Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý với một số tội phạm khác trong Luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 30)

b) Các dấu hiệu định khung tăng nặng

1.2.Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý với một số tội phạm khác trong Luật hình sự Việt Nam

phạm khác trong Luật hình sự Việt Nam

1.2.1. Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS) và Tội mua bán trái phép chất ma tuý(Điều 251 BLHS)

Tội vận chuyển trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy có những điểm giống nhau về chủ thể phạm tội, mặt chủ quan, khách thể của tội phạm. Mặt khác, trong quá trình thực hiện hành vi khách quan có trường hợp kết hợp giữa hành vi vận chuyển nhằm mục đích mua bán trái phép chất ma túy. Vì vậy, thực tế định tội danh cơ quan có thẩm quyền dễ bị nhầm lẫn giữa hai tội danh này. Để phân biệt chúng cần lưu ý một số điểm như sau:

Theo tiểu mục 3.3 mục 3 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì hành vi mua bán trái phép chất ma túy được xác định như sau:

3.3. “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây: a)…..

b)………

g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác”.

Còn Tiểu mục 3.2 TTLT số 17/2007 đề cập đến hành vi vận chuyển như sau: “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

Như vậy, trong trường hợp hành vi mua bán mà có sự vận chuyển trái phép chất ma túy thì căn cứ vào mục đích của hành vi phạm tội. Bởi nếu là vận chuyển vì mục đích mua bán thì định tội danh là mua bán trái phép chất ma túy. Cũng theo đó hành vi vận chuyển theo như hướng dẫn tại mục 3.2 TTLT số17/2007 thì không nhằm mục đích mua bán, mà đơn thuần chỉ là sự dịch chuyển ma túy từ nơi này đến nơi khác mà thôi.

Nếu vận chuyển ma tuý hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán ma tuý của người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận chuyển ma tuý bị truy cứu TNHS về tội mua bán trái phép chất ma tuý với vai trò giúp sức.

- Người biết người khác mua chất ma túy cất về nhà để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu số lượng chất ma túy đến mức phải chịu TNHS thì người đó là đồng phạm về tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250).

1.2.2. Phân biệt Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS) với Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý(Điều 249 BLHS)

Tàng trữ trái phép chất ma túy và vận chuyển trái phép chất ma túy là hai tội phạm về ma túy có nhiều điểm tương đồng với nhau như: khách thể, chủ thể, mặt chủ quan. Trên thực tế, một hành vi phạm tội có thể là vận chuyển trái phép chất ma túy song cũng có thể đồng thời là vận chuyển xong và tàng trữ trái phép chất ma túy. Vậy trường hợp nào định tội danh là vận chuyển còn trường hợp nào là tàng trữ? Vì vậy, để áp dụng đúng quy định của pháp luật, tránh nhầm lẫn giữa 2 tội danh này chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa hai tội như sau:

Về tội tàng trữ trái phép ma túy, BLHS năm 2015 quy định:

Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo điều luật này không đề cập đến thế nào là tàng trữ ma túy, mà định danh tội này dựa trên yếu tố: Tàng trữ không nhằm mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy. Có thể thấy, yếu tố quan trọng để định danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy nằm ở động cơ mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội.

“Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái

phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này"8

.

Như vậy, trong thực tế, có nhiều trường hợp cất giấu ma túy trên phương tiện giao thông: Xe máy, ô tô, tàu thủy.. nhưng lại không có mục đích vận chuyển dù phương tiện này vẫn di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trường hợp này dễ bị lầm tưởng vận chuyển trái phép chất ma túy. Trong trường hợp này cần phân biệt sự khác nhau giữa hai tội danh này là mục đích của hành vi vận chuyển trên là gì ? nếu không vì mục đích cất giấu thì định tội vận chuyển trái phép chất ma tuý còn nếu cất giấu và dịch chuyển số ma tuý đó nhằm kiếm lợi nhuận hoặc vận chuyển dùm… thì định tội danh là vận chuyển trái phép chất ma tuý.

“Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (trừ chiếm đoạt) như có thể bằng các phương tiện khác nhau, trên các tuyến đường khác nhau, có thể để trong người,… mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.9

Tương tự, với trường hợp chất ma túy được cất giấu cố định nhưng tội phạm thực hiện được định danh là tội vận chuyển trái phép chất ma tuý và tàng trữ trái phép chất ma túy. Tùy vào từng trường hợp cụ thể để phân biệt một hành vi là tàng trữ hay vận chuyển trái phép chất ma túy, và thậm chí là cả hai

Một phần của tài liệu Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 28 - 30)