạy cảm, được ưu tiên bảo vệ hơn như lao động trẻ em, lao động nữ, lao động là người cao tuổi, người khuyết tật… quy định của pháp luật lao động thể hiện được tính chặt chẽ và ưu tiên hơn nữa cho nhóm đối tượng này. Một trong số quy định đó n m ở quy định về điều kiện sức khoẻ và an toàn lao động cho NLĐ.

Đối với đối tượng lao động đặc thù là NLĐ cao tuổi, các quy định đảm bảo về điều kiện sức khoẻ và an toàn góp phần bảo vệ sức khoẻ phù hợp với thể chất đặc thù của họ. Cụ thể, các quy định về NLĐ cao tuổi chủ yếu liên quan đến việc chăm sóc sức khoẻ và đáp ứng điều kiện an toàn lao động khi sử dụng NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thứ nhất, quy định về chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ cao tuổi

Để NLĐ cao tuổi có thể tiếp tục tham gia lao động, sức khoẻ là một trong những yếu tố tiên quyết. NLĐ cao tuổi, với cả quá trình lao động trước đó đã ít nhiều suy giảm thể lực, do đó khi họ tiếp tục tham gia lao động, cần có một cơ chế chung được thiết lập nh m bảo vệ sức khoẻ, sử dụng tốt nguồn lực lao động này. Pháp luật lao động cũng có quy định về bảo vệ sức khoẻ NLĐ cao tuổi, điều khoản quy định về NSDLĐ có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của lao động cao tuổi tại nơi làm việc được các nhà làm luật xây dựng xuyên suốt qua các BLĐ các thời kỳ. Điều này được thể hiện qua khoản 4 Điều 167 BLLĐ năm 2012 và đến BLLĐ năm 2019 thì được thể hiện ở khoản 4 Điều 149.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 21 Luật ATVSLĐ, NLĐ cao tuổi được khám sức khoẻ ít nhất 06 tháng một lần. Quy định này thuộc trách nhiệm của NSDLĐ cao tuổi nh m đảm bảo sức khoẻ của họ phù hợp với công việc cũng như hạn chế tối đa các ảnh hưởng của môi trường công việc đến sức khoẻ của NLĐ cao tuổi.

Thứ hai, quy định an toàn lao động cho NLĐ cao tuổi

NLĐ cao tuổi, với sự suy giảm cả thể chất lẫn tinh thần, cần được tiếp tục tham gia lao động trong môi trường không có các yếu tố độc hại, nguy hiểm cho sức khoẻ của chính họ. Bởi lẽ, vào giai đoạn làm việc này, thể lực và sự dẻo dai của người lao động cao tuổi không còn như đối tượng lao động thông thường khác. Do đó, nh m đảm bảo điều kiện về sức khoẻ, an toàn lao động đối với NLĐ cao tuổi, pháp luật quy định bảo vệ cho nhóm đối tượng lao động này với quy định NSDLĐ không được sử dụng lao động cao tuổi để làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của họ. Quy định này giúp hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực và có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, tính mạng của nhóm lao động này. Tuy nhiên, để đảm bảo không làm hạn chế

quyền lao động của NLĐ cao tuổi cũng như không quá áp đặt tính chất công việc về phía NSDLĐ, pháp luật lao động vẫn cho phép một số trường hợp ngoại lệ.

Quy định NSDLĐ không được sử dụng NLĐ cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ không có sự khác biệt nhiều ở BLLĐ năm 2012 và BLLĐ năm 2019. Tại Nghị định số 45/2013/NĐ- CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, Điều 11 Nghị định có hướng dẫn sử dụng NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có đủ các điều kiện sau đây: (1) NLĐ cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; (2) NLĐ cao tuổi có đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành đối với nghề, công việc; (3) Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng NLĐ; (4) Phải khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm; (5) Có ít nhất 01 NLĐ không phải là NLĐ cao tuổi cùng làm việc23.

Đến BLLĐ năm 2019, các nhà làm luật đã giữ nguyên các điều kiện này, đồng thời thêm một điều kiện có tính quyết định từ phía NLĐ cao tuổi: có đơn của

người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử ụng lao động x m x t trước khi k hợp đồng lao động”24. Như vậy, quy định tại BLLĐ mới này, các nhà làm luật đã đề cao và tôn trọng sự lựa chọn, quyết định của chính nhóm lao động cao tuổi này. Quy định cũng thể hiện tính bảo vệ sức khoẻ toàn diện cho NLĐ cao tuổi.

hoản 3 Điều 149 BLLĐ năm 2019 quy định không được sử ụng lao động

cao tuổi cho các công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại hoặc các công việc đặc iệt nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của họ, tr trường hợp đảm ảo các điều kiện làm việc an toàn” Tức, trong trường hợp NSDLĐ đảm bảo đầy đủ các điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn về sức khoẻ cho NLĐ cao tuổi, họ có thể sử dụng lao động cao tuổi để làm các công việc nặng nhọc độc hại. Điều 29 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ năm 2015 có hướng dẫn về điều kiện sử dụng NLĐ cao

23 Điều 11 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/ 05/ 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động 2012 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. 24 Điều 29 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/ 05/ 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động

tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Theo đó, đơn vị sử dụng lao động chỉ sử dụng NLĐ cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của lao động cao tuổi khi có đủ 6 điều kiện theo quy định tại khoản 1 cũng như phải lập phương án gửi đơn vị có thẩm quyền quản lý ngành theo khoản 2 Điều này.

Với nguyên tắc tự do thoả thuận và không làm hạn chế quyền của các bên, pháp luật lao động ghi nhận một số trường hợp NSDLĐ được sử dụng lao động cao tuổi cho các công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, và việc này được xác lập trên cơ sở thoả thuận, đồng ý của chính NLĐ cao tuổi trước khi giao kết HĐLĐ. Quy định nh m đảm bảo các bên trong QHLĐ nhận thức được và có các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bệnh tật, để chắc chắn sẽ không làm suy giảm sức khoẻ hay có thương tật, tử vọng nào xảy ra đối với NLĐ trong quá trình lao động. Có lẽ, việc thêm điều kiện này, vừa để NLĐ nhận thức và cân nhắc về công việc mình sẽ tiếp tục làm và cũng vừa là bước tiến của quy định pháp luật khi không làm hạn chế đi quyền của NLĐ cao tuổi.

Một phần của tài liệu Sử dụng ngƣời lao động cao tuổi theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)